Đỗ Thận Khanh mở hội, Bão Đình Tỷ thấy Đỗ tiêu nhiều tiền quá trong lòng kinh ngạc, bèn nghĩ thầm: “Ông ta là người khẳng khái, tại sao ta không nhân đó mượn vài trăm lạng để lập một ban hát kiếm ăn như ngày trước. Chủ ý đã định, Đình Tỷ ngày nào cũng đến nhà bên bờ sông, săn sóc lo lắng đến nỗi Đỗ không ngờ như thế. Một hôm, đêm đã khuya, tất cả tôi tớ trong nhà đều đi ngủ hết, hai người nói chuyện tâm sự với nhau. Đỗ nói: - Ông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 31 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 31 Huyện Thiên Trường đến thăm người hào kiệt Lầu Tứ Thư say tít nhóm cao bằng Đỗ Thận Khanh mở hội, Bão Đình Tỷ thấy Đỗ tiêu nhiều tiền quátrong lòng kinh ngạc, bèn nghĩ thầm: “Ông ta là người khẳng khái, tại sao ta không nhân đó mượn vài trămlạng để lập một ban hát kiếm ăn như ngày trước. Chủ ý đã định, Đình Tỷngày nào cũng đến nhà bên bờ sông, săn sóc lo lắng đến nỗi Đỗ không ngờnhư thế. Một hôm, đêm đã khuya, tất cả tôi tớ trong nhà đều đi ngủ hết, haingười nói chuyện tâm sự với nhau. Đỗ nói: - Ông Bão. Ông hiện nay sinh sống như thế nào? Phải tìm một côngviệc gì mà làm mới được? Bão Đình Tỷ nghe câu hỏi ấy liền quỳ xuống đất. Đỗ giật mình đỡ ydậy mà rằng: - Anh làm cái gì thế? - Con là môn hạ của ông được ông hỏi như vậythực ông lượng rộng như trời như biển. Nhưng con xuất thân làm nghề dạyhát tuồng, ngoài cái nghề ấy ra con không biết làm cái nghề nào khác. Xinông thương con, giúp cho con vài trăm lạng để lập một ban hát như ban háttrước. Khi nào con kiếm ra tiền thế nào con cũng xin đưa lại. - Cái đó thì dễ. Ngồi xuống rồi tôi bàn với ông. Vài trăm lạng bạc thìkhông đủ để lập một ban hát được. Ít nhất cũng phải mất đến ngàn lạng. Ởđây không có ai ngoài tôi và ông nên tôi cũng không giấu giếm gì ông hết.Nhà tôi tuy có một hai ngàn lạng bạc thật đấy, nhưng hiện nay tôi khôngmuốn tiêu đến. Vì sao? Vì trong một hai năm nữa tôi sẽ thi đỗ và đỗ thì phảitiêu. Cho nên tôi phải giữ tiền để dùng vào việc ấy. Còn về việc ban hát củaông, thì tôi mách một người có thể giúp ông. Làm thế cũng như là tôi giúpông vậy. Nhưng ông không được cho ông ta biết rằng chính tôi nói với ôngđiều ấy nhé! - Ngoài ông ra ở đây còn có ai giúp tôi nữa? - Ông đừng lo, hãy nghe tôi nói đã. Họ hàng chúng tôi có tất cả bảyngành chính. Cụ Thượng thư bộ Lễ thuộc ngành thứ năm. Trước đây hai đời,cụ đứng đầu chi họ ngành thứ bảy thi đỗ trạng nguyên, ông con làm tri phủphủ Cống Châu ở Giang Tây. Ông ấy là bác tôi và người con của ông làngười anh họ thứ hai mươi lăm của tôi tên là Nghi, hiệu là Thiếu Khanh.Ông này kém tôi hai tuổi và đã đỗ tú tài. Bác tôi là một ông quan thanh bạch.Tổ tiên để lại một ít nhà cửa, ruộng vườn. Sau khi bác tôi chết để lại gia tàitrên dưới một vạn lạng bạc. Nhưng Thiếu Khanh là người ngốc, tiêu xài nhưlà người có mười mấy vạn lạng. Ông ấy không biết phân biệt bạc tốt hay bạcxấu, thế mà lại rất thích giúp đỡ người khác. Bất kỳ ai đến kể cảnh nghèokhổ của mình cũng được ông ta cho nhiều tiền. Bây giờ ông ở đây giúp tôi ítlâu. Đến mùa thu