Danh mục

Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.90 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích nhu cầu gửi trẻ độ tuổi mầm non của công nhân trong các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra những hạn chế cả về số lượng và chất lượng trường mầm non ở các KCN, cũng như những khó khăn, bức xúc của công nhân đối với thực trạng này. Trên cơ sở đó phân tích nhu cầu dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non tại các KCN ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nayNhu cầu dịch vụ công tác xã hộitrong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm nontại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nayPhạm Văn Hà(*)Tóm tắt: Bài viết phân tích nhu cầu gửi trẻ độ tuổi mầm non của công nhân trong cáckhu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra những hạn chế cả về sốlượng và chất lượng trường mầm non ở các KCN, cũng như những khó khăn, bức xúccủa công nhân đối với thực trạng này. Trên cơ sở đó phân tích nhu cầu dịch vụ công tácxã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non tại các KCN ở Việt Nam hiện nay(**).Từ khóa: Công tác xã hội, Dịch vụ xã hội, Trẻ mầm non, Đời sống công nhânỞ Việt Nam hiện nay, tỷ lệ đối tượngdễ bị tổn thương là rất lớn. Cụ thể là gần 9triệu người cao tuổi, 6,7 triệu ngườikhuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt, khoảng 2,7 triệu đối tượng bảotrợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàngtháng... Với số lượng những người yếu thếnhiều như vậy thì nhu cầu cần trợ giúp củacác dịch vụ công tác xã hội là không nhỏ(Theo: Ng. Síu, C. Hòa, 2015). (∗)(**)Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cáctổ chức chính trị - xã hội đã ban hành(∗)TS., Hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn;Email: phamvanha60@yahoo.com(**)Nội dung bài viết dựa trên kết quả nghiên cứucủa Đề tài “Chăm sóc con công nhân trong độ tuổinhà trẻ, mẫu giáo tại các KCN - Thực trạng và giảipháp” do Trần Thu Phương làm chủ nhiệm, BanNữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủtrì thực hiện năm 2014 tại 7 tỉnh/thành (Hà Nội,Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng,Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai).nhiều chủ trương, chính sách để trợ giúpcho các đối tượng nói trên. Tuy nhiên,việc trợ giúp chưa thực sự toàn diện; chưacó sự phối kết hợp liên ngành trong trợgiúp cho từng trường hợp cụ thể; chưađánh giá được nhu cầu để quản lý trườnghợp; chưa phát hiện sớm, can thiệp sớmvà trợ giúp, chăm sóc, phục hồi theohướng dựa vào cộng đồng.Thực tế cho thấy, công nhân tại cácKCN cũng là một trong những đối tượngcần được trợ giúp, bởi đặc thù công việccủa họ là phải làm việc căng thẳng, mệtmỏi do áp lực công việc, cường độ laođộng cao, nhiều doanh nghiệp tính chấtlao động phức tạp, thu nhập thấp, côngnhân thường xuyên phải làm việc tăng ca,tăng giờ, nhiều chủ doanh nghiệp nợlương, đóng bảo hiểm xã hội chậm hoặckhông đóng, các chế độ chính sách thựchiện không đầy đủ,... Trong khi đó, mộtbộ phận không nhỏ công nhân ở độ tuổiNhu cÇu dÞch vô…đang nuôi con nhỏ, việc gửi con trẻ đếntrường mầm non là bài toán “nan giải” đốivới họ hiện nay, đòi hỏi cần có nhữngchính sách trợ giúp phù hợp.1. Thực trạng số lượng và chất lượngtrường mầm non tại các khu công nghiệp* Về số lượngTheo số liệu của Tổng cục Thống kê,năm 2013 cả nước có 13.841 nhà trẻ, mẫugiáo (trường mầm non), với 125.486 lớphọc, đón nhận 3.614.066 trẻ (Tổng cụcthống kê, 2014, tr.641).Ở bậc học mầm non hiện nay, cả nướcthiếu khoảng 27.000 giáo viên và 363trường mầm non (Trần Thu Phương,2014). Hơn nữa, số lượng các trường phânbố không đều, gần như “vắng bóng”trường mầm non trong các KCN. Nhiềucấp chính quyền, doanh nghiệp trong cácKCN chưa quan tâm xây dựng trườngmầm non, với nhiều lý do như: không cóquỹ đất, thiếu kinh phí, khó khăn trongviệc tổ chức và quản lý...Thực tế qua điều tra, khảo sát sốlượng các trường mầm non tại các địaphương nơi công nhân làm việc và sinhsống cho thấy, có 59,8% trường mầm noncông lập, 19,9% trường tư thục, 17,2% cơsở (điểm trông giữ trẻ) do người dân tự tổchức xung quanh KCN, chỉ có 2,1%trường thuộc KCN và 1,1% trường dodoanh nghiệp tự tổ chức (Trần ThuPhương, 2014, tr.48).Tại 7 địa phương được khảo sát, côngnhân gửi con đến các trường công lậpchiếm 42,3%, 21,3% gửi con tại cáctrường mầm non (hoặc điểm trông giữ trẻ)do người dân tự tổ chức, 21% gửi con tạicác trường tư thục, chỉ có 1,1% gửi contại các trường mầm non thuộc KCN và1,8% gửi con tại các trường do doanhnghiệp tự tổ chức. Tỷ lệ công nhân gửi35con đến các trường mầm non thuộc KCNhoặc trường do doanh nghiệp tự tổ chức làrất ít bởi số lượng trường không đáp ứngđủ nhu cầu gửi con của họ. Trên thực tế,trong các KCN và doanh nghiệp gần như“vắng bóng” các trường mầm non, nên tỷlệ công nhân gửi con vào trường mầm nonở KCN là rất thấp (không đáng kể).* Về chất lượngĐể đánh giá chất lượng trường mầmnon trong các KCN, phải nhìn nhận ởnhiều phương diện, từ trang thiết bị dạy vàhọc, cơ sở hạ tầng đến đội ngũ giáoviên… Nhiều cơ sở trường lớp hiện tạivừa xuống cấp vừa lạc hậu, kéo chấtlượng dạy và học xuống thấp. Đội ngũgiáo viên còn thiếu về số lượng, hạn chếvề chất lượng, nhất là ở các KCN có đônglao động nữ. Bên cạnh đó, việc thực hiệnchế độ chính sách cho giáo viên mầm nonở một số địa phương còn nhiều bất cập,dẫn đến việc một bộ phận giáo viên chưayên tâm công tác. Ở nhiều trường mầmnon tư thục, cơ sở trông giữ trẻ tại nhàdân, nhiều giáo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: