Danh mục

NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 55

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.61 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vào năm Vạn Lịch thứ 23(1) các danh sĩ nổi tiếng ở Nam Kinh dần dần tiêu mòn hết. Những kẻ đồng thời với Ngu bác sĩ, người thì đã già, người thì đã chết, người thì tản mát bốn phương, người thì đóng cửa không lo gì đến thế sự. Những nơi uống rượu, dạo chơi không còn có những người tài cao học rộng. Những người quân tử không còn ai lo đến lễ nhạc, văn chương. Ai thi đỗ làm quan là giỏi, ai thi hỏng là dốt. Những người giàu lại càng xa hoa, những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 55 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 55 Thêm bốn khách thuật trước nghĩ sau Đàn một khúc cao sơn lưu thủy Vào năm Vạn Lịch thứ 23(1) các danh sĩ nổi tiếng ở Nam Kinh dầndần tiêu mòn hết. Những kẻ đồng thời với Ngu bác sĩ, người thì đã già,người thì đã chết, người thì tản mát bốn phương, người thì đóng cửa khônglo gì đến thế sự. Những nơi uống rượu, dạo chơi không còn có những ngườitài cao học rộng. Những người quân tử không còn ai lo đến lễ nhạc, vănchương. Ai thi đỗ làm quan là giỏi, ai thi hỏng là dốt. Những người giàu lạicàng xa hoa, những người nghèo lại càng cực khổ. Dù văn có hay như LýBạch, Đỗ Phủ, phẩm hạnh có cao như Tăng Sâm, Nhan Uyên(2) cũng khôngai thèm đếm xỉa đến. Ở trong các nhà những buổi lễ gia quan(3), đám cưới,đám tang, tế lễ, bọn hương thân không bàn chuyện gì ngoài chuyện ai đượcthăng, ai đổi đi, ai bị gọi về, ai bị giáng chức. Bọn nhà nho bần tiện tìm mọicách để làm vừa ý các quan chấm thi. Tuy vậy ở trong đám thường dân cũngcó mấy người kì lạ. Một người làm nghề viết chữ tên là Quý Hà Niên. Từ nhỏ, anh takhông nhà không cửa, không nghề nghiệp gì, phải vào chùa ở. Thấy Hòathượng đánh mõ gọi các sư vào ăn, anh ta cũng xách một cái bát, đứng bêncạnh. Hòa thượng cũng không đuổi. Chữ anh ta viết rất đẹp. Anh ta khôngchịu học lối viết của người xưa, tự đặt ra một lối riêng, cứ viết theo hoa tay.Ai đến nhờ anh ta viết, thì từ ba ngày trước, anh ta ăn chay một ngày, rồimài mực một ngày, và không để cho người khác mài hộ. Chỉ viết mười bốnchữ câu đối thôi, anh ta cũng mài mất nửa bát mực. Bút anh ta dùng là thứbút đã hỏng; người ta bỏ đi. Không những thế, lúc anh ta viết, phải có bốnngười giữ giấy. Hễ họ giữ giấy không nên hồn là anh ta mắng và đánh. Lạiphải đợi khi nào cao hứng, anh ta mới viết, nếu đã không có hứng, thì dù cóvương hầu, tể tướng, dù có chồng tiền hàng đống cho anh ta, anh ta cũngkhông thèm nhìn. Tính anh ta không lo chải chuốt bên ngoài, chỉ mặc mộtcái áo rách đi đôi giày rách. Mỗi khi viết chữ có tiền thì anh ta mua đồ ăn.Còn thừa lại bao nhiêu, anh ta đem cho những người nghèo chưa hề quenbiết, không giữ lấy một đồng nào. Hôm ấy, tuyết xuống rất nhiều. Quý đithăm một người bạn, lê đôi giày rách vào làm bẩn cả thư phòng. Chủ nhàbiết tính anh ta bướng bỉnh, trong lòng không dám tỏ vẻ khó chịu, chỉ nói: - Ông Quý, giày của ông rách rồi, sao không mua một đôi giày mới? - Tôi không có tiền. - Nếu ông viết cho tôi một đôi câu đối, tôi sẽ mua cho ông một đôigiày. - Tôi có giày của tôi rồi, lấy của ông làm gì? Chủ nhà bực mình vì anh ta bẩn thỉu, chạy vào nhà lấy ra một đôi giàynói: - Mời ông đi tạm đôi giày này kẻo chân lạnh. Quý Hà Niên tức giận, không từ biệt đi thẳng ra cửa nói: - Nhà anh là nơi thế nào? Ta không được mang giày vào nhà à? Tavào ngồi nhà anh là làm cho nhà anh thêm danh tiếng, chứ ta cần quái gì đếnđôi giày của anh. Anh ta đi thẳng một mạch đến chùa Thiên Giới, ra vẻ tức giận. Anh tacùng ăn cơm với vị tăng ở đấy. Ăn xong thấy trong phòng hòa thượng cómột hộp mực rất thơm. Quý Hà Niên hỏi: - Mực này ông định dùng để viết phải không? Hòa thượng nói: - Người cháu của Thi ngự sử hôm qua đưa đến cho tôi, tôi giữ đấy đểcho một thí chủ khác (4) chứ tôi không viết. - Để tôi viết cho một đôi câu đối. Và chẳng nói, chẳng rằng, anh ta đi thẳng vào phòng lấy ra một cáinghiên lớn, chọn một thỏi mực, đổ một ít nước rồi ngồi trên giường của hòathượng mà mài mực. Hòa thượng vốn hiểu tính của anh ta nên cũng cố ýkhích để anh ta viết. Đang lúc anh ta mài mực cao hứng thì một người đầy tớvào báo: - Có ông Thi ở cầu Hạ Phù đến chơi. Hòa thượng ra đón tiếp. Người cháu của Thi ngự sử bước vào sảnh,nhìn thấy Quý Hà Niên, nhưng hai người không chào nhau, trái lại người kialại nói chuyện riêng với Hòa thượng. Quý Hà Niên mài mực xong, lấy ramột tờ giấy, trải trên bàn, gọi bốn chú tiểu ra giữ giấy. Anh ta cầm một cáibút đã hỏng chấm đầy mực, nhìn đằng sau tờ giấy một hồi rồi viết ngay mộthàng. Chú tiểu ở mé bên phải động đậy một cái, Quý cầm cái bút dí vàongười làm chú tiểu cúi gập người xuống kêu la. Hòa thượng thấy vậy vộivàng đến. Thấy Quý rất giận dữ, hòa thượng khuyên giải và tự mình giữ giấyđể anh ta viết cho xong. Người cháu của Thi ngự sử cũng đến xem, sau đó từbiệt hòa thượng. Hôm sau, một người đầy tớ nhà họ Thi đến chùa Thiên Giớigặp Quý và hỏi: - Ở đây có ông Quý làm nghề viết chữ không? - Ông muốn hỏi ông ta để làm gì? - Ông chủ tôi muốn mời ông ta ngày mai đến viết. Quý nghe vậy nói: - Được, hôm nay ông ta đi vắng ngày mai tôi nói ông ta đến. Hôm sau Quý đến nhà Thi ở cầu Hạ Phù. Anh ta vừa vào cửa thì b ...

Tài liệu được xem nhiều: