Nhức đầu - dùng thuốc thế nào?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhức đầu - dùng thuốc thế nào? Nhức đầu - dùng thuốc thế nào? Nhức đầu không chỉ gây khó chịu về mặt cảm giác mà còn liên quanđến vấn đề tình cảm, tâm lý. Thực chất, nhức đầu là triệu chứng của rấtnhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm nguyên nhân tại chỗ, toàn thân hoặcdo các bệnh lý trong sọ não hoặc do nguyên nhân tâm lý. Nguyên nhân - Các bệnh lý sọ não: Như bị u não, viêm màng não, co thắt mạch máu nãođưa đến nhức nửa đầu. - Nguyên nhân tại chỗ: Bao gồm các bệnh tai - mũi - họng như viêm cácxoang, viêm tai..., bệnh vùng răng hàm mặt như sâu răng, viêm xương, tuỷ răng,hàm, lệch khớp cắn, ... hay các bệnh về mắt như các rối loạn khúc xạ, các bệnhxương khớp đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. - Nguyên nhân toàn thân: Gồm rất nhiều bệnh nội khoa, bệnh tăng huyết áp,các bệnh đường tiêu hoá, thậm chí cả do chứng táo bón. Nguyên nhân nhiễm trùngnhư nhiễm cúm, viêm phổi, sốt rét... hoặc ngộ độc như ngộ độc rượu, ngộ độcthuốc, ngộ độc thức ăn... Ngoài các nguyên thực thể, nhức đầu có thể xuất phát từ những nguyênnhân tâm lý. Làm việc quá căng thẳng, những rắc rối về tình cảm, những tìnhhuống bức bách trong các mối quan hệ xã hội đều có thể dẫn đến nhức đầu đó làchưa nói đến còn có loại nhức đầu mà không xác định được nguyên nhân. Thuốc điều trị Các thuốc thông thường được sử dụng chủ yếu là các thuốc giảm đau chốngviêm không steroid (thuốc giảm đau nhóm NAID). Ngay cả trong nhóm này,người bệnh cũng chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 được đề xuất bởi Tổ chức Y tế thế giới. Điển hình và phổ biến của nhóm này là thuốcparacetamol (còn có tên acetaminophen), aspirin hoặc một thuốc chống viêmkhông steroid (viết tắt NSAID) để trị nhức đầu. Cần sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng. Như đối với người lớn, liềuthông thường của paracetamol không nên quá 3g/ngày (mỗi lần 500-1.000mg, 3lần/ngày). Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gankém. Thời gian dùng paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Tuy nhiên, uống Acetaminophen liều cao trong thời gian dài có thể gây hưgan, hư thận. Uống liều trên 15g có thể gây tử vong do hư gan không hồi phục vàtuyệt đối tránh uống Acetaminophen khi uống rượu vì dễ gây tổn thương gan. Aspirin là thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, loét và cóthể gây chảy máu dạ dày tuy hiện nay trên thị trường đã có loại aspirin được bàochế ở dạng viên bao phim hạn chế sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc dạ dàynhưng vẫn không loại bỏ hết nguy cơ gây tác dụng phụ trên dạ dày và khả nănghấp thụ lại kém, đặc biệt là uống lúc ăn no. Cần lưu ý aspirin có thể gây chảy máu, do đó nên tránh dùng cho nhữngngười có rối loạn máu hoặc bị bệnh huyết áp; không chung với các thuốc khángđông có thể gây chảy máu chết người, không dùng cho người có bệnh suyễn,người chuẩn bị phẫu thuật hoặc trẻ em dưới 15 tuổi đang bị cúm có thể gây nguyhiểm chết người (hội chứng Reye). Chính vì vậy khi sử dụng thuốc giảm đau,người bệnh cũng phải theo đơn của bác sĩ.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y tế sức khỏe thuốc dược học y học thường thức thuốc và sức khỏe cách sử dụng thuốc bệnh ở người Nhức đầuTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu Tỳ vị luận (Quyển trung)
65 trang 325 1 0 -
8 trang 297 0 0
-
500 bài thuốc đông y gia truyền trị bách bệnh: phần 2
241 trang 273 1 0 -
Bài giảng HSE – Sức khỏe, an toàn và môi trường công nghiệp
42 trang 253 2 0 -
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 253 0 0 -
9 trang 239 1 0
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 223 0 0 -
6 trang 199 0 0
-
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 198 0 0 -
Ebook Sổ tay an toàn thực phẩm (dành cho các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm): Phần 1
95 trang 194 3 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0