Thông tin tài liệu:
Thang tổng trấn bàn bạc với hai con thu xếp hành lý để về. Lôi tri phủ đưa ra bốn lạng bạc nhờ bọn bếp của Thang làm một bữa tiệc rồi mời Thang đến nha môn của mình ăn. Hôm Thang lên đường, các quan trong thành đều đi tiễn. Thang đi đường thủy đến Thường Tức, qua hồ Động Đình theo Trường Giang về Nghi Trưng. Trên đường vô sự. Thang hỏi hai con về việc học hành hàng ngày và ngắm xem phong cảnh trên sông. Trong vòng hai mươi ngày đến đảo Sa Mã, Thang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 44 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 44 Thang tổng trấn thành công về cố hương Dư minh kính nâng chén bàn táng sự Thang tổng trấn bàn bạc với hai con thu xếp hành lý để về. Lôi tri phủđưa ra bốn lạng bạc nhờ bọn bếp của Thang làm một bữa tiệc rồi mời Thangđến nha môn của mình ăn. Hôm Thang lên đường, các quan trong thành đềuđi tiễn. Thang đi đường thủy đến Thường Tức, qua hồ Động Đình theoTrường Giang về Nghi Trưng. Trên đường vô sự. Thang hỏi hai con về việchọc hành hàng ngày và ngắm xem phong cảnh trên sông. Trong vòng haimươi ngày đến đảo Sa Mã, Thang sai một người đầy tớ về nhà trước đểchuẩn bị đón tiếp. Lão Lục nghe tin liền đến bến Hoàng Nê đón, chào chú vàhai em họ và nói chuyện ở nhà. Thang thấy hắn ăn nói liến thắng nên rất bựcvà nói: - Ta đi đã ba mươi năm về thấy mày đã lớn, nhưng mày học ở đâu cáilối ăn nói hạ lưu ấy? Rồi Thang để ý thấy thằng cháu hễ mở miệng thì một là “bẩm cụ” hailà “bẩm cụ” nên nổi giận: - Đồ hạ lưu! Sao mày ăn nói như thế! Tao không phải chú của màysao? Tại sao mày không gọi tao là “chú” mà cứ gọi là “cụ”. Nhưng Lão Lục thì vẫn cứ nói với hai công tử là “ông cả” “ông hai”.Cái đó càng làm cho Thang tổng trấn nổi giận hơn nữa: - Đồ ăn cướp, mày đáng chết! Mày đã không lo dạy dỗ em họ mày, lạigọi nó là ông cả, ông hai à! Lão Lục bị mắng mất hồn cúi mặt xuống. Về đến nhà, Thang tổng trấn lạy tạ tổ tiên và mở hành lý ra. Ngườianh nguyên là tri huyện Cao yếu nay cũng cáo lão về nhà, anh em gặp nhaurất vui mừng, cùng uống rượu mấy ngày liền. Thang không đi ra phố cũngkhông đi lên phủ thăm các quan, chỉ ở trong cái biệt thự gần bờ sông, vuichơi cầm sách và dạy con học. Tuy vậy sau ba bốn tháng, y vẫn không vừalòng về những bài văn bát cổ của con mình. Y nghĩ bụng: - Văn chương như thế này thì không bao giờ thi đỗ! Bây giờ nhân lúcở nhà, ta phải tìm cho chúng một thầy học. Và trong lòng y cứ lo lắng về việc ấy. Một hôm người giữ cổng đi vào báo: - Có ông Tiêu thứ hai ở Dương Châu đến thăm. Thang tổng trấn nói: - Đó là con ông bạn ta, nhưng không biết khi gặp anh ta, ta có nhận rađược không? Bèn bảo mời ngay vào, Tiêu Bá Tuyền vào chào. Tổng trấn thấy y đẹptrai và ăn mặc rất lịch sự; tổng trấn đáp lễ, hai người ngồi xuống. Tiêu BáTuyển nói: - Xin chúc mừng chú đã về. Cháu đáng lý phải đến sớm hơn để hầuthăm. Nhưng gần đây ông cụ Cao hàn lâm thị giảng ở Nam Kinh về hưu, cụCao đi qua Dương Châu nên cháu có giữ cụ ở lại ít hôm. Vì vậy cháu đếnđây hơi muộn. - Anh đã thi đỗ vào trường chưa? - Cháu được may mắn là ông chủkhảo trước đây đã lấy cháu vào ở trường bác sĩ. Tuy điều này không phải làhiếm nhưng cháu rất mừng là cách đây ba hôm cả thành đều học văn chươngcủa cháu, điều đó chứng tỏ nhận xét và sự cân nhắc của quan chấm thikhông phải là thiên lệch. Thang tổng trấn thấy y ăn nói linh lợi, nên giữ lại thư phòng ăn cơm,gọi hai con ra tiếp. Chiều hôm ấy, Thang nói với y rằng mình muốn tìm mộtthầy học để giảng cử nghiệp cho hai con. Tiêu Bá Tuyền nói: - Cháu gần đây có biết một người, ông ta tên là Dư Đặc, tự là Hữu Đạtngười huyện Ngũ Hà đỗ khoa minh kinh, rất thông thạo về cử nghiệp. Hiệnnay ông ta dạy trong nhà một người buôn muối, nhưng ở đấy ông ta khôngvừa ý lắm. Nếu chú muốn mời thầy dạy thì mời ông ta là hơn cả. Chú gửimột cái thư cho ông ta và cho một trong hai anh cùng đi với cháu thì ông Dưsẽ đến ngay. Tiền nuôi mỗi năm chẳng qua chỉ đến năm mươi lạng bạc thôi. Thang tổng trấn nghe vậy rất mừng, giữ Tiêu Bá Tuyền ở luôn haiđêm, sau đó viết thư mời và bảo người con cả thuê một chiếc thuyền concùng đi với Tiêu đến Dương Châu, đến cái nhà ở bên bờ sông của một ngườibuôn muối họ Ngô để thăm Dư tiên sinh. Tiêu Bá Tuyền bảo Thang Do viếtmột tờ danh thiếp đề “văn sinh”, sau này ông Dư đã làm thầy rồi thì sẽ đổi là“môn sinh, Thang Do nói: - Ông ta vừa là thầy vừa là bạn mà thôi. Bèn viết “bạn học và em”. Tiêu Bá Tuyền không làm thế nào được, đành phải miễn cưỡng cầmdanh thiếp và cùng đi đến nhà Dư. Người giữ cửa đưa thiếp của Tiêu và mờivào thư phòng. Thấy Dư đi ra đầu đội mũ vuông, mình mặc áo màu lam,chân đi giày đỏ, da mặt trắng, râu ba chòm, mắt cận thị, trạc độ năm mươi.Sau khi vào thư phòng, Dư chào hai người và ngồi xuống: - Anh Bá Tuyền! Hôm trước anh đi Nghi Trưng phải không? Anh vềđây từ bao giờ thế? - Tôi đi Nghi Trưng thăm chú tôi là Thang tổng trấn. Chú tôi giữ tôilại mấy hôm. Đây là người con của chú tôi là anh Thang Do. Tiêu lấy ở trong ống tay áo ra một tờ danh thiếp. Sau khi nhìn tờ danhthiếp Dư đặt nó trên bàn nói: - Như thế này thật là hân hạnh cho tôi quá! Tiêu nói Thang tổng trấnmuốn mời Dư làm thầy dạy học! - Vì thế cho nên chú ...