Danh mục

NHO LÂM NGOẠI SỬ - LỜI GIỚI THIỆU

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.09 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với “Thủy Hử truyện” của Thi Nại Am, “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần “Nho Lâm Ngoại Sử” (Chuyện làng nho) của Ngô Kính Tử là một tác phẩm giá trị nhất của tiểu thuyết Trung Quốc. Trong bài tựa viết thời Đồng Trị, một nhà phê bình đã nói: “Tôi khuyên các bạn không nên đọc quyển tiểu thuyết này, vì đọc nó một lần các bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã gặp những nhân vật của nó suốt ngày trong đời”. Riêng nhận xét này cũng đủ chứng minh giá trị hiện thực của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - LỜI GIỚI THIỆU NHO LÂM NGOẠI SỬ LỜI GIỚI THIỆU Cùng với “Thủy Hử truyện” của Thi Nại Am, “Hồng lâu mộng” củaTào Tuyết Cần “Nho Lâm Ngoại Sử” (Chuyện làng nho) của Ngô Kính Tửlà một tác phẩm giá trị nhất của tiểu thuyết Trung Quốc. Trong bài tựa viếtthời Đồng Trị, một nhà phê bình đã nói: “Tôi khuyên các bạn không nên đọcquyển tiểu thuyết này, vì đọc nó một lần các bạn sẽ cảm thấy rằng mình đãgặp những nhân vật của nó suốt ngày trong đời”. Riêng nhận xét này cũngđủ chứng minh giá trị hiện thực của nó như thế nào. Lỗ Tấn trong “TrungQuốc tiểu thuyết sử lược” khẳng định rằng “Nho Lâm Ngoại Sử” là tiểuthuyết châm biếm xã hội đầu tiên, và về mặt này, từ xưa đến nay nó vẫn vôđịch. I. Tác giả Ngô Kính Tử (1701 - 1754) tự là Mẫn Hiên, lại có tên tự là Văn Mộc,sinh năm 1701 ở huyện Toàn Tiêu, tỉnh An Huy, phía bắc bờ sông DươngTử. Gia đình ông mấy đời nổi danh về khoa hoạn. Trong đời cố, có bốnngười đỗ tiến sĩ, sang đời ông nội, có người đỗ bảng nhỡn, tiến sĩ. Người chalàm giáo dụ ở huyện được vài năm rồi bị cách chức vì trái ý quan trên, vềnhà được một năm rồi mất. Gia đình ấy để lại cho ông một gia tài giàu có, vô số bà con, bạn bè làquan lại, tiến sĩ, cử nhân, cùng với cái mộng thi đỗ làm quan để nối nghiệpnhà. Nhưng tất cả đều tan rã mau chóng. Năm hai mươi tuổi, Kính Tử thi đỗtú tài ở phủ, nhưng lên tỉnh thi lại hỏng. Kinh nghiệm thi cử của bản thâncùng với kinh nghiệm làm quan của cha đã làm cho chàng thanh niên chánngán về con đường khoa hoạn. Ông lại sẵn thói phong lưu, tiêu tiền như rác,nên chẳng bao lâu, gia sản cha ông để lại đều không cánh mà bay. Bấy giờbạn bè trở mặt, tôi tớ bỏ đi, họ hàng lảng hết, ông phải bỏ nhà lên NamKinh. Cuộc đời ở Nam Kinh là cuộc đời lao động chật vật và khổ cực. Mùađông không có lửa đốt và nhiều khi phải nhịn đói hai ba hôm liền. Nhưngchính nó đã giúp ông tiếp thu những tư tưởng dân chủ của Cố Viên Võ,Hoàng Tôn Hy, chủ trương chống khoa cử bát cổ, chống lễ giáo và học vấnnhồi sọ của Tống Nho. Nó cũng giúp cho ông thấy rõ bản chất xấu xa củatầng lớp nho sĩ đã cấu kết với ngoại tộc Mãn Thanh gây ra cái tệ quantrường làm xã hội điêu đứng và do đó, ông đã đoạn tuyệt được về tình cảmvới giai cấp thống trị và thấy cái đẹp ở quần chúng, ở những người lao độngbình thường bị bọn thống trị khinh miệt. Vì vậy, năm ba mươi sáu tuổi, ôngđược cử lên Bắc Kinh dự vào khoa thi “Bác học hồng từ”, vinh dự lớn nhấtcủa nho sĩ Mãn Thanh, thì ông kiên quyết chối từ, dù rằng ông biết rõ conđường danh lợi đã mở ra trước mắt. Vào khoảng bốn mươi lăm tuổi, ông viết“Nho Lâm Ngoại Sử”; ngoài ra, ông còn viết “Thi thuyết”, “Mộc Sơn phòngtập”. Ông mất ở Dương Châu năm 1754 Cuộc đời của Ngô Kính Tử là cuộc đời của một thứ “ẩn sĩ”, nhưng tác phẩm mà ông để lại cho đời sau lại là một tác phẩmchiến đấu. Tác giả đã dùng hình tượng nghệ thuật để đả phá chế độ thi cử vàchế độ quan trường, và qua đề tài trung tâm ấy, tác giả đã phê phán tầng lớptrí thức phong kiến về tất cả mọi mặt: học vấn, đạo đức, tư cách để làm nổibật những tư tưởng dân chủ. Đối với văn học “Nho Lâm Ngoại Sử” có ba ưuđiểm nổi bật: nội dung hiện thực, tư tưởng dân chủ và nghệ thuật châm biếmsâu sắc. Chính ba điều đó làm cho ngày nay đọc lại chúng ta không khỏingạc nhiên vì nó mới mẻ lạ thường. II. Hiện thực tính của tác phẩm Như Lỗ Tấn nhận định, “sự thực là lẽ sống của văn châm biếm ”NhoLâm Ngoại Sử sở dĩ thành tác phẩm châm biếm vĩ đại trong văn học, chínhvì nó bám chắc lấy sự thực của xã hội đương thời. Xã hội được miêu tả lại trong tác phẩm là xã hội đời Thanh ở giữa thếkỉ XVIII. Người Mãn Thanh xâm chiếm Trung Quốc từ 1644. Muốn củng cốsự thống trị, nhà Thanh ra sức thống trị về mặt tinh thần. Một mặt, chúnggây ra những vụ “văn tự ngục” để giết những người viết những điều chốnglại nhà cầm quyền. Một mặt, chúng dùng hình thức thi bát cổ để lung lạc tríthức. Bát cổ hay kinh nghĩa là một lối văn có tám vế. Người viết chỉ có thểtrích dẫn ở “Ngũ Kinh”, “Tứ Thư”, không được nói gì đến hiện tại. Mưu môcủa nhà Thanh đã thành công to lớn. Tất cả bọn nho sĩ đều rơi vào bạm bẫy:ai không làm văn bát cổ thì không phải nhà nho. Để tránh “ngục văn tự”, Ngô Kính Tử phải đặt câu chuyện vào đờiMinh, nhưng tất cả mọi sự việc, nhân vật đều là những sự việc và nhữngnhân vật của đời Thanh. Gia đình họ Đỗ ở Thiên trường là gia đình tác giả,những nhân vật như Ngu Dục Đức, Mã Thuần Thượng, Trì Hành Sơn v.v...đều dựa vào những người bạn của tác giả. Đỗ Thiếu Khanh, anh chàng phágia chi tử chính là bản thân Ngô Kính Tử. Đối với thời đại tác giả sống,phương pháp thể hiện này là một phương pháp mới mẻ và táo bạo. Tác giảkhông lấy đề tài trong lịch sử quá khứ, trong truyền thuyết; những nhân vậtkhông phải những vị anh hùng với những tìn ...

Tài liệu được xem nhiều: