Ở huyện Thường Thục phủ Tô Châu, đất Ứng Thiên có một cái làng nhỏ, gọi là làng Lân Phất. Làng có độ hai trăm nhà đều làm nghề nông. Chỉ có một người họ Ngu trong thời Thành Hóa (1465-1487) có đi học đỗ tú tài đã ba mươi năm nay. Ông ta chỉ dạy học trò ở trong làng. Làng này cách thành phố mười lăm dặm. Ngoài lúc đi thi, Ngu tú tài không hề bước chân đến thành phố bao giờ. Ông ta thọ ngoại tám mươi tuổi. Người con thi hỏng, cũng sống bằng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 36 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 36 Huyện Thường Thục kẻ chân nho giáng sinh Đền Thái Bá bực danh hiền chủ tế Ở huyện Thường Thục phủ Tô Châu, đất Ứng Thiên có một cái làngnhỏ, gọi là làng Lân Phất. Làng có độ hai trăm nhà đều làm nghề nông. Chỉcó một người họ Ngu trong thời Thành Hóa (1465-1487) có đi học đỗ tú tàiđã ba mươi năm nay. Ông ta chỉ dạy học trò ở trong làng. Làng này cáchthành phố mười lăm dặm. Ngoài lúc đi thi, Ngu tú tài không hề bước chânđến thành phố bao giờ. Ông ta thọ ngoại tám mươi tuổi. Người con thi hỏng,cũng sống bằng nghề dạy học. Lúc trung niên, vẫn chưa có con nối dõi. Haivợ chồng đến điện Văn Xương đế quân để cầu tư. Ban đêm nằm mơ thấyVăn Xương tay cầm một tờ giấy đưa cho họ, trên có viết một câu ở KinhDịch “Quân tử dĩ quả hạnh dục đức” (Người quân tử nuôi dưỡng cái đức tốtbằng hạnh kiểm đứng đắn). Sau đó, người vợ có mang, đủ mười tháng sinh được một đứa con trai.Người chồng đến tạ ơn và đặt tên cho con là Dục Đức, tự là Quả Hạnh, saunày là Ngu bác sĩ. Ngu Dục Đức lên ba tuổi mồ côi mẹ, người cha mang contheo đến nơi mình dạy học. Năm Dục Đức lên sáu, người cha bắt đầu dạycho học. Năm Dục Đức lên mười thì người cha được mời dạy học ở một nhàcụ Kỳ trong làng. Thầy học và chủ nhà rất là tương đắc. Dạy học được bốnnăm, cha của Dục Đức mắc bệnh mất. Lúc lâm chung có giao Dục Đức bấygiờ mười bốn tuổi cho cụ Kỳ. Cụ Kỳ nói: - Con của ông không giống như con của người khác. Khi ông mất đi,tôi sẽ nuôi anh ấy để dạy con tôi học. Cụ Kỳ liền viết ngay tên của mình là Kỳ Liên vào một cái danh thiếp,vào thư phòng cùng với đứa con lên chín tuổi lạy chào thầy học mới. Từ đấyNgu Dục Đức dạy học ở nhà cụ Kỳ. Huyện Thường Thục là một nơi có nhiều văn nhân nổi tiếng. Bấy giờcó một người là Vân Tình Xuyên nổi tiếng nhất trong thiên hạ về thơ, từ vàcổ văn. Ngu Dục Đức mới mười bảy, mười tám tuổi thường theo TìnhXuyên học thơ văn. Cụ Kỳ nói: - Ông Ngu, ông là học trò nghèo thì học thơ văn làm gì cho vô ích.Ông phải học cái gì để mà kiếm ăn chứ! Lúc nhỏ tôi có học địa lý, có học sốtử vi. Tôi sẽ đem dạy lại ông để cho ông dùng khi nào cần. Ngu Dục Đức ra sức học tập. Cụ Kỳ lại nói: - Ông cũng nên mua mấy quyển sách thi cử để đọc. Sau này nếu thiđỗ, việc dạy học lại càng dễ. Nghe lời cụ Kỳ, Ngu Dục Đức cũng lấy sách thi cử ra đọc. Năm haimươi bốn tuổi, Ngu đi thi đỗ ở huyện. Năm sau, nhà họ Dương ở thônDương Gia cách đấy hai mươi dặm mời Ngu đến dạy, mỗi năm ba mươi lạngbạc. Đầu tháng giêng Ngu đến đó dạy học, đến tháng chạp lại trở về nhà cụKỳ ăn tết. Được hai năm, cụ Kỳ nói: - Cụ nhà ta khi còn sống đã tìm cho ông một đám ở thôn Hoàng. Naynên cưới đi. Ngu còn để dành được mười mấy lạng bạc tiền dạy học và mượn thêmmười mấy lạng tiền dạy học sang năm để cưới vợ. Cụ Kỳ cho hai vợ chồng ởnhờ nhà mình. Sau một tháng, Ngu lại đi dạy. Hai năm sau, Ngu dành dụmđược hai, ba mươi lạng bạc, thuê một cái nhà bốn gian bên nhà cụ Kỳ để ở,và thuê một người đầy tớ nhỏ. Sau khi Ngu đã đi dạy, người đầy tớ mỗi buổisáng đi ba dặm đường đến chợ để mua thức ăn, dầu, muối, rau đem về chobà chủ. Sau khi sinh nở, vợ Ngu Dục Đức mắc bệnh, tiền dạy không đủthuốc thang, mỗi ngày chỉ ăn ba bữa cháo trắng. Sau đó, sức khỏe dần dầnbình phục. Năm ba mươi hai tuổi, Ngu không có nơi nào mời dạy học nữa, người vợ nói: - Năm nay làm gì đây? - Không lo! Từ khi ta đi dạy học đến nay, mỗi năm chỉ được ba mươilạng. Năm nào, tháng giêng họ chỉ trả hai mươi lạng thôi, thì trong lòng tabuồn rầu. Nhưng đến tháng tư, tháng năm, lại thêm mấy đứa học trò, thêmmấy bài văn để chữa có thêm mấy lạng bạc nữa để bù vào tức là đủ số. Nămnào họ trả thêm mấy lạng thì trong lòng ta vui mừng, nói “Tốt! Năm nay kháđấy”. Nhưng trong nhà lại có việc xảy ra phải tiêu nhẵn số tiền. Cho nên xétcho cùng cái gì cũng có tiền định, không cần lo làm gì. Quả nhiên, qua một thời gian, cụ Kỳ đến nói: - Ở làng xa có cụ Trịnh muốn mời ông đến để cất mả. Ngu Dục Đức mang la bàn cố ý tìm một chỗ đất tốt. Chôn cất xong,họ Trịnh đem mười hai lạng bạc ra tạ ơn. Bấy giờ vào khoảng giữa tháng ba,Ngu gọi một chiếc thuyền để về nhà. Hai bên bờ nào hào, nào liễu, lại có gióthổi nhẹ nhàng, trong lòng Ngu rất khoan khoái. Đến một nơi vắng vẻ, thấymột chiếc thuyền đang đánh cá trên sông, Ngu nằm trong thuyền nhìn rangoài cửa bỗng thấy ở bên kia hồ có một người nhảy xuống sông tự tử. Ngugiật mình bảo người lái bơi thuyền đến cứu. Khi lôi lên, thì người kia áoquần ướt sũng. Cũng may bấy giờ tiết trời ấm áp. Ngu bảo cởi quần ướt ra,bảo người chèo thuyền lấy một bộ áo quần khô cho người kia thay rồi mờivào khoang thuyền hỏi tại sao lại liều thân vậy. Người kia nói: - Con vốn làm nghề cày ruộng ở là ...