Danh mục

Nho giáo ở Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX: Quá trình du nhập và phát triển - Phần 1

Số trang: 141      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Nho giáo ở Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX: Quá trình du nhập và phát triển - Phần 1 trình bày 2 chương như sau: Chương I khái quát về Nho giáo và những điều kiện cho sự du nhập của nho giáo vào Việt Nam, chương II các giai đoạn và những nội dung tư tưởng cơ bản của Nho giáo trong quá trình du nhập Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nho giáo ở Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX: Quá trình du nhập và phát triển - Phần 1 Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TS. HOÀNG MẠNH THẮNG BÙI BỘI THU Trình bày bìa: NGUYỄN ĐOÀN Chế bản vi tính: NGỌC NAM Đọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT VIỆT HÀSố đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/24-301/CTQG.Số quyết định xuất bản: 5017-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/06/2020.Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020.Mã số ISBN: 978-604-57-5677-5. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt NamPhạm Thị Loan Quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam từ đầu Công nguyênđến thế kỷ XIX / Phạm Thị Loan. - H. : Chính trị Quốc gia, 2019. -232tr. ; 21cm 1. Đạo Khổng 2. Lịch sử 3. Việt Nam 181.11209597 - dc23 CTM0329p-CIP LỜI NHÀ XUẤT BẢN Là một học thuyết triết học, chính trị - đạo đức do KhổngTử sáng lập vào cuối thời Xuân Thu, Nho giáo đã trải quanhững bước thăng trầm của lịch sử không chỉ riêng ở quốcgia mà nó sinh ra, mà còn ở những quốc gia mà nó có ảnhhưởng. Nho giáo trong thời kỳ huy hoàng đã chi phối hầu hếtcác lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, đạo đức, nhânsinh, văn hóa, giáo dục,... đặc biệt trở thành kim chỉ nam chođường lối trị nước của giai cấp phong kiến cầm quyền. Ngàynay, tuy cơ sở tồn tại chính của Nho giáo là chế độ phong kiếnđã không còn nữa, nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn daidẳng trong xã hội hiện đại, chi phối cách nghĩ và hành độngcủa người dân. Việt Nam cũng là một nước chịu ảnh hưởng lớn của Nhogiáo qua các thời kỳ. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu thamkhảo cho những sinh viên, học viên chuyên ngành Triết học,những người quan tâm đến lĩnh vực lịch sử tư tưởng Việt Namnói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, Nhà xuất bản Chínhtrị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quá trình du nhậpcủa Nho giáo vào Việt Nam từ đầu Công nguyên đếnthế kỷ XIX. Cuốn sách tập trung hệ thống hóa các giai đoạn 5và tư tưởng của Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam từ đầuCông nguyên đến thế kỷ XIX, rút ra những đặc điểm mangtính quy luật của quá trình đó, giúp người đọc thấy được sựthay đổi của Nho giáo dưới sự tác động của quá trình “bản địahóa”. Trên cơ sở đó nêu bật một số ý nghĩa lịch sử và bài họckinh nghiệm đối với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc nhữngtinh hoa văn hóa nhân loại nói chung, góp phần vừa làm giàuvăn hóa truyền thống dân tộc, vừa giữ gìn bản sắc vốn có vàtránh nguy cơ bị đồng hóa trong bối cảnh giao lưu văn hóađang ngày càng rộng mở của xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trong quá trình biên soạn và xuất bản, mặc dù đã rất cốgắng, song cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.Nhà xuất bản rất mong nhận được các ý kiến đóng góp củabạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6 LỜI NÓI ĐẦU Nho giáo - một học thuyết triết học, chính trị - đạo đứckhởi nguồn từ Trung Quốc, đã có mặt ở Việt Nam từ hàngngàn năm nay. Từ lúc ban đầu bị phần lớn người dân Việttừ chối khi mới du nhập, sau thời Bắc thuộc, Nho giáo đãdần được các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nhậnvà sử dụng làm hệ tư tưởng, công cụ để trị nước, đào tạora những con người phục vụ cho mục đích cai trị của chếđộ phong kiến. Trong nhiều thế kỷ được nhà nước phongkiến Việt Nam đề cao, Nho giáo được xem như một môhình tổ chức và quản lý xã hội chính thống, một phươngthức hoạt động và phát triển văn hóa đóng vai trò chủ đạo.Một mặt, các nguyên tắc chính trị - đạo đức của Nho giáođã được vận dụng để xây dựng một quốc gia độc lập, tựchủ, hùng mạnh (các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn),góp phần gìn giữ và làm giàu di sản văn hóa nước nhà,nhưng mặt khác nó cũng phần nào kìm hãm sự phát triểncủa tư tưởng học thuật và tiến trình lịch sử nước ta. ỞViệt Nam, Nho giáo có lúc thịnh lúc suy, có lúc được coilà đỉnh cao của hệ tư tưởng thống trị, nhưng cũng có lúcbị phê phán nặng nề, bị coi là nguồn gốc của tư tưởng 7bảo thủ lạc hậu. Và theo thời gian, Nho giáo đã trở thànhmột trong những thành tố của truyền thống văn hóa ViệtNam, chi phối mạnh mẽ đến tư duy và thái độ ứng xử củangười Việt. Giáo sư Phan Ngọc từng đánh giá: “Không cómột dấu vết nào của văn hóa Việt ...

Tài liệu được xem nhiều: