Ngưu Phố Lang đến am Cam Lộ đọc sách, hòa thượng hỏi họ tên là gì, y liền vái chào mà rằng: - Thưa lão sư phụ, con họ Ngưu, ở phố đằng trước mặt đây. Vì con sinh trưởng ở nhà bà ngoại ở Phố Khẩu, cho nên người ta gọi là Phố Lang. Không may cha mẹ qua đời. Con chỉ còn ông nội năm nay đã ngoài bảy mươi, mở một hiệu buôn hương nến nhỏ để sinh sống. Mỗi ngày, ông con giao cho con cái sổ nợ này đi đòi nợ. Con đi ngang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 21 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 21 Mạo họ tên, cậu bé cầu danh; Nhớ thân thích, ông già mắc bệnh. Ngưu Phố Lang đến am Cam Lộ đọc sách, hòa thượng hỏi họ tên làgì, y liền vái chào mà rằng: - Thưa lão sư phụ, con họ Ngưu, ở phố đằng trước mặt đây. Vì consinh trưởng ở nhà bà ngoại ở Phố Khẩu, cho nên người ta gọi là Phố Lang.Không may cha mẹ qua đời. Con chỉ còn ông nội năm nay đã ngoài bảymươi, mở một hiệu buôn hương nến nhỏ để sinh sống. Mỗi ngày, ông congiao cho con cái sổ nợ này đi đòi nợ. Con đi ngang qua trường học, nghetiếng người ta đọc sách vui tai cho nên con cũng ăn trộm một ít tiền tronghiệu để mua sách đọc. Con thấy con làm phiền sư phụ quả thật là khôngphải. - Ta vẫn thường nói có người mất tiền đón thầy cho con cái học màcon cái cũng không chịu học! Bây giờ thì anh trộm tiền mua sách mà đọc,thật là một việc đáng khen! Nhưng con ngồi ở dưới đất thì lạnh, đèn lưu lylại không sáng. Ta có cái bàn ở trong điện, có cả ngọn đèn treo ở đấy. Convào đó mà đọc thì tốt hơn. Phố Lang cảm tạ hòa thượng và bước vào. Quả nhiên có một cái bànvuông ở trên treo một ngọn đèn dầu. Phòng rất là yên tĩnh. Phố Lang từ đấythường đến am đọc sách. Hòa thượng ngồi tĩnh tọa ở phòng bên, đêm nào ycũng đọc cho đến canh ba. Một hôm nghe y ngâm thơ, hòa thượng đến hỏi: - Này con! Ta tưởng rằng con học để đi thi cho nên mua sách vănchương để mà đọc. Không ngờ hôm nay nghe con đọc thì lại là thơ. Thơ thìđọc để làm gì? - Đi buôn như con thì mơ việc thi cử làm sao được? Chỉ đọc vài bacâu thơ cho nó thanh cao nhuần nhã con người thôi. Hòa thượng thấy y ăn nói khác người thường bèn hỏi: - Con đọc thơ vậy có hiểu được không? - Nhiều chỗ con không hiểu. Nhưng hễ hiểu được một hai câu thìtrong lòng thấy hứng thú. - Con đã thích thơ như thế, thì hôm nào ta sẽ cho con xem hai tập thơ.Chắc chắn con sẽ càng thích thú nữa. - Sư phụ nói thơ ở đâu? Cho con xem với! Hòa thượng cười mà rằng: - Khoan đã! Đợi vài hôm nữa hẵng xem. Qua một thời gian, hòa thượng xuống làng để tụng kinh, đi luôn mấyngày không về. Hòa thượng khóa cửa phòng lại và nhờ Phố Lang giữ hộđiện thờ. Phố Lang trong lòng nghi hoặc: - Sư phụ có những bài thơ gì mà không chịu cho ta xem làm ta nóngcả ruột? Phố Lang cứ nghĩ mãi, và nói: - Ba xin không bằng một trộm. Chiềuhôm ấy nhân lúc hòa thượng không ở nhà, y mở cửa lẻn vào phòng. Thấy ởtrên bàn có một cái lư hương, một đĩa đèn dầu, một chuỗi tràng hạt. Trên bànlại có mấy quyển kinh đã nhàu nát. Xem một lượt không thấy thơ đâu cả.Phố Lang ngờ vực nói: - Lẽ nào sư phụ dối ta? Y lại tìm ở đầu giường thì thấy một cái hòm khóa bằng một cái khóađồng. Phố Lang mở khóa ra thấy có hai quyển bìa gấm gói rất cẩn thận trênđề: “Ngưu Bố Y thi cảo”.(1) Phố Lang mừng rỡ, nói: - Đây rồi! Y vội vàng lấy sách ra, khóa hòm lại, chạy ra khỏi phòng và đóng cửaphòng lại như cũ. Ngưu cầm hai quyển thơ đem đến dưới ánh đèn xem mộtlượt, bỗng nhiên mặt mày tươi tắn, đứng dậy hoa tay múa chân. Vì sao? Thìra hàng ngày đọc thơ Đường, nghĩa thơ sâu sắc y không hiểu lắm. Còn đâylà thơ của người đương thời xem ra thì mười phần hiểu được năm, sáu chonên rất đỗi vui mừng. Lại thấy thơ có những đề mục như: “Trình tướng quốcmỗ đại nhân”, “Nhớ đốc học Chu đại nhân”, “Đi chơi hồ Oanh Đậu với Lâucông tử đồng tặng Thông Chính”, “Từ biệt Lỗ Thái Sư”, “Tặng Vương QuanSát”,, ngoài ra có những bài thơ tặng các quan thái thú, tư mã, tri phủ, thiếudoãn v.v... Phố Lang nghĩ bụng: - Tướng quốc, đốc học, thái sư, thông chính rồi đến thái thú, tư mã, triphủ đều là tên gọi những chức quan đời nay. Thế ra chỉ cần biết làm dămcâu thơ không cần phải học hỏi đỗ đạt cũng có thể tới lui các nhà quan! Thậtlà vinh hạnh! Lại nghĩ: - Ông ta họ Ngưu, ta cũng họ Ngưu. Thơ ông chỉ viết độc có Ngưu BốY không có tên thật. Bây giờ ta cứ cho tên ta vào, lấy hiệu của ông ta. Tacho thợ khắc hai con dấu đóng lên trên thế là sách này đã thành của ta rồi!Từ nay ta lấy hiệu là Ngưu Bố Y. Đêm ấy y về nhà tính toán xong mừng quá không ngủ được. Hôm sau, y lại lấy trộm thêm ít tiền ở hiệu, chạy đến hiệu khắc củaQuách Thiết Bút ở cửa chùa Cát Tường. Y vái chào Quách Thiết Bút và ngồixuống: - Nhờ ông khắc cho tôi hai con dấu vuông. Quách Thiết Bút đưa ra một tờ giấy: - Xin ông viết tên và hiệu. Phố Lang bỏ tên của mình là “Lang” viết một con dấu khắc chìm“Ngưu Phố Chi ấn”, một con dấu khắc nổi hai chữ “Bố Y”. Quách Thiết Bút cầm tờ giấy lên nhìn Phố Lang một lượt và nói: - Ông là ông Ngưu Bố Y? - Bố Y là tên tự của tôi. Quách Thiết Bút hoảng hốt chạy ra khỏi quầy hàng v ...