Thông tin tài liệu:
Nhóm côn trùng ít phổ biến hại Sầu RiêngHọ: Pyralidae- Bộ: Lepidoptera ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI Trứng hình bầu dục, dài khoảng 2-2,5 mm. (trước và giữa) và hai đốt thân ở cuối đuôi thường có mầu trắng hơi hồng, các đốt còn lại có mầu hồng. Trong mỗi đốt ở sống lưng cơ thể có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm đều có lông cứng nhỏ, mỗi đốt cơ thể cũng có một đốm nhỏ mầu nâu ở bên hông cơ thể, kế bên khí khổng mầu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhóm côn trùng ít phổ biến hại Sầu RiêngHọ: Pyralidae- Bộ: Lepidoptera Nhóm côn trùng ít phổ biến hại Sầu RiêngHọ: Pyralidae- Bộ: LepidopteraĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁITrứng hình bầu dục, dài khoảng 2-2,5 mm. Trứng mớinở có mầu trắng sữa sau đó trở nên vàng nhạt. Ấu trùngphát triển đầy đủ dài khoảng 22 mm, đầu nâu, thân mìnhsâu có mầu trắng ửng hồng, hai đốt ngực (trước và giữa)và hai đốt thân ở cuối đuôi thường có mầu trắng hơihồng, các đốt còn lại có mầu hồng. Trong mỗi đốt ởsống lưng cơ thể có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, haiđốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm đều có lông cứngnhỏ, mỗi đốt cơ thể cũng có một đốm nhỏ mầu nâu ở bênhông cơ thể, kế bên khí khổng mầu đen. Cả phần mặtbụng của cơ thể cũng có những đốm nâu nhạt với lôngnhỏ.Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc ban đêm, chiềudài sải cánh: 2,5 mm, chiều dài thân: 12mm. Toàn thân vàcánh mầu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Nhộng lúcđầu mầu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang mầu nâu khisắp vũ hóa, dài khoảng 13mm, chiều ngang 4mm. Kíchthước thành trùng (ấu trùng, nhộng) và số lượng chấmđen cũng như cách phân bố của chấm đen trên cánh tùythuộc vào thức ăn và các cây ký chủ. Thường C.puctiferalis có kích thước lớn nhất khi gây hại trên Ổi vànhỏ nhất khi gây hại trên Mãng Cầu Xiêm.ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ GÂY HẠILoại này cũng được ghi nhận gây hại trên Nhãn, Ổi,Chôm Chôm và cả trên Mãng Cầu Xiêm. Trên Sầu Riêng,thành trùng đẻ trứng trên các vỏ trái non. Âúu trùng nở rathường chọn nơi gần cuống trái để đục vào bên trong trái.Đầu tiên sâu tấn công võ trái Sầu Riêng, sau đó khi tuổilớn, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái Sâu thường hóanhộng ngay trên đường đục, gần bề mặt của vỏ trái hoặcsâu chui ra ngoài, nhã tơ, kết lá và phân thành kén rồi hóanhộng trong kén ngay giữa các gai của trái, giai đoạnnhộng: 8-12 ngày.Sâu thường đục trái ngay từ khi trái còn nhỏ, vào giaiđoạn này nếu bị gây hại, trái sẽ bị biến dạng và bị rụngsau đó, nếu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽlàm mất phẩm chất của trái. Bên cạnh đó, khi bị sâu gâyhại, trái thường bị các loại nấm bệnh tấn công làm thốitrái. Triệu chứng để nhận diện là từng đám phân mầu nâuđậm do sâu thải ra bên ngoài lổ đục. Thường trái chùm bịgây hại nhiều hơn trên trái đơn.BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊHàng tuần theo dõi diển biến mật số sâu và thiên địch củasâu (quan sát 10% cây trong vườn, 5 trái/cây và % trái bịđục).Phát huy vai trò của thiên địch trong tự nhiên như các loạibọ xít ăn mồi, nhện và Kiến Vàng Oecophyllasmaragdina.Tỉa bỏ trái bị nhiễm trong chùm trái non, trong chùmtrái chưa bị nhiễm nên sử dụng miếng giấy cứng hoặcmiếng cây để chêm giữa các trái để hạn chế sự gây hại .Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi 10% số trái quan sát bịnhiễm sâu.