Danh mục

Nhiều rau dại quý như thuốc

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.23 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều rau dại quý như thuốcNhiều loại rau dại rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng cần biết rõ xuất xứ để đề phòng trường hợp chúng mọc trên vùng đất, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ không an toàn cho sức khỏe. Trong khi nhiều người lo ngại về tính an toàn của các loại rau trồng trên thị trường thì câu người xưa nói “người khôn ăn rau dại” rất đáng được lưu ý. Sở dĩ như vậy là vì các loại rau dại thường có những ưu thế mà rau trồng không có được, như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiều rau dại quý như thuốcNhiều rau dại quý như thuốc Nhiều loại rau dại rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng cần biết rõ xuất xứ để đề phòng trường hợp chúng mọc trên vùng đất, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ không an toàn cho sức khỏe.Trong khi nhiều người lo ngại về tính an toàn của các loại rau trồngtrên thị trường thì câu người xưa nói “người khôn ăn rau dại” rấtđáng được lưu ý.Sở dĩ như vậy là vì các loại rau dại thường có những ưu thế mà rautrồng không có được, như do mọc hoang nên ít bị ảnh hưởng củaphân bón hóa học cũng như các loại nông dược; thu hái xongthường được sử dụng liền nên không cần đến những biện pháp bảoquản; đa số từng được sử dụng làm thuốc vì có ích cho sức khỏe khiđược sử dụng thích hợp; hương vị đặc trưng, lạ miệng nên rất hấpdẫn. Tất nhiên đấy phải là những loại rau dại mà kinh nghiệm ôngcha ta đã quen dùng. Người tiêu dùng rất dễ tìm mua các loại rau nhưng chưa thật sự an tâm lắm khi sử dụng. Ảnh: XUÂN THẢONhững rau dại thường gặp- Rau má: Dùng ăn sống hay nấu canh đều tốt. Nếu nấu cháo thìdùng rau má tươi 100 g, đậu xanh 50 g, gạo tẻ 50 g, nấu ăn nóng vớiít muối hoặc đường. Những món này đều có vị ngọt, tính mát, tácdụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, thường dùng trong các trườnghợp sốt, chảy máu cam, nôn ra máu, lỵ, táo bón do nhiệt, đi tiểu buốt,mụn nhọt, rôm sảy, ho, dãn tĩnh mạch, chức năng giải độc của gansuy yếu, sản phụ ít sữa...- Chùm bao: Còn gọi là lạc tiên. Dân quê thường hái ngọn và trái, lánon dùng làm món luộc, xào, nấu canh với cá rô đồng. Những mónnày có tác dụng an thần, giải độc, chống dị ứng.- Càng cua: Còn gọi là rau tiêu, mọc nhiều ở nơi ẩm thấp. Rau càngcua rửa sạch, chấm với các món kho hoặc mắm; làm gỏi bằng cáchtrộn với tép bạc tươi, thịt ba chỉ luộc, đậu phộng rang giã dập và rauhúng quế, làm món xà lách với thịt bò, dầu giấm, trứng luộc; với cámòi đóng hộp và hành tây…, đều là những món giúp lợi tiểu, thanhnhiệt, giải khát. Tuy nhiên, lưu ý là loại rau này không thích hợp chonhững người sỏi thận.Vùng cao nguyên Trung du có món gỏi lá, gồm nhiều loại lá ănchung với cá, thịt heo, tôm, như lá ngải cứu, mơ lông, sung,đinh lăng, xoài, ổi, cóc, lạc tiên, trai, bứa, vừng, kim cang… Móngỏi này có đủ các vị chua, cay, đắng, chát vừa ngon miệng màlại rất tốt cho sức khỏe.- Lá lốt: Dùng ăn sống hoặc làm gia vị nấu canh cá, chả cá, lươn,ếch, ba ba, ốc, hến… vừa tạo hương vị thơm ngon vừa khử bớt khíhàn, khí thấp của thực phẩm, giảm bớt mùi tanh, giúp tiêu thực vàchống dị ứng. Lá lốt gói các loại thịt như bò, heo, vịt, cua, cá, lươn,ốc… để nướng, chiên; làm rau xào thịt bò, heo, cá, lòng gà… rấtngon miệng, bổ dưỡng.- Dớn: Thường được dùng luộc chấm nước mắm ngon, xào, làmgỏi…, đều có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống táo bón. Lưu ýtrước khi chế biến phải trụng sơ qua với nước sôi.- Bồ công anh: Làm rau ăn tươi, hấp chín, nấu canh hoặc nấu cháo…giúp nhuận gan, mật, giải độc, lợi tiểu, tăng cường sức đề kháng,chống loãng xương.- Mớp gai: Nông dân thường lấy củ làm thuốc, lấy cọng xào tỏi hoặcxào với thịt bò. Những món ăn này rất có ích cho hoạt động của gan.- Nhút: Dùng nấu canh cua, tôm… rất tốt khi cần thanh nhiệt, an thần.- Quả bần chua: Dùng nấu canh chua có tác dụng giải khát, giải độc.- Lá cách: Làm rau luộc ăn hoặc nấu canh có tác dụng trợ tiêu hóa,tiêu thực, nhuận gan, mật. Rắn bông súng xào lăn với lá cách, ba baxào lá cách hoặc gà giò xào lá cách đều là những món ăn rất hấpdẫn và bổ dưỡng.- Đinh lăng: Lấy lá làm rau ăn như rau mùi hoặc làm gỏi, bổ dưỡngmà lại chống dị ứng, giải độc.- Ngổ: Dùng làm rau ăn giúp thanh nhiệt, lợi tiểu.- Dấp cá: Ăn như gia vị, giúp giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuậntrường.- Cải trời: Luộc, xào hay nấu canh ăn đều giúp tan đờm, bớt ho.Trong tô canh rau tập tàng của vùng đất phương Nam thường có loạirau này.- Rau đắng đất: Ăn sống hoặc ăn với cháo cá lóc, cá rô đồng. Mónnày có mùi thơm hấp dẫn, bổ dưỡng, nhuận gan và giải độc.Lưu ý xuất xứTrong dân gian có câu “rau tập tàng thì ngon”. Gọi là tập tàng vì nótập hợp nhiều loại rau khác nhau như ngót, tần ô, đay, mã đề, dền,lang, muống, cải, sam, bông bí, bông mướp, lá lốt... Nếu có một mớrau phong phú chủng loại như thế mà luộc hay nấu canh cũng đềutrở thành những món ăn cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng, chấtxơ, hoạt chất sinh học rất có ích cho sức khỏe.Các loại rau dại mà dân gian chúng ta đã quen dùng, như đã nói, hầuhết đều tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, khi sử dụng, chúng ta cần biết rõxuất xứ để phòng trường hợp chúng mọc trên vùng đất, nguồn nướcbị ô nhiễm hoặc môi trường không khí không an toàn cho sức khỏe.Trước khi sử dụng các loại rau mọc dưới nước như muống, nhút,dừa nước, bông súng, ngó sen… cần rửa thật kỹ dưới vòi nước chảyvà nấu chín để phòng ngừa nhiễm giun sán. Theo Người Lao Động ...

Tài liệu được xem nhiều: