Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực Toán kinh tế được rất nhiều các trường đại học ở Việt Nam quan tâm. Bài viết này trình bày một số vấn đề như nhu cầu nguồn nhân lực, và một số hàm ý về mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra trong khi xây dựng chương trình đào tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Toán kinh tế và một vài hàm ý
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
16.
NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH TOÁN KINH TẾ VÀ MỘT VÀI HÀM Ý
TS. Lê Dân
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt
Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, nhu cầu phân tích định
lượng rất được quan tâm ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó, nhu cầu nguồn nhân lực về
Toán kinh tế rất cao. Chính vì vậy, nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nguồn
nhân lực Toán kinh tế được rất nhiều các trường đại học ở Việt Nam quan tâm. Bài viết
này trình bày một số vấn đề như nhu cầu nguồn nhân lực, và một số hàm ý về mục tiêu
đào tạo và chuẩn đầu ra trong khi xây dựng chương trình đào tạo.
Từ khóa: Toán kinh tế, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, phân tích dữ liệu, chương
trình đào tạo.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong môi trường cạnh tranh, để thành công, đặc biệt duy trì sự thành công đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng thông tin hỗ trợ ra
quyết định. Khi mà dữ liệu bùng nỗ, đặc biệt là dữ liệu lớn thì xử lý thông tin ngày
càng phức tạp, đòi hỏi phải có công cụ xử lý mạnh, hiệu quả và nâng cao năng lực
trong xử lý dữ liệu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải phát triển nguồn nhân lực
phân tích dữ liệu chất lượng cao. Từ đó, tạo ra cơ hội và thách thức trong đào tạo
nguồn nhân lực phân tích định lượng cho các trường đại học. Trong phân tích định
lượng các vấn đề kinh tế hiện thời, các chuyên gia thực hiện những dự án phân tích
cần am hiểu về mô hình toán kinh tế. Mô hình toán kinh tế là những mô hình toán
162
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
về những mối liên hệ kinh tế. Ví dụ, để mô tả mối liên hệ giữa kết quả sản xuất (như
GDP, giá trị gia tăng, hay lợi nhuận,...) với các nhân tố như vốn, lao động cần thiết lập
các hàm sản xuất (như hàm sản xuất Cobb-Douglas); để mô tả mối liên hệ giữa giữa
chi phí và quy mô sản xuất, cần có hàm chi phí; để mô tả mối quan hệ giữa cung và
cầu cần có các hàm cung, hàm cầu; để mô tả mối quan hệ cân đối giữa các ngành cần
bảng cân đối liên ngành (Bảng I/O)... Những mô hình này cần được xây dựng một
cách khoa học và đảm bảo tính vững, thỏa mãn những ràng buộc, những quy luật kinh
tế. Tất cả những vấn đề này rất cần những chuyên gia toán kinh tế. Những mô hình
này, giúp cho các chuyên gia phân tích lựa chọn mô hình tốt hơn để phân tích trong
những tình huống của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các mô hình này cũng là cơ sở để
các chuyên gia lập trình xây dựng những thuật toán lập trình để xây dựng các phần
mềm phân tích dữ liệu. Phải nói rằng, với dữ liệu lớn thì tin học hóa phân tích dữ liệu
và tất yếu. Tuy nhiên, các chuyên gia lập trình hiện nay ở Việt Nam không hiểu nhiều
về các mô hình phân tích, thuật toán phân tích nên rất khó để lập trình được và đỏi
hỏi các chuyên gia xây dựng mô hìn và đề xuất thuật toán phân tích. Như vậy, có thể
nói nhu cầu những chuyên gia toán kinh tế rất cần trong thực tiễn và khoa học dữ liệu.
Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình đào tạo về
thống kê, khai phá dữ liệu, khoa học dữ liệu, kinh doanh thông tin, kỹ sư công nghệ
thông tin đáp ứng nhu cầu phân tích định lượng. Tuy nhiên, những chương trình đào
tạo đó có những hạn chế nhất định về kiến thức Toán ứng dụng và Kinh tế, là những
kiến thức cốt lõi trong tư duy và phân tích định lượng. Còn các chương trình đào tạo
về Toán kinh tế cũng đã triển khai nhưng cũng cần rà soát, đánh giá lại về mục tiêu,
chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, lộ trình học để để trang bị kiến thức, kỹ năng và
thái độ cốt lõi cho sinh viên để khi ra trường có thể đáp ứng được những yêu cầu của
doanh nghiệp, và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
2. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Hiện nay, một số chương trình đào tạo còn mang nặng tính hàn lâm, và do đó, sinh
viên ra trường sẽ gặp khó khăn khi trực tiếp giải quyết những bài toán thực tế của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, ở Việt Nam, hiện đang tồn tại một số quan điểm tiếp cận
về chương trình đào tạo Toán kinh tế, cụ thể như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chương trình Toán kinh tế phải theo hướng ứng
dụng, phải đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. Theo quan điểm
163
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
này, khi xây dựng chương trình đào tạo ngay cả trong quá trình đào tạo phải có tham
gia của các chuyên gia từ các doanh nghiệp. Việc xây dựng mục tiêu đào tạo phải xuất
phát từ thị trường lao động và chắc chắn đảm bảo tính linh hoạt hơn khi hướng đến các
vấn đề học tập suốt đời. Cũng từ quan điểm này, quy trình xây dựng chương trình cũng
có khác trước, thông thường trước đây, những người xây dựng chương trình đào tạo
căn cứ vào chương trình đào tạo tham khảo và căn cứ và nguồn lực sẵn có để đề xuất
các học phần, còn hiện nay phải có những điều tra nghiêm túc từ các doanh nghiệp về
mục tiêu và chuẩn đầu ra và từ đó mới lựa chọn những học phần phù hợp.
Quan điểm thứ hai cho rằng, chương trình Toán kinh tế là chương trình mang tính
đa ngành, nghĩa là các kiến thức, kỹ năng, thái độ liên quan đến nhiều ngành, từ kinh
tế, quản trị kinh doanh, toán, thống kê và công nghệ thông tin. Theo quan điểm này,
khi xây dựng chương trình đào tạo phải tạo sự hài hòa, cân đối giữa các khối kiến
thức, kỹ năng.
Quan điểm thứ ba cho rằng, khi xây dựng chương trình đào tạo phải đảm bảo
tính hiện đại và cạnh tranh. Chương trình đào tạo tại mỗi trường phải đảm bảo sinh
viên ra trường có việc làm và thành công, đồng thời có sức thu ...