Nhìn lại công tác kiểm soát lạm phát năm 2023 của Việt Nam và một số giải pháp, khuyến nghị cho năm 2024
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại công tác kiểm soát lạm phát năm 2023 của Việt Nam và một số giải pháp, khuyến nghị cho năm 2024 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 33. NHÌN LẠI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT NĂM 2023 CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ CHO NĂM 2024 ThS. Nguyễn Toàn Trí* ThS. Dương Thị Mộng Thường** Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trình bày những thành quả trong công tác kiểmsoát lạm phát năm 2023 của Chính phủ Việt Nam và vai trò của công tác kiểm soát lạm phátđối với quá trình ổn định nền kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở phân tích những yếu tố thuận lợi lẫnthách thức đặt ra đối với kinh tế trong nước, nhóm tác giả đưa ra những dự báo về tình hìnhlạm phát năm 2024; từ đó, đề xuất, khuyến nghị một số chính sách, giải pháp đối với Nhànước và các doanh nghiệp. Từ khóa: lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa1. GIỚI THIỆU Năm vừa qua, thị trường hàng hóa toàn cầu đã chứng kiến nhiều biến động đến từ sựảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội. Tình trạng hạn hán kéo dàitrên diện rộng, lũ lụt và hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở nhiều khu vực, vùng lãnh thổtrên thế giới khiến cho sản xuất và tiêu dùng lương thực rơi vào tình cảnh mất cân đối. Căngthẳng ngày một leo thang tại khu vực Trung Đông. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, xungđột Isreal - Hamas vẫn chưa có hồi kết. Kinh tế thế giới trên đà tăng trưởng chậm, tổng cầusuy giảm đáng kể. Thị trường tài chính tiền tệ, thị trường bất động sản ở nhiều quốc gia đốimặt với không ít rủi ro, thách thức. Do vậy, nhiều nước đã chọn giải pháp thực thi chính sáchtiền tệ thắt chặt. Đồng thời, để kiềm chế tình trạng lạm phát, nhiều quốc gia trên thế giới đãđồng loạt tiến hành tăng lãi suất. Tại Mỹ, trong suốt nhiều tháng liền, Cục Dự trữ Liên bang* Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh** Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh 461KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAMỹ (FED) đã chọn giải pháp duy trì ổn định lãi suất cơ bản ở mức 5,25 - 5,5%, vốn đượcxem là mức cao nhất trong suốt 22 năm qua. Vì thế, tình hình lạm phát trên thế giới đã có xuhướng giảm đi kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, lạm phát tháng 11 năm 2023 của Pháp, Đức,Mỹ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu lần lượt tăng 3,5%, 3,2%, 3,1%, 2,4% so với cùngkỳ năm trước. Ở khu vực châu Á, trong khi lạm phát tháng 11 năm 2023 của một số quốcgia như: Lào, Ấn Độ, Philippines vẫn còn ở mức cao khi lần lượt tăng 25,24%, 5,55% và4,1% thì Việt Nam chỉ tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, lạmphát trung bình của Việt Nam đạt mức 3,25%. Có thể thấy, việc kiểm soát thành công lạmphát không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia mà còn gópphần củng cố niềm tin đối với Nhân dân, doanh nghiệp trong nước, thu hút nhà đầu tư nướcngoài và tăng uy tín trên trường quốc tế. Do đó, bài viết này sẽ tập trung vào những thànhquả trong công tác kiểm soát lạm phát năm 2023 của Việt Nam, đồng thời đưa ra những dựbáo và khuyến nghị cho công tác kiểm soát lạm phát năm 2024.2. NỘI DUNG CHÍNH2.1. Những thành quả trong công tác kiểm soát lạm phát năm 2023 và vai trò đốivới đất nước2.1.1. Nhận định chung về tình hình Hình 1. CPI qua các tháng của năm 2022 và năm 2023 so với cùng kỳ năm trước Trong năm 2023, tình hình lạm phát của Việt Nam diễn biến qua hai giai đoạn rõ rệt. Cụthể, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, Việt Nam phải đối mặt với áp lực lạm phát rất lớn vàotháng 01 năm 2023 khi CPI tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, sau đó, áp lựcđã giảm dần dần về mức 2% vào tháng 6 năm 2023. Ở giai đoạn nửa cuối năm 2023, lạm phátcó xu hướng tăng trở lại. Đáng chú ý là chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8, tháng 9 có mức462 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚItăng đột biến lần lượt 0,96% và 1,66% so với tháng 6 năm 2023, sau đó đạt mức tăng 3,59%vào tháng 12 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù tình hình lạm phát của 6 thángcuối năm có xu hướng tăng nhưng do sự sụt giảm của lạm phát trong 6 tháng đầu năm nêntính chung cả năm 2023, lạm phát trung bình đạt mức 3,25%. Đây là mức thấp hơn nhiều sovới mục tiêu 4,5% mà Chính phủ đã đặt ra. Như vậy, Việt Nam tiếp tục giữ vững thành tíchlà một trong những quốc gia kiểm soát tốt lạm phát. Theo nhận định của nhóm tác giả, nguyên do khiến tình trạng lạm phát của Việt Nam ởgiai đoạn nửa đầu năm 2023 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022 là bởi sự suy yếu của tổngcầu. Điều đó được thể hiện rõ qua mức tăng trưởng GDP rất khiêm tốn trong quý I và quýII năm 2023 với 3,41% và 4,25%. Ngoài ra, sự suy giảm của lạm phát cũng đến từ việc giácủa các mặt hàng cơ bản trên thế giới, trong đó có dầu, bị giảm mạnh. Bên cạnh đó, tốc độtăng trưởng của cung tiền trong năm 2022 chỉ đạt mức 3,8% và sáu tháng đầu năm 2023 đạtmức 2,7%, trong khi lãi suất thực cho vay tính đến thời điểm tháng 06 năm 2023 vẫn ở mứccao 6,9% cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm cho lạm phát giảm đi so vớicùng kỳ năm trước. Riêng đối với sự gia tăng trong lạm phát ở nửa cuối năm 2023, theo đánh giá của nhómtác giả, nguyên nhân là do sự tăng trở lại của giá dầu, tăng trưởng kinh tế của quý III và quýIV cao hơn so với hai quý đầu năm, lãi suất cho vay và lãi suất huy động giảm mạnh, sự tănglên của cung tiền và tín dụng. Ngoài ra, việ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Công tác kiểm soát lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng Chính sách tiền tệ Chính sách tài khóaTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Kiến trúc trống tầng trệt trong khu đô thị mới
154 trang 0 0 0 -
118 trang 0 0 0
-
113 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421
5 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 302
4 trang 1 0 0