Nghiêm cống sinh đem việc lập tự lên kiện ở huyện, ở phủ đều thua. Quan không xét đến, y chỉ còn cách đi lên kinh, tưởng đâu rằng có thể mạo nhận là bà con với Chu học đạo để nhờ ông ta. Nhưng lên đến kinh thì biết tin Chu học đạo đã được bổ làm tư nghiệp Quốc tử giám. Y bèn liều mạng viết một cái thiếp đề là “thông gia” nhờ người đầy tớ đưa vào. Chu Tiến xem trong lòng nghi hoặc, vì mình không có người thông gia nào tên như thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 7 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 7 Phạm học đạo khảo hạch báo ơn thầy, Vương viên ngoại ở triều đãi nghĩa bạn Nghiêm cống sinh đem việc lập tự lên kiện ở huyện, ở phủ đều thua.Quan không xét đến, y chỉ còn cách đi lên kinh, tưởng đâu rằng có thể mạonhận là bà con với Chu học đạo để nhờ ông ta. Nhưng lên đến kinh thì biếttin Chu học đạo đã được bổ làm tư nghiệp Quốc tử giám. Y bèn liều mạngviết một cái thiếp đề là “thông gia” nhờ người đầy tớ đưa vào. Chu Tiến xemtrong lòng nghi hoặc, vì mình không có người thông gia nào tên như thế cả.Đang trầm ngâm suy nghĩ thì một người nhà đưa vào một cái thiếp chỉ viếthai chữ “Phạm Tiến”. Chu Tiến nhớ đây là người mình đã lấy đỗ ở QuảngĐông, nay đã thi đỗ ở tỉnh, lên kinh thi hội. Chu Tiến bèn bảo mời ngay vào. Phạm Tiến vào, miệng chào rối rít, cứ sụp xuống lạy mãi. Chu Tiếngiơ hai tay ra đỡ dậy, mời ngồi và hỏi ngay: - Cùng đồng hương với anh có ai họ Nghiêm đỗ cống sinh không?Ông ta vừa mới đưa thiếp vào đây, tự xưng là thông gia với ta. Người giữcửa hỏi thì ông ta bảo là người Quảng Đông, nhưng ta không có ai là thônggia ở đấy cả. - Con vừa thấy ông ta. Ông ta người huyện Cao Yếu, thông gia vớingười cũng họ Chu như thầy, nhưng không biết có là bà con của thầykhông? - Tuy cùng là họ Chu đấy nhưng không phải bà con gì hết! Chu Tiến bèn bảo người đầy tớ: - Mày ra nói với ông Nghiêm cống sinh kia rằng quan bận việc côngkhông muốn gặp và trả thiếp lại cho ông ta. Người đầy tớ vâng dạ đi ra. Chu Tiến nói với Phạm Tiến: - Trước đây ta xem bảng tỉnh Quảng Đông thấy anh đỗ cao, ta mongđợi gặp anh ngay ở kinh. Không ngờ mãi đến nay anh mới vào thi. Sao lạichậm thế? Phạm Tiến kể lại việc mình phải chịu tang mẹ. Chu bùi ngùi nói: - Anh học vấn súc tích, tuy có lâu ngày lận đận, nhưng lần này thi hộithì nhất định đỗ. Vả lại, ta vẫn thường khen anh với các quan có thế lực ởđây, nên ai cũng muốn lấy anh làm môn hạ. Anh cứ yên tâm về nhà trọ xemlại văn chương cho kĩ. Nếu tiền bạc có thiếu thốn đôi chút thì ta sẵn lònggiúp cho. - Con suốt đời xin đội ơn thầy. Phạm Tiến nói chuyện một lát, ở lại ăn cơm rồi từ biệt. Thi hội xong, quả nhiên Phạm Tiến đỗ tiến sĩ, được bổ làm ngự sử.Vài năm sau, khâm mạng ra làm giám khảo ở Sơn Đông. Ngày được lệnh rađi, Phạm Tiến đến gặp Chu Tiến, Chu Tiến nói: - Sơn Đông tuy là quê hương ta, nhưng ta không có gì làm phiền anh.Ta chỉ nhớ thời dạy học ở làng, có một đứa học trò là Tuân Mai, bấy giờ bảytuổi. Nay đã hơn mười năm thì chắc nó đã lớn. Nhà nó là nhà cày cấy, khôngbiết học hành đã khá và đã đi thi chưa. Nếu nó thi thì anh lưu ý hộ cho. Cóchỗ nào khá thì lấy nó đỗ, đó là điều ta mong ước. Phạm Tiến nghe vậy ghi nhớ đinh ninh, y đi đến Sơn Đông nhậmchức. Việc thi cử kéo dài hơn nửa năm, sau đó mới đến Duyện Châu. Thísinh thì đông, ở cả ba nhà, làm y quên mất lời dặn của Chu. Ngày sắp côngbố kết quả, y sực nhớ: - Ta làm ăn như thế này à! Thầy ta bảo ta lưu ý đến tên Tuân Mai ởhuyện Vấn Thượng. Ta đâu dám trái lời. Thật là lơ đễnh quá. Phạm Tiến bèn vội vàng giở danh sách thí sinh ra xem một lượt,không thấy có tên Tuân Mai, y lại dò tất cả sáu trăm quyển thi hỏng ở cácphòng ra, xem từng quyển một, vẫn không thấy quyển nào là của Tuân Maihết. Lòng y buồn bã nói: - Vô lí! Nó không thi sao? Phạm Tiến lại nghĩ: - Nếu tên nó ở đây mà tìm không ra thì mai sau còn mặt mũi nào nhìnthầy ta nữa. Ta phải xem kĩ! Dầu mai có hoãn công bố kết quả cũng được. Trong bữa ăn với những người mạc khách(1). Phạm Tiến chỉ nghĩ đếnviệc ấy không sao yên tâm được, những mạc khách cũng vì vậy mà bồn chồnkhông yên. Một người mạc khách trẻ tuổi tên là Cừ Cảnh Ngọc nói: - Thưa ngài, việc này giống như một việc cũ. Mấy năm trước, có mộtông được cử đi chấm thi ở Tứ Xuyên. Một hôm ông ta đang uống rượu vớiông Hà Cảnh Minh, lúc rượu say ông Cảnh Minh nói lớn: “Văn chương ở TứXuyên như Tô Thức(2) thì đáng xếp hàng thứ sáu”. Ông ta nhớ lời nói đó.Ba năm sau, ông ta rời bỏ Tứ Xuyên trở về. Gặp ông Hà, ông ta nói: “Conđến ở Tứ Xuyên ba năm, tìm khắp nơi nhưng không thấy ai là Tô Thức đi thicả, có lẽ là ông ta tránh không đi thi chăng?” Cảnh Ngọc nói xong, lấy ống tay áo che miệng cười, rồi lại nói: - Không biết Chu tư nghiệp nói với ngài về việc Tuân Mai trongtrường hợp nào? Phạm Tiến là người thực thà, không hiểu y nói đùa nên cau mày: - Nếu văn chương Tô Thức kém, tìm cũng không ra thì thôi! ChứTuân Mai là người thầy học bảo tôi cất nhắc, tìm không được thật không tiệnchút nào. Một người nhiều tuổi là Ngưu Bố Y nói: - Người huyện Vấn Thượng à? Sao không đem mấy chục quyển củanhững người đỗ ra ...