Thông tin tài liệu:
Nếu có ai dùng cụm từ “Viết báo bầy đàn”, ắt hẳn nhiều nhà báo sẽ cảm thấy phật lòng. Nhưng không khác lắm hiện tượng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn nhau để cùng đổ xô mua hay bán cùng loại cổ phiếu, nhiều phóng viên cũng chịu ảnh hưởng của nhau khi xử lý tin bài về cùng một sự kiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhật ký phóng viên nhân
Nhật ký phóng viên
nhân Ngày Báo chí
Nếu có ai dùng cụm từ “Viết báo bầy đàn”, ắt hẳn nhiều nhà báo
sẽ cảm thấy phật lòng. Nhưng không khác lắm hiện tượng các
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhìn nhau để cùng đổ xô
mua hay bán cùng loại cổ phiếu, nhiều phóng viên cũng chịu ảnh
hưởng của nhau khi xử lý tin bài về cùng một sự kiện.
Xin dẫn một số ví dụ gần đây nhất. Lúc nổ ra tin ngư dân cắt trộm
đường dây cáp quang dưới biển, hầu như tất cả các báo đều
bình về sự thiếu ý thức của người dân, phỏng vấn các quan chức
về tác hại của việc phá hoại này hay dẫn lời của các công ty viễn
thông về thiệt hại vật chất… Chỉ sau đó khá lâu, báo Thanh Niên
mới có bài với phát hiện động trời: Chính UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu đã có công văn cho phép bộ đội biên phòng phối hợp với tư
nhân khai thác cáp phế liệu tồn tại từ trước năm 1975 (có thể có
báo khác đưa tin này trước mà người viết không biết) và sau đó
ngư dân tham lợi làm theo, làm càn. Chi tiết này đã làm thay đổi
toàn bộ cục diện, dẫn đến những bình luận chính xác hơn về
nguyên nhân sự việc, thậm chí giúp cơ quan chức năng có các
biện pháp thích hợp hơn để giải quyết sự việc.
Với vụ bán đấu giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ, trong một thời gian
dài, khi nhắc đến kết quả, hầu như bài báo nào cũng tỏ ra ngạc
nhiên vì sao giá trúng thầu sao thấp hơn dự kiến, bài nào cũng có
cụm từ “bất ngờ lớn”! Hóa ra, nhà đầu tư bỏ giá không bị bất ngờ
như nhà báo vì họ đọc kỹ bản cáo bạch và biết rõ tương lai nhà
máy sản xuất phân bón này không sáng sủa cho lắm vì giá mua
khí đốt đầu vào sẽ không còn được bù lỗ, phải mua với giá cao
hơn. Các khoản lãi trước khi cổ phần hóa là nhờ được bao cấp
giá mua khí đốt nên mới có chuyện Bộ Tài chính đòi điều tiết bớt
khoản lãi những năm đó.
Điều đáng nói là sự cạnh tranh lành mạnh về đưa tin “nóng”, tin
“độc” đã giúp kéo ngắn thời gian giữa loạt bài cùng khuôn mẫu và
thời điểm xuất hiện các bài hay – loại bài mà các báo phải đọc kỹ
để “cạo” cho phóng viên viết khuôn mẫu một trận. Vụ một em học
sinh đột nhập và phá trang web của Bộ Giáo dục được một vài
báo ca ngợi chưa lâu thì báo khác đã đưa ra những chứng cớ
“không chối cãi vào đâu được” để phê phán hiện tượng phá
phách này. Vụ Microsoft vào ký hợp đồng bán bản quyền phần
mềm trọn gói cho Chính phủ được nhiều báo “tán lên tận mây
xanh” lại được phân tích bình luận một cách tỉnh táo ở báo khác
với những góc nhìn mới về phần mềm nguồn mở, về giá cả và
kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực… Còn nhớ lúc thị
trường chứng khoán lên cơn sốt, giá cổ phiếu tăng vùn vụt, rất
nhiều bài báo nói Nhà nước nên bán bớt cổ phần đang nắm giữ
ở các công ty đã cổ phần hóa. Nghe qua rất hợp lý nhưng vẫn có
những bài đưa ra ý kiến ngược lại, nêu lên vai trò và tầm nhìn dài
hạn của cổ đông nhà nước đối với thị trường.
Chỉ đáng tiếc một vài sự vụ vẫn đang còn dừng ở mức báo nào
cũng giống nhau, thiếu hẳn cái nhìn tỉnh táo và sâu hơn. Ví dụ,
chúng ta còn nhớ siêu dự án 30 tỷ USD của “tập đoàn” Eminence
được báo chí trong nước tập trung chứng minh một cách thuyết
phục nó thiếu khả thi như thế nào. Nhiều báo đã điều tra một
cách rất công phu năng lực tài chính thực sự của Eminence; các
báo khác lấy được phát biểu dứt khoát của các quan chức…
Nhưng tất cả mới chỉ dừng ở mức độ chứng minh đây là dự án
“bánh vẽ”. Người đọc, trong khi đó, còn đòi hỏi chúng ta nhiều
hơn nữa – chẳng hạn vì sao Eminence vẽ ra dự án này; phải
chăng đang có xu hướng di dời các nhà máy sản xuất gây ô
nhiễm ở nước khác sang Việt Nam; phải chăng Eminence chỉ là
người tiền trạm cho xu hướng đầu tư đáng cảnh báo hơn bội lần
này; nếu đúng thì liệu Việt Nam đã có các biện pháp nào để ngăn
ngừa; Eminence dùng con số khổng lồ gây nghi ngờ ngay từ đầu
là 30 tỷ USD, giả dụ có dự án khác chỉ 1 tỷ USD và trong bối
cảnh các địa phương đang tranh nhau thu hút đầu tư về địa
phương mình thì làm sao phát hiện nó gây tác hại đến môi
trường…
Cuộc họp báo của World Bank về đánh giá các dự án ODA tại
Việt Nam trong đó có các dự án do PMU 18 quản lý để lại nhiều
câu hỏi hơn là giải đáp chuyện có hay không có bằng chứng về
sự tham nhũng của cán bộ PMU 18. Người đọc đòi hỏi phóng
viên phải truy vấn cho được Bộ Giao thông Vận tải, là cơ quan
chủ trì cuộc họp báo, liệu kết luận này của World Bank sẽ tác
động như thế nào đến vụ án PMU 18. Lẽ ra, trước khi dự họp
báo, phóng viên phải đọc lại tất cả các bài báo điều tra công phu
trước đó về các bằng chứng sai sót của PMU 18 liên quan đến
các dự án của World Bank cho vay để chất vấn lại đại diện của
World Bank tại cuộc họp…
Nền kinh tế nước ta hiện đang trải qua những chuyển biến sâu
sắc sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Những chuyển biến này
phần lớn thể hiện qua các chi tiết mới nhìn khó đặt chúng vào
một tổng thể để hiểu được xu hướng chung của nền kinh tế. Vì
thế, trong thời gian tới báo chí sẽ còn sôi động hơn nữa và người
viết báo sẽ càng thấy khó hơn nữa khi đi tìm ...