Danh mục

Nho giáo ở Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX: Quá trình du nhập và phát triển - Phần 2

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.72 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Nho giáo ở Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX: Quá trình du nhập và phát triển" trình bày những đặc điểm và ý nghĩa của quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nho giáo ở Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX: Quá trình du nhập và phát triển - Phần 2 Chương III ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨACỦA QUÁ TRÌNH NHO GIÁO DU NHẬP VIỆT NAM I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNHNHO GIÁO DU NHẬP VIỆT NAM 1. Tính phức tạp trong quá trình Nho giáo du nhậpViệt Nam Quá trình du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyênđến thế kỷ XIX là một quá trình phức tạp của sự truyền bávà tiếp nhận Nho giáo. Tính phức tạp của quá trình nàythể hiện ở chỗ: Thứ nhất, Nho giáo được truyền bá và tiếp nhận ởViệt Nam không hoàn toàn theo quy luật giao lưu văn hóathông thường mà trước hết là do sự áp đặt của các thế lựcxâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa dân ta về vănhóa, tư tưởng. Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trongdòng chảy lịch sử văn minh nhân loại. Bất kỳ một nềnvăn hóa nào muốn tiến bộ và phát triển thì không thể tựkhép kín và tách biệt với phần còn lại của thế giới mà phải140luôn chủ động không ngừng để gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi,tiếp thu... những sản phẩm, những giá trị văn hóa củacác dân tộc khác. Nhờ có giao lưu văn hóa mà sự hiểu biếtgiữa các dân tộc được tăng cường, tạo điều kiện thúc đẩyhợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao... từđó có thể tiến tới xác lập quan hệ giữa các cộng đồng vănhóa khác nhau. Vì vậy, quá trình giao lưu văn hóa thôngthường là mang tính tự giác, tự nguyện. Tuy nhiên, cuộctiếp xúc văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng nhưquá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam ngay buổiban đầu là do sự áp đặt, cưỡng bức từ một phía thông quahành động xâm lược và thống trị của phong kiến phươngBắc đối với Việt Nam. Thứ hai, sự truyền bá và tiếp nhận Nho giáo vào ViệtNam diễn ra liên tục, ở nhiều thời điểm, với mục đích, nộidung và tính chất khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộcvào từng giai đoạn và những điều kiện cụ thể về lịch sử,chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước ta trong nhữnggiai đoạn ấy. Sự tiếp nhận Nho giáo ở người Việt đi từtrạng thái thụ động đến chủ động, từ chỗ phản kháng lạiNho giáo đến chỗ tự nguyện tiếp thu và đề cao Nho giáotrở thành hệ tư tưởng chính thống trong kiến trúc thượngtầng phong kiến của xã hội Việt Nam. Thời Bắc thuộc, Nho giáo được truyền vào Việt Namcùng với sự xâm lược của chính quyền phong kiến nhàHán. Để phục vụ cho mưu đồ chính trị và chính sách đồnghóa dân tộc ta, Nho giáo đã được các thế lực cai trị rasức truyền bá không chỉ dưới thời nhà Hán mà còn trong 141suốt các triều đại tiếp theo như Ngô, Ngụy, Tấn, Tống,Tề, Lương, Tùy, Đường. Góp sức đắc lực trong công cuộctruyền bá này là các quan viên đô hộ, các nho sĩ, nhữngngười di cư chạy loạn từ phương Bắc sang. Về mặt nộidung, Nho giáo truyền vào Việt Nam lúc này không phảilà Nho nguyên thủy mà là Hán Nho. Những mệnh đề màĐổng Trọng Thư đưa ra như “vương quyền thần thụ”,“thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân cảm ứng”, “thiên bấtbiến đạo diệc bất biến” hay về các vấn đề luân lý - đạo đứcnhư “tam cương, ngũ thường”, “tam tòng, tứ đức”, “namtôn, nữ ti” là vô cùng thích hợp để củng cố cho quyền lựccủa Hoàng đế Trung Hoa. Việc truyền bá tư tưởng Nhogiáo được thực hiện rộng rãi, tích cực không chỉ thông quaviệc mở trường lớp, dạy chữ Hán và những giáo lý Nhogiáo, mà còn được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày,thông qua việc hướng dẫn, mở mang những kỹ thuật canhtác, những phong tục, lễ nghi và đạo lý cuộc đời cho ngườidân nơi họ sinh sống, cai quản. Trong giai đoạn này, nếusự truyền bá Nho giáo diễn ra mạnh mẽ, chủ động và chủyếu là áp đặt, thì ngược lại, sự tiếp nhận diễn ra dườngnhư chậm chạp, thụ động và bị ép buộc. Trong nhận thứccủa hầu hết người Việt Nam lúc bấy giờ thì “Nho giáo tựtrình diện như công cụ chính thức và chủ yếu của nhà cầmquyền đô hộ để cai trị dân Giao Chỉ”1. Vì thế, Nhân dânta đã phản ứng lại nó nhằm khẳng định nền độc lập, chủquyền của đất nước, bảo tồn nòi giống, bảo tồn di sản 1. Trần Văn Giàu: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,Sđd, tr.87.142văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng phong tục tập quán của dântộc. Việc tiếp nhận Nho giáo như là tư tưởng chính thốngthông qua quá trình giảng dạy trong trường học chỉ diễnra ở một bộ phận rất nhỏ những người được đào tạo để ralàm quan cho chính quyền đô hộ, và phải đến mãi nhữngnăm cuối thời kỳ Bắc thuộc thì mới thấy có những ngườiđược sử sách chép là được du học tới tận Trường An như:“Người quận Cửu Chân là Khương Công Phụ làm quanthời Đường, đậu tiến sĩ bổ làm Hiệu thư lang” và em củaông là “Khương Công Phục cũng đậu tiến sĩ làm quan đếnchức Bắc Bộ thị lang”1. Trong suốt hơn 10 thế kỷ nước tavẫn chưa hình thành nên một tầng lớp nho sĩ bản địa vớitư cách là một lực lượng xã hội có vai trò lịch sử của nó.Đúng như các tác giả của cuốn Đại cương lịch sử Việt Namđã nhận xét: “Dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo cũng như toànbộ hệ tư tưởng và văn học Trung Quốc nói ...

Tài liệu được xem nhiều: