Nói về Chu Tiến ở tỉnh muốn đi xem trường thi, Kim Hữu Dư thấy Chu háo hức, nên bỏ ra ít tiền để cùng Chu đi xem. Không ngờ mở cửa nhìn thấy bàn số một, Chu đã ngã lăn ra chết ngất, mọi người hoảng hốt, cho là Chu mắc bệnh gì. Người chủ ngôi hàng nói: - Chắc nơi này đã lâu không có ai đến, âm khí nặng nề, cho nên ông Chu ngộ cảm. Kim Hữu Dư nói: - Tôi dựng ông ta dậy, còn ông thì lại nói với mấy người thợ xin...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 3 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 3 Cụ học đạo cầm cân thi cử, lựa kẻ nhân tài Lão bán thịt giở ngón hung hăng, ổn khi báo tiệp Nói về Chu Tiến ở tỉnh muốn đi xem trường thi, Kim Hữu Dư thấyChu háo hức, nên bỏ ra ít tiền để cùng Chu đi xem. Không ngờ mở cửa nhìnthấy bàn số một, Chu đã ngã lăn ra chết ngất, mọi người hoảng hốt, cho làChu mắc bệnh gì. Người chủ ngôi hàng nói: - Chắc nơi này đã lâu không có ai đến, âm khí nặng nề, cho nên ôngChu ngộ cảm. Kim Hữu Dư nói: - Tôi dựng ông ta dậy, còn ông thì lại nói với mấy người thợ xin ítnước nóng mà đổ cho ông ta. Người này đi lấy nước lại. Ba bốn người cùng dựng Chu dậy, đổ nướcvào miệng, nước chảy vào cổ ồng ộc. Chu oẹ ra nước miếng. Mọi người nói: - Tốt lắm! Nhưng khi dựng Chu dậy, Chu Tiến thấy cái bàn thì lại đập đầu vàobàn. Lần này thì không chết, chỉ khóc rống lên thôi. Không ai khuyên giảiđược. Kim Hữu Dư nói: - Cậu điên sao? Chúng ta đi đến đây mà xem cho tiêu khiển, ở nhà cậukhông ai chết cả, làm gì mà khóc lóc thảm thiết thế? Chu Tiến vẫn không chịu nghe, cứ đập đầu vào bàn mà khóc mãi. Hếtkhóc ở phòng thứ nhất, lại khóc ở phòng thứ hai, thứ ba, nằm lăn ra đất,khóc lăn khóc lóc, làm cho tất cả mọi người cũng phải ngậm ngùi. Kim Hữu Dư thấy sự việc không hay, cùng người chủ ngôi hàng, mỗingười mỗi bên, kéo Chu dậy. Nhưng Chu không chịu dậy, cứ khóc đày khócđọa, lần này lượt khác, đến nỗi khạc ra máu. Mọi người vội vàng mang Chura một tiệm trà ở trước trường thi và rót trà cho Chu uống. Chu vẫn còn đầynước mắt, nước mũi, xem rất thương tâm. Trong bọn có một người hỏi: - Không hiểu ông Chu trong làng uất ức việc gì mà đến nỗi khóc lócthảm thương như vậy? Kim Hữu Dư nói: - Các vị không biết, cậu tôi đây vốn không phải là dân buôn, ông tahọc hành khó nhọc mấy mươi năm nay, mà tú tài cũng không đỗ. Hôm naynhìn cảnh trường thi, mới đâm ra thương cảm như thế. Nghe lời nói đúng nỗi lòng mình, Chu Tiến khóc oà. Một người kháchnói: - Xét ra lỗi ở ông Kim cả! Ông chu đã là văn nhân, thì đưa ông ta vàođây làm gì, để đến nông nỗi này. Kim Hữu Dư nói: - Chỉ vì ông ta nghèo xác nghèo xơ, không nơi dạy học. Thật khôngcòn cách gì sống nữa. Một người khách khác nói: - Xem vậy thì ông Chu là người học rộng tài cao. Chỉ vì không có aibiết đến, cho nên mới đến nông nỗi này. Kim Hữu Dư nói: - Ông ta có tài nhưng ông ta không gặp vận. Người khách kia nói: - Hễ là sinh viên quốc tử giám, thì có thể vào trường. Ông Chu đã làngười tài như thế, tại sao không mua cho ông chức sinh viên quốc tử giám?Nếu thi đỗ thì thật là thỏa mãn cái tâm sự hôm nay. Kim Hữu Dư nói: - Tôi cũng nghĩ thế, nhưng tiền đào đâu ra? Bây giờ Chu Tiến thôi khóc. Người khách kia nói: - Khó gì việc đó! Bây giờ chúng mình mỗi người cứ bỏ ra vài chụclạng giúp ông Chu nộp tiền vào trường. Nếu ông ta thi đỗ làm quan thì mấylạng bạc của chúng mình có nghĩa lí gì. Còn nếu ông Chu không trả được thìbọn mình cũng xem như là món tiền tiêu hoang chứ gì? Hơn nữa, đây lại làviệc tốt. Không biết các ông nghĩ thế nào? Mọi người đều nói: - “Quân tử thành nhân chi mỹ” thấy nghĩa màkhông làm là không có gan. Chúng ta có ngại gì! Chỉ sợ ông Chu không chịunhận thôi. Chu Tiến nói: - Nếu quả thật vậy thì thật là ơn trùng sinh như cha mẹ,Chu Tiến này xin đền ơn trâu ngựa. Nói rồi quỳ xuống, cúi gục đầu lạy. Mọi người đáp lễ. Kim Hữu Dưcũng cảm ơn mọi người, uống xong mấy chén trà, Chu Tiến bây giờ khôngkhóc nữa. Mọi người vừa nói vừa cười cùng nhau trở về. Hôm sau quả nhiên bốn người khách mang đến hai trăm lạng bạc giaocho Kim Hữu Dư. Còn tiền phí tổn ngoài thì do Kim Hữu Dư lo liệu tất cả.Chu Tiến cảm tạ mọi người và Kim Hữu Dư. Người chủ ngôi hàng thay mặtChu Tiến dọn một bữa rượu, mời mọi người. Kim Hữu Dư đem tiền đến nộpkho ở tỉnh. May mắn thay lại là lúc thi bổ sung ở tỉnh. Chu Tiến thi, vàquyển của Chu đứng đầu. Ngày mồng tám tháng tám, Chu lên trường thithấy đúng nơi mình khóc trước đây, trong người vui sướng vô cùng. Người xưa có câu: “Gặp việc vui thì trong lòng đâm sáng suốt”. Chuviết cả bảy bài như hoa như gấm. Ra khỏi trường, Chu lại thăm các bạnhàng. Kim Hữu Dư và mấy người khác còn mua bán chưa xong. Khi treobảng, Chu đỗ cao. Mọi người đều vui mừng cùng nhau đến huyện VấnThương vái chào quan huyện và quan huấn. Các nha lại đều cầm tờ thiếpđến mừng. Người huyện Vấn Thương dù không bà con gì cũng đến nhận làbà con, không quen biết cũng nhận là quen biết, bận rộn hết một tháng. ThânTường Phủ nghe tin ấy cùng người làng Tiết mua bốn con gà, năm mươi quảtrứng gà và ít gạo bánh tự mình đem lên huyện để mừng. Ch ...