Danh mục

những bí mật về chiến tranh việt nam: phần 2 - nxb công an nhân dân

Số trang: 202      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.35 MB      Lượt xem: 82      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (202 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

nối tiếp phần 1, phần 2 "những bí mật về chiến tranh việt nam" do nxb công an nhân dân ấn hành gồm các nội dung: những người chống lại chiến tranh, tháo gỡ bế tắc, giết chóc và cỗ máy nói dối, nhân bản tập tài liệu,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
những bí mật về chiến tranh việt nam: phần 2 - nxb công an nhân dânChương17NhữngNgườiChốngLạiChiếnTranhVào tuần cuối của tháng 8-1969 tôi đến đại học Quaker ở gầnthành phố Philadephia để dự hội nghị tổ chức 3 năm một lần củanhững người chống chiến tranh quốc tế (WRI).Chủ đề của hội nghị là Tự do và Cách mạng, không giống vớichủ đề của Hội nghị Princeton Nước Mỹ trong một thế giới cáchmạng được tổ chức trước đó 16 tháng. Nhưng cuộc gặp mặt nhữngngười chống chiến tranh năm nay không được Liên đoàn Ivy đồng tàitrợ. Và tôi không còn đến dự như một người phản cách mạng nhiệtthành nữa.Mặt khác, tôi cũng không phải là nhà cách mạng Gandi khôngdùng bạo lực hay người theo chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình, nhưnhiều người đến dự nghĩ về bản thân họ. Nhưng một năm sau khiđọc những gì Janaki đã gợi ý nên đọc, tôi rất muốn gặp những ngườiđã tự coi họ như vậy. Từ trước đến nay, Janaki là người duy nhất tôithực sự hiểu và thường xuyên gặp gỡ. Sau Hội nghị ở Princeton, côấy đã đến thăm tội ở Malibu và chúng tôi gặp nhau vài ngày ởLondon. Cô ấy để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Tôi có thể nói côấy là người anh hùng của tôi, giống như một người khác mà tôi đãtừng biết đến, Rosa Parks. 15 năm trước đó một trong những ngườianh hùng của tôi là John Wayne, người đã tuyển dụng tôi và rấtnhiều người khác vào làm việc trong Hải quân Mỹ. Tôi phát hiện rarằng lần này điều gì đó đã đổi khác Người anh hùng của tôi đã thayđổi cả màu da lẫn giới tính. Nhưng tôi còn muốn gặp cả những ngườikhác nữa, tốt nhất là những người có kinh nghiệm sống gần giốngvới tôi hơn là với Janaki và hàng ngày áp dụng những nguyên tắccủa Gandi mà tôi được đọc. Tôi sẵn sàng để họ thử thách, thậm chíđể họ thay đổi tôi.Năm trước đó, tôi có đọc những cuốn sách Janaki khuyên tôi nênđọc; trong số đó có hai cuốn Bước đi của Luther King hướng tới tựdo. Chinh phục bạo lực của John Bondorant, viết về phương châmvà thực hành không dùng bạo lực của Gandi và cuốn Cách mạng vàsự cân bằng của Barbara Deming, tác giả có những bài viết về nhucầu không cần sử dụng vũ lực trong chiến tranh Việt Nam mà tôi đãđọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi cũng đọc nhiều lần một bài viết kháccũng về chủ đề đó, nhưng được một tác giả khác viết trước đó gầnmột thế kỷ, cuốn Về nghĩa vụ không tuân lệnh dân sự của HenryDavid Thoreau. Bản gốc có tiêu đề nghe rất phá phách Chống lạichính phủ dân sự.Không tuân lệnh quyền lực dân sự, phải chăng đó là một nghĩavụ? Liệu đó có phải là sự lựa chọn hợp pháp không? Theo Thoreauthì trong những hoàn cảnh nhất định, câu trả lời là có khi toàn bộmột đất nước bị quân đội nước ngoài vô cớ dày xéo và chiếm đóng[94], khi quân đội của chúng ta là quân đội đi xâm lược[95]. Ông tanói trong trường hợp như vậy thì tuân lệnh những nhà lãnh đạo trongmột sự nghiệp phi nghĩa là lựa chọn sai lầm. Bản thân ông ta đã vàotù vì từ chối không chịu đóng thuế thân để phản đối chiến tranhMehicô. Ông ta chỉ ở trong tù có một đêm vì, trái với ý muốn của bảnthân, ai đó đã can thiệp và đóng thuế hộ ông ta[96]. Giống như Gandihay King, Thoreau chủ trương không sử dụng vũ lực, nhưng chốnglại tội ác nô lệ và một cuộc chiến phi nghĩa, bài viết của ông ta kêugọi nổi loạn và phiến loạn không dùng vũ lực. Cùng giống như RosaParks, bằng ví dụ của mình, ông ta hối thúc những gì vượt quá cả sựphản đối bằng ngôn ngữ bất hợp tác, thường dân không chấp hànhmệnh lệnh của quân đội, giống như việc binh lính không chịu thamgia vào cuộc chiến phi nghĩa. Tại tiểu bang Massachusetts, quêhương ông, ông cho rằng những người lính như vậy được nhiềungười khen ngợi nhưng không có nhiều người bắt chước làm theo,trong số hàng ngàn người, về lý thuyết thì phản đối chế độ nô lệ vàchiến tranh, nhưng trên thực tế thì lại không làm gì để chấm dứt điềuđó cả. Họ do dự, họ hối tiếc và thỉnh thoảng họ yêu sách nhưng họchẳng làm được điều gì cho ra hồn cả. Họ sẽ đợi những người khácgiải quyết vấn đề này. May lắm thì họ chỉ bỏ lá phiếu rẻ mạt.Đối với một thế kỷ các độc giả (Tolstoy trích dẫn lời của ông ta đểchống lại lệnh gọi nhập ngũ; Gandi truyền bá lời nói của ông trướcđám đông ở Ấn Độ). Thoreau tuyên bố: Hãy bỏ lá phiếu của mình.Không phải bỏ một tờ giấy mà là gửi gắm cả ảnh hưởng của bạnnữa. Một nhóm người thiểu số là bất lực khi nó phải phục tùng đa sốnhưng nó sẽ không thể đánh bại nếu dồn hết sức lực của mình.Tôi đọc những dòng chữ đó lần đầu tiên vào mùa hè nàm 1968.Một năm sau việc cử tri bỏ lá phiếu của mình mà vẫn không kết thúcđược cuộc chiến tranh mà họ muốn kết thúc, văng vẳng trong đầu tôilà câu nói: Hãy bỏ lá phiếu của mình. Không phải bỏ một tờ giấy màlà gửi gắm cả ảnh hưởng của bạn nữa[97]. Tôi đã tới Haverford vớihy vọng tìm hiểu xem điều này có nghĩa là gì.Nhiều điều đã xảy ra trong suốt 16 tháng đó. Đáng nhẽ ra nhữngđiều này phải làm cho tình hình khác đi, nhưng trên thực tế lại khôngphải như vậy: chiến dịch bầu cử Tổng thống đã bắt đầu với cuộcchiến tranh Việt Nam là vấn đề cốt lõi ...

Tài liệu được xem nhiều: