Danh mục

NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 13

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.08 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai công tử họ Lâu đã cho Trương Thiết Tý năm trăm lạng bạc để Trương tạ ơn ân nhân. Trương ra đi để lại trong nhà cái bị da trong đấy có một cái đầu người. Mặc dầu họ là người nhà quan tể tướng không có việc gì phải lo sợ, nhưng khi thấy một cái đầu người đầy máu me ở ngoài thềm thì họ cũng không khỏi lo lắng. Lâu Toản nói với anh: - Trương Thiết Tý là một tay hiệp khách, chắc chắn ông ta không thất tín với chúng ta đâu. Chúng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 13 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 13 Cừ Dật Phu tìm thầy học hỏi; Mã Thuần Thượng trọng nghĩa khinh tài Hai công tử họ Lâu đã cho Trương Thiết Tý năm trăm lạng bạc đểTrương tạ ơn ân nhân. Trương ra đi để lại trong nhà cái bị da trong đấy cómột cái đầu người. Mặc dầu họ là người nhà quan tể tướng không có việc gìphải lo sợ, nhưng khi thấy một cái đầu người đầy máu me ở ngoài thềm thìhọ cũng không khỏi lo lắng. Lâu Toản nói với anh: - Trương Thiết Tý là một tay hiệp khách, chắc chắn ông ta không thấttín với chúng ta đâu. Chúng ta không nên làm như thể tục. Chúng ta cứ dọnmột bữa tiệc, mời tất cả các bạn thân nhất, đợi ông ta đến mở cái bị kia ra.Có phải dễ dàng gì mà ngày nào cũng thấy đầu người biến thành nước? Tạisao chúng ta không tổ chức làm một bữa “tiệc đầu người”? Lâu Bổng nghe vậy bằng lòng? Trời vừa sáng, y ra lệnh dọn một bữatiệc, mời Ngưu Bố Y, Trần Hòa Phủ, Cừ Dật Phu đến. Cố nhiên ba ngườikhách ở trong nhà cũng được mời. Hai công tử nói: - Đây là một bữa cơm xoàng! Họ không nói vì sao lại mời ăn tiệc để cho những người khách kiangạc nhiên hơn khi thấy Trương Thiết Tý trổ tài. Mấy người khách đều đến và nói chuyện suông suốt ba bốn giờ.Nhưng mãi đến trưa vẫn không thấy Trương Thiết Tý trổ tài. Lâu Bổng thì thầm với em: - Việc này xem ra không hay rồi! Bị da của ông ta vẫn còn đây. Nhất định thế nào ông ta cũng lại! Họ đợi mãi đến chiều nhưng Trương vẫn không lại. Bữa tiệc đã dọnxong. Họ mời khách cùng ngồi vào ăn. Hôm ấy trời lại nóng, cái bị da bắtđầu bốc ra hơi thối. Hai công tử nóng ruột tự nghĩ: - Nếu như hắn không đến thì còn cái đầu ở ngoài thềm làm sao bâygiờ? Đợi mãi đến chiều, hơi thối bốc ra. Các bà vợ ngửi thấy mùi thốikhông chịu nổi sai người đến nhờ hai công tử ra xem một chút. Hai ngườikhông biết làm thế nào, đành bảo mở bị ra nhìn thì chẳng thấy đầu người đâucả. Chỉ thấy một cái đầu lợn nặng năm, sáu cân. Hai người nhìn nhau khôngnói một lời. Liền ra lệnh đem thủ lợn xuống bếp cho đầy tớ ăn. Hai ngườibàn nhỏ với nhau đừng đem việc này nói cho ai biết và trở lại tiếp khách nhưthường. Trong lòng đang buồn rầu thì có người giữ cổng vào bẩm: - Có sai nhân huyện Ô Trình mang thiếp của quan huyện đến đây. Hắnlại mang thêm hai sai nhân ở huyện Tiêu Sơn đến muốn thưa chuyện vớiông. Lâu Bổng nói: - Lạ thật! Có việc gì vậy? Lâu Bổng để Lâu Toản ngồi tiếp khách, còn mình thì ra nhà khách,bảo đưa sai nhân vào. Người này đến vái chào và nói: - Quan huyện chúng tôi có lời hỏi thăm ngài. Sai nhân đưa ra một tờcông văn. Lâu Bổng sai đem đèn nến đến. Tờ công văn viết: Tri huyện Ngô, ở huyện Tiêu Sơn báo về việc bắt cóc. Theo lời củathầy tăng chùa Lan Nhược là Tuệ Viễn thì người ni cô trong chùa là TâmViễn đã bị một tên côn đồ là Quyền Vật Dụng quyến rũ và bắt về nhà. Trướckhi việc lộ ra tên này đã chạy trốn đến quý huyện. Vì vậy, tôi gửi giấy nàyđến quý huyện xét và nhờ quý huyện giúp bọn sai nha của tôi để tìm xem tênphạm nhân hiện nay trốn ở đâu đặng bắt về huyện tôi xét xử. Việc gấp. Lâu Bổng đọc xong. Người sai nhân nói: - Quan huyện chúng tôi muốn bẩm với ngài rằng quan tôi biết tên ấyhiện nay đang ở trong quý phủ. Vì ngài không biết việc làm của hắn cho nênngài cho hắn ở tại phủ. Quan tôi xin ngài giao hắn cho những người sai nhânhiện đang đợi ở ngoài cửa để giải hắn đi. Nếu hắn biết việc này thì sẽ bỏtrốn, khó lòng mà trả lời với quan huyện Tiêu Sơn. Lâu Bổng nói: - Ta biết rồi! Hãy đợi một chút. Sai nhân vâng dạ bước ra đứng đợi ở ngoài cổng. Lâu Bổng trong lòng hết sức buồn bực, gọi Lâu Toản và Dương ChấpTrung đến, đưa công văn và giấy của huyện đòi bắt Quyền Vật Dụng. LâuToản cũng không biết làm sao. Dương Chấp Trung nói: - Ông Ba, ông Tư! Người xưa có câu: “Con ong đã vào ống tay áo thìphải cởi ra mà giũ nó đi”. Nay ông ta đã làm việc ấy thì dù hai công tử cóche chở cũng không được. Tôi xin đến nói thẳng với ông ta và giao ông tacho bọn sai nhân để ông ta lo liệu với họ. Hai người không biết làm sao. Dương Chấp Trung bước vào thưphòng, nói sơ qua việc này với những người ăn tiệc. Quyền Vật Dụng đỏmặt nói: - Sự thật là sự thật! Giả dối là giả dối! Tôi cứ đi với họ, sợ cái quái gì? Hai công tử tiễn Quyền ra cửa, vẫn đối xử như một thượng khách vàtỏ ý bất bình về việc xảy ra. Sau khi uống hai chén rượu tiễn biệt và đưa choQuyền hai gói bạc làm tiền đi đường, hai công tử tiễn y ra cổng, bảo mộtngười nhà mang hành lý, rồi vái chào từ biệt. Sai nhân vừa thấy Quyền rakhỏi phủ, lập tức giữ chặt lấy và xích tay lại. Sau hai việc này, hai người chán nản. Họ ra lệnh cho người giữ cửa hễcó người lạ đến thì bảo họ đã lên kinh rồ ...

Tài liệu được xem nhiều: