Danh mục

Nhu cầu cấp bách và cần thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.06 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nhu cầu cấp bách và cần thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước" nêu lên thực trạng về nhu cầu đào tạo lớp người có chuyên môn, có nghề của nước ta; đề cập đến nhu cầu đào tạo cho một chuyên ngành đó là du lịch; đóng góp một số giải pháp cần cấp cho sự nghiệp dạy nghề nói chung;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu cấp bách và cần thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước NHU CẦU CẤP BÁCH VÀ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO ĐẤT NƯỚC Trình Quang Phú1 Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Abstract Our country has a population of 100 million, one of the top countries with a goldenpopulation. It is a favorable condition for the country to develop. However, education andtraining for such workforce is required. Without a timely training strategy, the population will belarge, unemployment will be high and the country will face difficultties. Our Party has determinedthat in order to industrialize the country, over 70% of the workforce must be trained, and thesocial labor force must have 60% of high-quality training and education, making this as a one ofthree breakthroughs to ensure that our country becomes a modern industrialized country,entering the top among ASEAN countries. Keywords: golden population, training for the workforce, three breakthroughs. Nước ta đã có dân số đến 100 triệu người, vào tốp những nước có dân số vàng.Đó là điều kiện để đất nước có nguồn năng lực để phát triển. Tuy nhiên, phải có đào tạo.Không có chiến lược đào tạo kịp thời thì dân đông, thất nghiệp sẽ nhiều và đất nước khókhăn. Đảng ta đã xác định để công nghiệp hóa đất nước phải có trên 70% lực lượng laođộng được qua đào tạo, và lực lượng lao động xã hội phải có 60% được đào tạo và đàotạo có chất lượng cao, coi đây là một trong ba khâu đột phá để đảm bảo đưa nước ta trởthành nước công nghiệp hiện đại, lọt vào những nước tốp đầu Asean. Dưới đây, tôi nêu thực trạng về nhu cầu đào tạo lớp người có chuyên môn, có nghềcủa nước ta. Ở nước ta hiện nay có 600 nghìn Doanh nghiệp, chỉ cần 1 doanh nghiệp có 30 laođộng được đào tạo qua thì đã có đến 18 triệu lao động cần đào tạo. Mỗi năm nước ta có500 nghìn lao động đi xuất khẩu, nhưng số được đào tạo chỉ 20%. Mức lương bình quânchỉ mới là 500 USD/tháng cho một người, nhưng mỗi năm thu về trên 2 tỷ USD tươngđương bằng tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, bằng 5 triệu tấn gạo. Hàng triệunông dân cày sâu cuốc bẩm sản phẩm xuất khẩu cũng chỉ bằng 500 nghìn lao động xuấtkhẩu hiện tại. Ở các nước người lao động được đào tạo như Philipine đi lao động tạp vụở Singapore chẳng hạn mỗi tháng lương được 1 nghìn rưỡi USD, ở Nhật 3 nghìn USD,ở Pháp cũng phải 1.500-2000 EUR. Nếu người lao động Việt Nam ta được đào tạo để cómức lương từ 1.000 đến 2.000 USD thì ngoại tệ thu được sẽ là khoảng 10 tỉ USD/năm,con số thu về gấp mấy lần so với người lao động không qua đào tạo. Tôi cho rằng nếuchúng ta đào tạo được, đào tạo tốt, không những có kim ngạch thu về rất đáng kể màchúng ta có đội ngũ con người có kỹ thuật, họ được rèn luyện ở xứ người 3-5 năm trở vềnước sẽ là thợ có tay nghề cao, có tác phong lao động công nghiệp tiên tiến và đất nướcsẽ có sản phẩm chất lượng cao hơn. Tôi nhớ, hồi Bác sĩ Tôn Thất Tùng còn sống, ông nói1 trinhquang40@gmail.com218chuyện thế này: “Người ta khen tôi mổ giỏi, khen tôi là bàn tay vàng, thưa các anh, nếukhông có các y tá giỏi thì tôi không thể mổ được, tôi không thể làm được gì cả, mổ đếnđâu, tôi cần cái gì, các y tá biết và tiếp cho tôi để cái đầu tôi chỉ tập trung cho những giảipháp tốt nhất cho người bệnh, nếu không có y tá giỏi thì bác sĩ không thể giỏi được”.Vì vậy, nếu không có thợ giỏi thì thầy giỏi không thể làm được gì cả; như đồng chí VũNgọc Hoàng nói tôi rất tán thành, “đất nước ta nếu không có đội ngũ thợ giỏi thì khôngthể công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công được”. Nói như vậy để thấy rằng cần đổimới phương thức đào tạo nghề để theo kịp các nước khu vực thì mới có lớp thợ có taynghề cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sau đây, tôi muốn đề cập đến nhu cầu đào tạo cho một chuyên ngành đó là du lịch. Hiện tại thế giới đang xếp Việt Nam là một điểm đến của du lịch thế giới và nướcta đang phấn đấu để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành kinh tế xanh.Theo dự báo của ngành du lịch thì đến 2025 cơ sở lưu trú sẽ có xấp xỉ một triệu buồngphòng khách sạn và 2030 sẽ là một triệu rưỡi. Du lịch thì không phải chỉ có buồng phòng,du lịch là thăm quan, là xem, là lưu trú, là ẩm thực, là thể thao, là vui chơi thưởng ngoạn,là mua sắm… Nó là ngành kinh tế tổng hợp mang đậm tính văn hóa dân tộc. Vì vậy nếucó một triệu phòng lưu trú thì các lĩnh vực khác cũng có nhu cầu lớn về nhân lực. Trướcđại dịch Covid cả nước có 2 triệu rưỡi lao động làm trong ngành du lịch. Sau đại dịch sốngười giảm đến 50%. Theo điều tra xã hội học số nhân viên ngành du lịch đã được đàotạo chỉ hơn 40%, gần 40% là từ các ngành khác chuyển qua và 20% là lao động chưa quađào tạo. Số đã được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: