Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 18 Tháo gỡ bế tắc
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 179.75 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tôi trở về từ Haverford qua Washington. Tại đó tôi lấy thêm tám tập của Bản nghiên cứu McNamara từ văn phòng Rand để mang về nhà tôi ở Santa Monica. Tôi quyết định chưa đọc vội những nghiên cứu đầu tiên trong giai đoạn 1945-1960 vì lúc đầu cho rằng những nghiên cứu đó không liên quan nhiều lắm đến tình hình hiện tại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 18 Tháo gỡ bế tắcNhững Bí Mật VềChiến Tranh Việt Nam Chương 18 Tháo gỡ bế tắcTôi trở về từ Haverford qua Washington. Tại đó tôi lấy thêm tám tập của Bản nghiên cứuMcNamara từ văn phòng Rand để mang về nhà tôi ở Santa Monica. Tôi quyết định chưađọc vội những nghiên cứu đầu tiên trong giai đoạn 1945-1960 vì lúc đầu cho rằng nhữngnghiên cứu đó không liên quan nhiều lắm đến tình hình hiện tại. Đó là sai lầm của tôi.Giờ đây tôi đọc tài liệu để chứng minh với các tài liệu chính thức, tuyệt mật nội bộ củachính phủ Mỹ những gì tôi đã đọc trong các báo cáo của các nhà báo và sử gia Pháp.Không một tập tài liệu nào trong nghiên cứu này có tác động tới quan điểm của tôi vềcuộc chiến tranh sâu sắc như vậy. Những tập tài liệu tôi đọc sau này hầu như không khiếntôi ngạc nhiên[99].Nhưng đối với tôi, ngoài những kết luận đạo đức mà tôi đã lý giải, còn có những kết luậnnhận thức và chiến thuật rút ra được từ những gì tôi đọc được trong tháng chín này.Những kết luận này không những bổ sung cho những nghiên cứu trước đây của tôi màcòn khiến tôi tin rằng dòng chảy lịch sử sẽ thay đổi như thế nào trong những tháng tới.Mặt khác, những phát hiện này khép lại một điều bí ẩn sa lầy đối với tôi, một khái niệmmà các đời Tổng thống đã bị lừa dối vào những thời điểm bước ngoặt bởi tính lạc quanhão huyền của các cố vấn quân sự và dân sự. Rõ ràng là khi quyết định trực tiếp hậuthuẫn cho Pháp vào tháng 5-1950 (sau nhiều năm cho phép viện trợ của Mỹ được sử dụnggián tiếp để hỗ trợ cho chiến tranh), Harry Truman, giống như 4 người tiền nhiệm, phảichịu trách nhiệm vì đã để xảy ra thập kỷ đẫm máu do khủng hoảng.Tương tự như vậy, sự hỗ trợ của Eisenhower sau năm 1954 về một nhà nước cảnh sátnhằm bắt bớ, làm câm họng và thủ tiêu tất cả các phần tử chính trị tại Việt Nam, dù làCộng sản hay phi cộng sản, những ai kêu gọi tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp địnhGeneva đòi tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo đảm rằng cuộc đấu tranh vũ trang sẽtiếp tục. Chúng ta không có quyền thắng trong cuộc chiến đó hơn người Pháp đã làm, vàđó là con số không tròn trịa. Hơn thế nữa, mặc dù giống như người Pháp với sự hậu thuẫncủa người Mỹ, chúng ta có thể kéo dài cuộc chiến năm này qua năm khác nhưng triểnvọng để chúng ta chiến thắng cũng chẳng sáng sủa gì hơn người Pháp. Lại một con sốkhông tròn trịa nữa.Luận điểm về triển vọng chiến thắng đã được các nhà cố vấn có thẩm quyền trình bàytrước tất cả các vị Tổng thống từ đời Truman trở đi. Vị Tổng thống nào cũng được thôngbáo về khả năng rằng sự tiếp cận mà ông ta lựa chọn chắc chắn sẽ đi đến bế tắc hoặc nếumay lắm thì chỉ trì hoãn được sự thất bại mà thôi. Đó là thông điệp hàng năm của riêngtôi kể từ năm 1966; nhưng từ năm 1946, cá nhân các vị Tổng thống đều nhận được bứcthông điệp này từ những nguồn đáng tin cậy hơn nhiều. Tuy nhiên ai trong số họ cũngquyết định khăng khăng làm theo ý mình, lừa dối dư luận về những gì họ đang làm hayvề triển vọng chiến thắng.Những dự đoán nội bộ về thời điểm đưa ra các quyết định cũng không làm thay đổi tớiquyết định của Tổng thống. Như tôi đã hy vọng và chờ mong, tháng 3-1969, Tổng thốngMỹ, Nixon phần nào nhận thức được t ình hình thực tế từ những câu trả lời cho Tài liệunghiên cứu An ninh quốc gia 1 (NSSM l) hoàn toàn phù hợp để ông ta quyết định hànhđộng khác đi so với quyết định hành động mà Halperin đã tiết lộ cho tôi biết vào thángtám. Dựa trên cơ sở những tài liệu có được từ năm 1946, việc nói sự thật riêng và bí mậtvới Tổng thống - những gì mà tôi và các bạn đồng nghiệp coi là cơ hội lớn nhất và caoquý nhất để phục vụ cho quốc gia - hoàn toàn không phải là cách nhiều triển vọng để kếtthúc cuộc chiến tranh Việt Nam.Kết luận đó đã thách thức giả thuyết vốn là kim chỉ nam cho toàn bộ sự nghiệp của tôi.Để đọc được liên tục các tài liệu đánh giá t ình báo và những dự đoán về chiến tranh ViệtNam từ năm 1946 trở đi cũng có nghĩa là đánh mất đi ảo tưởng rằng cung cấp thông tincho ngành hành pháp là chiếc chìa khoá để kết thúc chiến tranh - hoặc hoàn thành nghĩavụ công dân. Dường như chỉ khi quyền lực gây ảnh hưởng đến ngành hành pháp vớinhững tác động quan trọng chia sẻ trách nhiệm về sau này thì Tổng thống mới hết muốntiếp tục leo thang chiến tranh Việt Nam và chấp nhận thất bại. Bằng sự im lặng đó - dùsự tư vấn riêng có khôn ngoan và thẳng thắn đến đâu đi nữa - nó ủng hộ và tham gia vàocấu trúc quyền lực hành pháp trực tiếp mà trong những hoàn cảnh như của Việt Nam nódẫn đến cách ứng xử cứng nhắc và vô vọng. Tiếp thu và làm theo khái niệm đó khôngthống nhất với ý định làm việc lâu dài cho Rand mà tôi sẽ quay lại với ước muốn và kỳvọng sẽ làm việc hết đời tôi ở đó.Đó không phải là tất cả. Cùng với những ẩn ý về tính bất hợp pháp trong chính sách củachúng ta và nhu cầu cấp bách thay đổi chính sách đó, những tập đầu tiên của Hồ sơ LầuNăm Góc khẳng định với tôi những gì m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 18 Tháo gỡ bế tắcNhững Bí Mật VềChiến Tranh Việt Nam Chương 18 Tháo gỡ bế tắcTôi trở về từ Haverford qua Washington. Tại đó tôi lấy thêm tám tập của Bản nghiên cứuMcNamara từ văn phòng Rand để mang về nhà tôi ở Santa Monica. Tôi quyết định chưađọc vội những nghiên cứu đầu tiên trong giai đoạn 1945-1960 vì lúc đầu cho rằng nhữngnghiên cứu đó không liên quan nhiều lắm đến tình hình hiện tại. Đó là sai lầm của tôi.Giờ đây tôi đọc tài liệu để chứng minh với các tài liệu chính thức, tuyệt mật nội bộ củachính phủ Mỹ những gì tôi đã đọc trong các báo cáo của các nhà báo và sử gia Pháp.Không một tập tài liệu nào trong nghiên cứu này có tác động tới quan điểm của tôi vềcuộc chiến tranh sâu sắc như vậy. Những tập tài liệu tôi đọc sau này hầu như không khiếntôi ngạc nhiên[99].Nhưng đối với tôi, ngoài những kết luận đạo đức mà tôi đã lý giải, còn có những kết luậnnhận thức và chiến thuật rút ra được từ những gì tôi đọc được trong tháng chín này.Những kết luận này không những bổ sung cho những nghiên cứu trước đây của tôi màcòn khiến tôi tin rằng dòng chảy lịch sử sẽ thay đổi như thế nào trong những tháng tới.Mặt khác, những phát hiện này khép lại một điều bí ẩn sa lầy đối với tôi, một khái niệmmà các đời Tổng thống đã bị lừa dối vào những thời điểm bước ngoặt bởi tính lạc quanhão huyền của các cố vấn quân sự và dân sự. Rõ ràng là khi quyết định trực tiếp hậuthuẫn cho Pháp vào tháng 5-1950 (sau nhiều năm cho phép viện trợ của Mỹ được sử dụnggián tiếp để hỗ trợ cho chiến tranh), Harry Truman, giống như 4 người tiền nhiệm, phảichịu trách nhiệm vì đã để xảy ra thập kỷ đẫm máu do khủng hoảng.Tương tự như vậy, sự hỗ trợ của Eisenhower sau năm 1954 về một nhà nước cảnh sátnhằm bắt bớ, làm câm họng và thủ tiêu tất cả các phần tử chính trị tại Việt Nam, dù làCộng sản hay phi cộng sản, những ai kêu gọi tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp địnhGeneva đòi tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo đảm rằng cuộc đấu tranh vũ trang sẽtiếp tục. Chúng ta không có quyền thắng trong cuộc chiến đó hơn người Pháp đã làm, vàđó là con số không tròn trịa. Hơn thế nữa, mặc dù giống như người Pháp với sự hậu thuẫncủa người Mỹ, chúng ta có thể kéo dài cuộc chiến năm này qua năm khác nhưng triểnvọng để chúng ta chiến thắng cũng chẳng sáng sủa gì hơn người Pháp. Lại một con sốkhông tròn trịa nữa.Luận điểm về triển vọng chiến thắng đã được các nhà cố vấn có thẩm quyền trình bàytrước tất cả các vị Tổng thống từ đời Truman trở đi. Vị Tổng thống nào cũng được thôngbáo về khả năng rằng sự tiếp cận mà ông ta lựa chọn chắc chắn sẽ đi đến bế tắc hoặc nếumay lắm thì chỉ trì hoãn được sự thất bại mà thôi. Đó là thông điệp hàng năm của riêngtôi kể từ năm 1966; nhưng từ năm 1946, cá nhân các vị Tổng thống đều nhận được bứcthông điệp này từ những nguồn đáng tin cậy hơn nhiều. Tuy nhiên ai trong số họ cũngquyết định khăng khăng làm theo ý mình, lừa dối dư luận về những gì họ đang làm hayvề triển vọng chiến thắng.Những dự đoán nội bộ về thời điểm đưa ra các quyết định cũng không làm thay đổi tớiquyết định của Tổng thống. Như tôi đã hy vọng và chờ mong, tháng 3-1969, Tổng thốngMỹ, Nixon phần nào nhận thức được t ình hình thực tế từ những câu trả lời cho Tài liệunghiên cứu An ninh quốc gia 1 (NSSM l) hoàn toàn phù hợp để ông ta quyết định hànhđộng khác đi so với quyết định hành động mà Halperin đã tiết lộ cho tôi biết vào thángtám. Dựa trên cơ sở những tài liệu có được từ năm 1946, việc nói sự thật riêng và bí mậtvới Tổng thống - những gì mà tôi và các bạn đồng nghiệp coi là cơ hội lớn nhất và caoquý nhất để phục vụ cho quốc gia - hoàn toàn không phải là cách nhiều triển vọng để kếtthúc cuộc chiến tranh Việt Nam.Kết luận đó đã thách thức giả thuyết vốn là kim chỉ nam cho toàn bộ sự nghiệp của tôi.Để đọc được liên tục các tài liệu đánh giá t ình báo và những dự đoán về chiến tranh ViệtNam từ năm 1946 trở đi cũng có nghĩa là đánh mất đi ảo tưởng rằng cung cấp thông tincho ngành hành pháp là chiếc chìa khoá để kết thúc chiến tranh - hoặc hoàn thành nghĩavụ công dân. Dường như chỉ khi quyền lực gây ảnh hưởng đến ngành hành pháp vớinhững tác động quan trọng chia sẻ trách nhiệm về sau này thì Tổng thống mới hết muốntiếp tục leo thang chiến tranh Việt Nam và chấp nhận thất bại. Bằng sự im lặng đó - dùsự tư vấn riêng có khôn ngoan và thẳng thắn đến đâu đi nữa - nó ủng hộ và tham gia vàocấu trúc quyền lực hành pháp trực tiếp mà trong những hoàn cảnh như của Việt Nam nódẫn đến cách ứng xử cứng nhắc và vô vọng. Tiếp thu và làm theo khái niệm đó khôngthống nhất với ý định làm việc lâu dài cho Rand mà tôi sẽ quay lại với ước muốn và kỳvọng sẽ làm việc hết đời tôi ở đó.Đó không phải là tất cả. Cùng với những ẩn ý về tính bất hợp pháp trong chính sách củachúng ta và nhu cầu cấp bách thay đổi chính sách đó, những tập đầu tiên của Hồ sơ LầuNăm Góc khẳng định với tôi những gì m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
di tích lịch sử lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử kiến thức lịch sử những bí mật về chiến tranh Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 197 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Đỗ Lâm Thượng
11 trang 113 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 97 1 0 -
82 trang 74 0 0
-
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 71 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 68 0 0 -
những bí mật về chiến tranh việt nam: phần 2 - nxb công an nhân dân
202 trang 57 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 54 0 0 -
86 trang 51 0 0