Danh mục

NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 34

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đỗ Thiếu Khanh từ biệt Trì Hành Sơn về hỏi người đầy tớ: - Người sai nhân nói gì vậy? - Anh ta nói có công văn đến. Cụ Lý đã bảo quan huyện mời Thiếu Gia lên kinh làm quan. Quan huyện Đặng hiện nay đang ở chùa Thừa Ân. Sai nhân nói muốn mời Thiếu Gia về nhà để quan huyện Đặng có thể thân hành đến mời. - Nếu đã như thế thì ta không đi vào cửa trước. Mày mau mau gọi một chiếc đò để ta đi dưới sông lên theo lan can mà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 34 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 34 Bàn lễ nhạc danh lưu hội bạn Đủ nghi văn thiên tử vời hiền Đỗ Thiếu Khanh từ biệt Trì Hành Sơn về hỏi người đầy tớ: - Người sai nhân nói gì vậy? - Anh ta nói có công văn đến. Cụ Lý đãbảo quan huyện mời Thiếu Gia lên kinh làm quan. Quan huyện Đặng hiệnnay đang ở chùa Thừa Ân. Sai nhân nói muốn mời Thiếu Gia về nhà để quanhuyện Đặng có thể thân hành đến mời. - Nếu đã như thế thì ta không đi vào cửa trước. Mày mau mau gọi mộtchiếc đò để ta đi dưới sông lên theo lan can mà vào nhà. Người đầy tớ thuê một chiếc thuyền ở cầu Hạ Phù. Đỗ về nhà, vộivàng mặc áo cũ, đội mũ cũ, lấy khăn mặt ướt đắp lên đầu, leo lên giườngnằm và gọi đầy tớ đến dặn: - Mày ra ngoài nói với sai nhân rằng ta đang mắc bệnh, cụ Đặng hãykhoan đến thăm. Khi nào khỏi bệnh, ta sẽ đến tạ ơn cụ. Đầy tớ ra nói lại với sai nhân như vậy, sai nhân đi ra. Vợ của Đỗ mỉmcười hỏi: - Triều đình mời ông ra làm quan, tại sao ông lại cáo ốm không đi? - Mình ngốc lắm! Nam Kinh này là nơi vui thú như vậy, ta ở nhà mùaxuân và mùa thu cùng mình xem hoa, uống rượu. Như thế chả hơn sao?Mình bắt ta lên kinh để làm gì? Giả thử ta phải đem cả mình lên Kinh, ởKinh trời lạnh mình lại yếu, một ngọn gió thổi là đủ chết cóng. Như thếđược cái gì, chi bằng không đi là hơn. Người đầy tớ trở về nói: - Cụ Đặng đã đến! Hiện nay, cụ đang ngồi ở ngoài phòng khách. Cụnhất định thế nào cũng gặp ông cho được. Đỗ bảo hai người đầy tớ vực mình dậy, làm ra vẻ bệnh tình nặng lắm,đi không vững, ra lạy chào quan huyện để lạy tạ. Vừa lạy xuống thì khôngdậy được nữa. Tri huyện vội vàng đỡ dậy. Hai người cùng ngồi. Tri phủ nói: - Triều đình muốn làm lễ lớn theo ngày xưa, cụ Lý muốn mượn cáidanh tiếng của ngài. Không ngờ ngài bệnh nặng như vậy. Không biết baogiờ ngài có thể cố gắng lên đường? - Tôi không may mắc bệnh nặng, việc sống chết chưa thể nói trước,xin cụ từ chối giúp cho... Đỗ lấy trong tay áo ra một cái đơn đưa cho tri huyện. Tri huyện nhìnquang cảnh này, biết rằng ở lâu cũng không tiện bèn nói: - Tôi xin tạm biệt, sợ ở lại làm ông mệt. Tôi sẽ viết công văn bẩm lênquan trên để xem ý kiến. - Rất mong ngài giúp đỡ, tôi mắc bệnh không làm sao tiễn ra cửađược. Tri huyện từ biệt lên kiệu đi. Sau đó viết công văn nói: “Đỗ ThiếuKhanh đau nặng không thể lên đường”. Bấy giờ cụ Lý đã đổi đi làm tuần vũPhúc Kiến, cho nên việc này cũng thôi. Đỗ thấy cụ Lý đã đi nơi khác, tronglòng rất lấy làm mừng rỡ nói: - Tốt lắm! Thế là chấm dứt cái đời tú tài của ta! Sau này, không đi thiHương, chỉ vui chơi ngày tháng và lo công việc của mình mà thôi! Vì đã nói với tri huyện mắc bệnh nặng để cáo từ, cho nên một thờigian Đỗ không đi đâu. Hôm ấy, một người hương thân họ Tiết ở đường CổLâu mời Đỗ đến uống rượu, nhưng Đỗ từ chối không đi. Trì Hành Sơn đếntrước, rồi Mã Thuần Thượng, Cừ Dật Phu và Quý Vi Tiêu đều đến. Lại cóhai vị khách nữa, một người là Tiêu Bá Tuyền ở Dương Châu, một người làDư Hòa Thanh ở Thái Thạch, là hai người danh sĩ trẻ tuổi. Cả hai mặt màytrắng trẻo, môi đỏ như son, ăn mặc rất diêm dúa, bôi nước hoa thơm nức, cửchỉ phong lưu. Hai người này còn có hai bí danh nữa. Một người là “Dư MỹNhân” một người là “Tiêu Cô Nương” hai người chào mọi người rồi ngồixuống. Tiết nói: - Hôm nay mời các vị, tôi có một ông bạn họ Tiền ở cầu Hoài Thanhđến tiếp; nhưng ông ta bận việc không đến được. Quý Vi Tiêu nói: - Này bác! Có phải bác nói cái ông Tiền Mặt Rỗ làmnghề hát tuồng không? - Đúng đấy. Trì Hành Sơn nói: - Tôi và các vị danh sĩ đến đây ăn tiệc. Tại sao ông lại để cho ngườicon hát cùng ngồi với chúng tôi! - Tục lệ xưa nay vẫn làm thế! Hôm nay tôi có mời cụ Cao Tính cụ rấtthích nói chuyện với những người hát tuồng, cho nên tôi cũng mời ông Tiềnđến. Trì Hành Sơn hỏi: - Cụ Cao là ai nhỉ? Quý Vi Tiêu nói: - Cụ người ở Lục Hợp, hiện nay làm thị độc ở viện hàn lâm. Mấy người đang nói chuyện thì người giữ cổng vào báo: - Cụ Cao đã đến! Tiết chạy ra mời vào. Cụ Cao đội mũ sa, mặc áo mãng bào bước vào chào mọi người, rồingồi ghế đầu. Nhận ra Quý Vi Tiêu, cụ Cao nói: - Ông Quý! Rất tiếc hôm trước ông đến thăm, tôi không ở nhà để tiếp.Tôi chưa đọc những bài văn ông đưa tôi. Hai vị trẻ tuổi này là ai? “Dư Mỹ Nhân” và “Tiểu Cô Nương” đều nói họ tên của mình. Cụ Caolại hỏi đến Cừ Dật Phu và Mã Thuần Thượng. Mã Thuần Thượng nói: - Chúng tôi là những người soạn quyển “Lịch khoa trình - mặc trìvận” bán ở các hiệu sách. Dư Mỹ Nhân nói: - Ông Cừ là cháu nội cụ thái thú Nam Xương. Thầytôi trước cũng làm quan chấm thi ở Nam Xương. Như vậ ...

Tài liệu được xem nhiều: