Dương Chấp Trung nói với hai công tử: - Thưa hai công tử, hai công tử thực là người yêu kẻ sĩ; nhưng những hạng người như tiểu đệ thì chở hàng xe không hết, kể đến làm gì! Tôi có một người bạn họ Quyền tên là Vật Dụng, tự là Tiềm Trai, người huyện Tiêu Sơn hiện nay ở trong núi. Nếu mời được người ấy đến đây nói chuyện với hai công tử, thì hai công tử sẽ thấy ông ta có tài kinh luân của Quản Trọng, Nhạc Nghị, có sức học của Trình Hiệu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 12 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 12 Danh sĩ đại yến hồ Oanh Đậu; Hiệp khách giả đặt hội đầu người Dương Chấp Trung nói với hai công tử: - Thưa hai công tử, hai công tử thực là người yêu kẻ sĩ; nhưng nhữnghạng người như tiểu đệ thì chở hàng xe không hết, kể đến làm gì! Tôi có mộtngười bạn họ Quyền tên là Vật Dụng, tự là Tiềm Trai, người huyện Tiêu Sơnhiện nay ở trong núi. Nếu mời được người ấy đến đây nói chuyện với haicông tử, thì hai công tử sẽ thấy ông ta có tài kinh luân của Quản Trọng,Nhạc Nghị, có sức học của Trình Hiệu, Chu Hy(1). Quả thật là con ngườibậc nhất trong thời đại này! Lâu Bổng kinh ngạc nói: - Ông ta đã là người hiền tài như thế, tại sao chúng ta không đến thăm. Lâu Toản nói: - Chúng ta và Dương tiên sinh, ngày mai sao không thuê một chiếcthuyền cùng đi chơi? Vừa nói đến đây, thấy người giữ cửa vào đưa một tờ thiếp đỏ nói: - Có ông Ngụy mới bổ làm Nhai đạo sảnh đang đợi ở ngoài cửa, muốnvào thăm hai công tử. Ông ta có mang một bức thư của ông cả ở kinh vàmuốn gặp hai công tử để thưa chuyện. Hai công tử quay lại nói với Cừ Dật Phu: - Cháu hãy tiếp ông Dương, các cậu ra một lát rồi lại vào ngay. Hai người bèn thay đổi y phục, ra ngoài nhà khách. Ngụy bước vàonhà khách, áo mũ chỉnh tề, sau khi chào xong, hai bên phân ngôi chủ kháchcùng ngồi. Hai công tử hỏi: - Cụ ở kinh đi từ bao giờ? Chúng tôi chưa đến chúc mừng cụ mới đếnnhận chức lại phải phiền cụ đến thăm chúng tôi! - Không dám! Mồng ba tháng trước, tôi được lệnh ở kinh ra đi. Tôi cóđược gặp ông cả. Ông cả có đưa bức thư này cho hai công tử. Cho nên tôiđến đây để hầu thăm hai công tử! - Ngụy hai tay cầm bức thư đưa ra. Lâu Bổng cầm bức thư mở ra xem rồi đưa cho Lâu Toản và nói vớiNgụy: - Thơ này nói về việc coi sóc phần mộ. Cụ định lo ngay việc ấy khi cụmới đến nhậm chức sao? - Vâng! Sáng nay tôi được lệnh quan trên bảo tôi phải làm ngay. Mấyhôm nữa, tôi sẽ đến đây thưa với hai công tử để biết lăng mộ của cụ. TháiBảo rộng bao nhiêu. Khi nào tôi đến đấy làm lễ tôi sẽ bảo nhà chức trách ởđịa phương xem xét cho kỹ, sợ bọn dân chúng không biết gì cứ đến đó chặtcủi hay giẫm bừa lên trên. Tôi sẽ hiểu dụ cho chúng biết. Lâu Toản nói: - Cụ định đi ngay sao? - Ba bốn ngày nữa, sau khi bẩm với quan trên, tôi sẽ đi. Lâu Bổng nói: - Nếu vậy chúng tôi mời cụ ngày mai đến đây ăn một bữa cơm. Khinào cụ đi thăm lăng mộ cố nhiên chúng tôi cũng sẽ đi theo. Uống ba chén trà xong, Ngụy vái chào hai ba lần rồi ra về. Hai công tử tiễn ra cửa, thay quần áo và bước vào thư phòng, tần ngầnnói: - Toàn là những việc như vậy cả! Chúng mình định đến thăm Quyềntiên sinh thì cái ông kia lại đến. - Ngày mai phải đãi ông ta một bữa cơm, rồi lại phải cùng ông ta đithăm mộ Thái Bảo. Thế là phải hoãn việc đi Tiêu Sơn. Làm thế nào bây giờ? Dương Chấp Trung nói: - Hai vị thật là lòng mong người hiền như khát nước. Nếu hai vị nónglòng muốn gặp Quyền tiên sinh như vậy, thì không cần thân hành đi làm gì.Hai vị viết một cái thư, tôi thêm vào đấy ít chữ. Hai vị cho một người nhàđem thư đến tận tay cho ông ta ở trong núi, mời ông ta đến phủ chơi thì ôngta sẽ nhận lời ngay. Hai người nói: - Tôi sợ Quyền tiên sinh cho chúng mình là người ngạo mạn. Dương Chấp Trung nói: - Ở phủ lắm công việc, không làm thế không được! Hết việc này lạiđến việc khác. Không làm thế thì trong lòng cứ áy náy mãi không bao giờthỏa nguyện hết. Cừ Dật Phu nói: - Phải đấy! Các cậu muốn đến gặp Quyền tiên sinh lại không bao giờđược rảnh. Chi bằng viết một bức thư sai người đem đến, lại có thư riêngcủa Dương tiên sinh thì chắc Quyền tiên sinh cũng không từ chối được! Công việc bàn bạc xong. Họ chuẩn bị lễ vật sai người con của TấnTước là Hoạn Thành mang hành lý, thư, và lễ vật đến Tiêu Sơn. Hoạn Thànhvâng lệnh chủ đáp thuyền đi Hàng Châu. Chủ thuyền thấy y hành lý chỉnh tề,dáng người nho nhã nên mời y vào trong khoang ngồi. Trong khoang đã cóhai người đội mũ vuông ngồi đấy. Y chào họ và ngồi xuống. Ăn cơm chiềuxong, mọi người trong thuyền trải hành lý ra ngủ. Hôm sau, trong thuyềnkhông có việc gì, họ bắt đầu nói chuyện suông. Hoạn Thành nghe hai ngườikhách nói tiếng Tiêu Sơn (khách ở trên thuyền hay trên đường đều gọi nhaulà “ông khách”, bất kể người như thế nào) Hoạn Thành bèn nói: - Này hai “ông khách”, hai ông có phải là người Tiêu Sơn không? Một người khách có râu đáp: - Phải, tôi người Tiêu Sơn. Hoạn Thành nói: - Ông có biết ai là ông Quyền ở Tiêu Sơn không? Người khách trẻ tuổi nói: - Ở Tiêu Sơn không có ai là ông Quyền cả! ...