mát trời, tôi sẽ đưa tiền đi đường cho ông đến nhà ông anhhọ tôi. Tôi cam đoan với ông, thế nào ông cũng có một ngàn lạng bạc. - Lúc bấy giờ xin ông viết cho con một bức thư cho con cầm đi. - Không được! Viết thư thì nhất định không được. Ông ta chỉ muốnlàm người giúp đỡ duy nhất, người chiếu cố duy nhất đến người khác màthôi. Ông ta không muốn ai nhúng tay vào việc giúp đỡ ấy. Nếu tôi viết thưthì ông ta cho rằng tôi đã giúp anh rồi, và ông ta sẽ giận nên không giúp anhnữa. Nhưng trước tiên ông phải đến tìm một người. - Tìm ai? - Ông anh họ tôi có một ông quản gia già họ Thiệu. Ông có biếtngười ấy không? Bão suy nghĩ một lát rồi nói: - Lúc thầy con còn sống thì ông Thiệu có bảo chúng con đến diễntuồng để mừng sinh nhật bà cụ chủ. Con cũng được thấy cả cụ tri phủ CốngChâu. - Thề thì tuyệt! Ông Thiệu bây giờ đã chết rồi. Người quản gia hiệnnay là lão Vương Râu. Hắn là một thằng hết sức hèn hạ nhưng ông anh họtôi lại hết sức tin cậy. Ông anh họ tôi có một cái bệnh như thế này: Hễ ai mànói biết đến ông cụ thân sinh anh tôi thì dầu hắn là con chó, anh tôi vẫn kínhtrọng như thường. Vậy, trước tiên ông phải đến gặp lão Vương Râu. Thằngcha này thích uống rượu. Nếu ông mua rượu cho hắn uống và nhờ hắn nóivới chủ rằng: ông là người cụ phủ ngày xưa thích nhất thì ông anh họ tôi sẽcho ông vô khối tiền tiêu. Ông ta có tính không thích người ta gọi ông là“lão gia” (cụ chủ). Ông cứ gọi ông ta là “thiếu gia” (ông chủ trẻ) ông ta lạicó một cái tật như thế này: ông không thích người ta nói chuyện về các quanhay những người giàu trước mặt mình. Chẳng hạn nói với ông ta rằngHướng tri phủ trước kia rất tốt với ông. Đừng nói với ông ta điều đó. Cứ đểông ta tin rằng ông ta là người duy nhất đã che chở ông, giúp đỡ ông và nếuông ta hỏi ông có biết tôi không thì cứ trả lời là không biết(1). Bão nghe vậy trong lòng mừng rỡ, hết sức giúp đỡ việc nhà cho Đỗ.Hai tháng nữa, vào cuối tháng bảy, trời bắt đầu mát. Đình Tỷ xin ThậnKhanh hai lạng bạc, thu xếp hành lý để qua sông đi Thiên Trường. Ngày thứ nhất, Bão qua sông đến ngủ ở huyện Lục Hợp, ngày thứ hai,Bão dậy sớm đi độ mười dặm đến một nơi gọi là đồi Tứ Hiệu. Bão vào mộtcái quán ngồi. Đang định gọi đem nước ra rửa mặt, thì thấy một cái kiệudừng ở trước cửa. Ở trên kiệu bước xuống một cụ già, đầu đội mũ vuông,mình mặc áo sa trắng, chân đi giày lụa đỏ có cái mũi đỏ của một tay bợmrượu và bộ râu dài, bạc như sợi tơ. Cụ già vừa bước vào hiệu, thì chủ quánvội chạy ra đỡ lấy hành lý. - Cụ Vi thứ tứ đã đến đấy à? Xin mời cụ vào! Cụ Vi bước vào nhà. Đình Tỷ đứng dậy vái chào, cụ Vi đáp lễ. ĐìnhTỷ mời cụ Vi ngồi ghế trên, mình ngồi ghế dưới và hỏi: - Ngài họ Vi, vậy ngài làm ơn cho biết ngài ở đâu? - Tôi họ Vi, ở trấn Ô Y thuộc Từ Châu. Ông họ là gì và ở đâu? - Tôi họ Bão người Nam Kinh đến phủ trạng nguyên ở Thiên Trườngthăm ông Đỗ Thiếu Gia. - Ông Đỗ nào? Đỗ Thận Khanh hay Đỗ Thiếu Khanh? - Đỗ Thiếu Khanh. - Gia đình ông Đỗ có sáu bảy mươi người, nhưng chỉ có hai người nàygiao du với các tân khách bốn phương, còn những người khác toàn đóng ...