Cừ Dật Phu ở rể Lỗ phủ thấy tiểu thư xinh đẹp vô cùng, trong lòng say mê. Cừ không biết rằng tiểu thư lại còn là một cô gái tài hoa. Tài hoa của nàng hơn hẳn các cô con gái tài hoa khác. Lỗ Biên Tu không có con trai nên xem nàng như con trai. Lúc nàng lên năm, lên sáu đã mời thầy dạy học vỡ lòng và nàng đã đọc Tứ thư, Ngũ kinh. Năm mười hai tuổi đã giảng được sách, đọc văn chương. Tất cả các bộ sách của Vương Thủ Khê,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 11 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 11 Lỗ tiểu thư buộc tân lang làm kinh nghĩa Dương tư huấn tiến hiền sĩ nơi tướng môn Cừ Dật Phu ở rể Lỗ phủ thấy tiểu thư xinh đẹp vô cùng, trong lòngsay mê. Cừ không biết rằng tiểu thư lại còn là một cô gái tài hoa. Tài hoa củanàng hơn hẳn các cô con gái tài hoa khác. Lỗ Biên Tu không có con trai nênxem nàng như con trai. Lúc nàng lên năm, lên sáu đã mời thầy dạy học vỡlòng và nàng đã đọc Tứ thư, Ngũ kinh. Năm mười hai tuổi đã giảng đượcsách, đọc văn chương. Tất cả các bộ sách của Vương Thủ Khê, nàng đãthuộc lòng như cháo. Nàng đã học được cách làm “phá đề” “phá thừa” “khởigiảng” “đề tỷ” “trung tỷ”(1). Thầy dạy học dạy dỗ nàng cũng như dạy contrai. Tiểu thư là người thông minh, trí nhớ rất giỏi, cho nên thuộc tất cả vănchương của những nhà viết văn cổ nổi tiếng như Vương Thủ Khê, ĐườngThuận Chi, Cù Cảnh Thuần, Tiết Ứng Cân(2). Các bài thi nổi tiếng ở tỉnh tiểu thư có thể nhớ đến ba nghìn bài. Vănchương nàng viết ra là văn chương già dặn, hoa mỹ. Lỗ Biên Tu thường thanrằng: nếu là con trai, thì nhất định thế nào cũng đỗ tiến sĩ, trạng nguyên.Những lúc rảnh Lỗ Biên Tu lại thường nói với con rằng: nếu làm văn bát cổmà giỏi thì muốn làm thơ, làm phú, cũng đều hay. Trái lại, nếu làm văn bátcổ mà kém thì có làm cái gì cũng là nhảm nhí lăng nhăng. Nàng nghe theolời giáo huấn của cha, cho nên trên bàn trang điểm cũng như ở chỗ thêuthùa, ở đâu cũng thấy đầy cả sách văn chương. Hàng ngày, nàng lấy bút sonra chấm chấm phê phê. Còn nếu người nhà có đem thơ, phú đến thì nàngkhông thèm nhìn. Trong nhà tuy có mấy quyển Thiên gia thi, Giải học sĩ thi,Đông Pha tiểu muội thi thoại, nhưng nàng đều giao cho mấy đứa đày tớ gáilà Thái Tần và Song Hồng xem. Lúc nào rảnh lại bảo chúng làm một vài câuthơ cho vui. Từ khi lấy Cừ Dật Phu, hai bên môn đương hộ đối, tài mạo xứng đôi.Thật là tài tử giai nhân tốt đôi vừa lứa. Nàng tưởng đâu rằng Cừ Dật Phuviệc cử nghiệp đã xong, cái trò đỗ tiến sĩ là đến trước mắt. Nhưng lấy nhauhơn mười ngày, trong phòng đầy cả văn bát cổ mà vẫn không thấy chàng đểý gì hết. Lúc đầu nàng nghĩ rằng: những thứ này, chàng đều đã thuộc làu cảrồi. Lại nghĩ rằng: chàng đang vui duyên mới, đang lúc ham vui mà ta đemviệc này ra nói thì sợ không nên. Nhưng vài ngày sau, ăn tiệc xong thấychàng trở vào phòng rút trong ống tay áo ra một tập thơ rồi ngồi đối diệndưới đèn ngâm nga và bảo vợ cùng ngồi bên cạnh đọc. Nàng thẹn lắm,không dám hỏi, đành cố gắng xem một lát cho đến khi đi ngủ. Sáng hômsau, nàng chịu không nổi nữa, biết chàng còn ngồi ở trong thư phòng nên lấygiấy đỏ ra viết một đề mục: “Thân tu nhi hậu gia tề” (phải sửa mình rồi mớilo việc nhà được) gọi Thái Tần đến mà bảo rằng: - Mày đem cái này đến cho chàng và bảo rằng phụ thân ta bảo chànglàm bài văn này! Chàng cầm tờ giấy cười mà rằng: - Ta không quen làm cái thứ này. Vả lại, mới ở phủ chưa đầy mộttháng, cần phải viết một cái gì thanh nhã! Thật ta không có can đảm viết nổithứ văn tầm thường này! Chàng nghĩ bụng rằng nói thế sẽ làm cho tiểu thư phục mình là ngườithanh nhã. Không ngờ chính nó làm cho nàng phật ý vô cùng. Buổi chiều, người vú nuôi vào phòng thấy tiểu thư mặt ủ mày ê, thởvắn than dài, bèn hỏi: - Đáng lẽ tiểu thư phải vui mừng có được một người chồng như thế.Tại sao tiểu thư lại buồn? Tiểu thư có việc gì vậy? Nàng đem việc xảy ra kể lại một lượt mà nói: - Ta tưởng đâu việc cử nghiệp của chàng đã thành, vài hôm nữa chàngsẽ đỗ cử nhân, tiến sĩ. Có ngờ đâu quang cảnh thế này! Thật là hỏng cả đờita! Vú nuôi khuyên nhủ một hồi. Chàng vào thấy vợ nét mặt và lời nóikhông vui cũng cảm thấy thẹn thùng. Hai bên đều không tiện nói ra. Từ đó,hai người cảm thấy không khí nặng nề. Nàng phiền muộn vô cùng. Nhưnghễ nói đến thi cử thì thấy chàng làm lơ. Nàng đem lời khuyên giải, thì chànglại cho là con người tục. Do đó, càng ngày nàng càng thêm buồn rầu, mặtmày ủ dột. Phu nhân thấy vậy khuyên bảo: - Con ơi! Con không nên buồn rầu như thế! Ta xem chồng con làngười hoàn toàn. Vả chăng cha con yêu chàng vì chàng là một danh sĩ trẻtuổi. - Thưa mẹ, từ xưa đến nay mẹ có thấy ai không đỗ tiến sĩ mà lại làdanh sĩ hay không?(3) Nói xong, lại càng bực mình. Phu nhân nói: - Con ơi! Việc vợ chồng là việc suốt đời. Nay cơ sự đã như thế thìthôi. Vả chăng nhà hai bên là nhà giàu có. Nếu chàng không đỗ tiến sĩ,không làm quan đi nữa, thì hỏi con còn thiếu thốn cái gì? - Người con trai tài giỏi không ai nhờ vả cha mẹ, người con gái tàigiỏi không ai về nhà chồng còn mặc áo hồi còn con gái. Cứ theo ý con, việccông danh thì phải tự mình làm lấy chứ! Chỉ có hạng người không ra gì mớiphải nhờ vả cha ông mà thôi. - Phải khuyên dần dần, làm gấp không đ ...