Danh mục

Nhìn lại ba thập kỷ đổi mới chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.13 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam từng bước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại ba thập kỷ đổi mới chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam và những vấn đề đặt ra INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 NHÌN LẠI BA THẬP KỶ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA REVIEW ON THREE DECADES OF INNOVATION IN MONETARY POLICY OF THE STATE BANK OF VIETNAM AND ITS PROBLEMS Trần Phương Thúy Học viện Tài chính thuytp162@gmail.com TÓM TẮT Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam từng bước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước và công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng, trong ba thập kỷ qua những đổi mới về chính sách tiền tệ (CSTT), chính sách tín dụng, điều hành lãi suất và tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát huy tác dụng như là một động lực thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. CSTT đã thực sự là công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô và bảo vệ hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam trước những ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài, từng bước hội nhập kinh tế - tài chính thế giới. Từ khóa: Ngân hàng nhà nước, chính sách tiền tệ, đổi mới. ABSTRACT Thanks to the renovation process initiated by the Communist Party of Vietnam in 1986, the Vietnamese economy has gradually transformed from centralized planning mechanism through subsidy regime to socialist-oriented market mechanism and integrated with the global economy. Along with the country’s development and the reform of the banking system, over the pass three decades, innovation in monetary policy, credit policy, interest rate management and exchange rates of State Bank of Vietnam has acted as a driving force for reform of the banking system and the economy on the whole. Monetary policy has been a tool to adjust marco-economics and protect Vietnam’s finacial- banking system from adverse external influences and step by step integrating into the global economy and finace. Keywords: The state bank, monetary policy, innovation. Mở đầu Qua 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của Nhà nước, CSTT đã trở thành một công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô với mục tiêu bao trùm là: kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các công cụ CSTT được điều hành linh hoạt theo diễn biến thị trường. Cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá về cơ bản đã được tự do hóa theo nguyên tắc thị trường, NHNN chỉ can thiệp vào lãi suất và tỷ giá thông qua thị trường tiền tệ và các công cụ của CSTT, tiến trình đó có sự thay đổi trong từng giai đoạn cụ thể. Bài viết đi sâu nghiên cứu về quá trình đổi hoạt động quản lý điều hành CSTT của NHNN Việt Nam ba thập kỷ qua, đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những vấn đề cần khắc phục từ đó rút ra một số kinh nghiệm quản lý, điều hành CSTT của NHNN trong giai đoạn tới. Một số vấn đề mang tính kỹ thuật điều hành chính sách hay các quy trình hoạt động nghiệp vụ cụ thể,… sẽ không được đề cập trong bài viết hoặc nếu có thì chỉ có tính chất minh họa. 1. Giai đoạn 1986-1990 Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, “đánh giá đúng sự thật…” lần đầu tiên thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 khóa VI đã khẳng định: “Thị trường tác động đến quá trình sản xuất và tái sản xuất, chủ yếu thông qua giá cả. Giá cả trong nước phải gắn liền với giá cả trên thị trường quốc tế. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ phải phù hợp với giá thị trường 564 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 trong nước và thị trường quốc tế”1. Cũng trong Nghị quyết này, lần đầu tiên Đảng ta nhắc đến cụm từ “lạm phát” và chỉ rõ giải pháp chống lạm phát: “Chống lạm phát phải trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý, chuyển mạnh các hoạt động kinh tế sang hạch toán kinh doanh, giải phóng triệt để các năng lực sản xuất. Trong những giải pháp toàn diện, đồng bộ chống lạm phát phải tập trung vào khâu then chốt là giảm dần, tiến tới chấm dứt phát hành tiền để chi tiêu Ngân sách và cấp vốn tín dụng qua Ngân hàng. Cần sử dụng tốt các công cụ quản lý vĩ mô để điều hòa cung - cầu, phấn đấu không để giá cả đột biến, đặc biệt là giá gạo, vàng và ngoại tệ”2. Tuy nhiên, trong 4 năm 1986-1989 hệ thống Ngân hàng nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung vẫn trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, giá cả leo thang, lạm phát hàng năm vẫn ở 3 con số: năm 1986: 774,7%; năm 1987: 323,1%; năm dân gặp vô vàn khó khăn. Tốc độ mất giá của tiền tệ lớn hơn tốc độ mất giá của hàng hóa, công nhân, nông dân càng sản xuất càng lỗ, người gửi tiết kiệm cũng ở vào tình cảnh “bán trâu tậu gà”, NHNN phải phát hành bù đắp ngân sách rất lớn. Hậu quả là dư nợ cho vay tăng rất nhanh, công nghệ thanh toán vẫn là tiền mặt, bộ máy cấu trúc Ngân hàng quá cồng kềnh, kém hiệu lực,… hoạt động Ngân hàng vừa vận động theo cơ chế bao cấp cũ chưa được đổi mới triệt để, vừa vận động theo cơ chế thị trường mới hình thành chưa có tiền lệ và đặc biệt chưa đủ môi trường pháp lý để điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo cơ chế mới. 2. Giai đoạn 1990 - 2006 Từ tháng 10/1990, hai Pháp lệnh Ngân hàng chính thức có hiệu lực. Đây là hai văn bản pháp lý cao nhất trực tiếp điều chỉnh các hoạt động Ngân hàng trong giai đoạn 1990-1998. Theo đó, tháng 12/1997, hai Luật về Ngân hàng Việt Nam ra đời là một cấp độ mới của bậc thang hoàn thiện môi trường pháp lý mở đường cho sự p ...

Tài liệu được xem nhiều: