Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 80.67 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thơ ca dân gian Mông có nhiều biểu tượng nghệ thuật độc đáo thông qua các loài cây, con vật và vật dụng hàng ngày như cây lanh, lá ngón, cây ngô; con chim, con ngựa; chiếc khèn, cái ô... phản ánh những nét đặc trưng văn hóa người Mông. Các biểu tượng nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông hình thành từ môi trường thiên nhiên và đời sống phong tục tập quán của dân tộc Mông tạo nên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 70-78 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHỮNG BIỂU TƯỢNG PHỔ BIẾN TRONG THƠ CA DÂN GIAN MÔNG Hùng Thị Hà Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang Tóm tắt. Thơ ca dân gian Mông có nhiều biểu tượng nghệ thuật độc đáo thông qua các loài cây, con vật và vật dụng hàng ngày như cây lanh, lá ngón, cây ngô; con chim, con ngựa; chiếc khèn, cái ô... phản ánh những nét đặc trưng văn hóa người Mông. Các biểu tượng nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông hình thành từ môi trường thiên nhiên và đời sống phong tục tập quán của dân tộc Mông tạo nên. Từ khóa: Thơ ca dân gian Mông, biểu tượng nghệ thuật, loài cây, con vật, vật dụng hàng ngày, đặc trưng văn hóa. 1. Mở đầu Biểu tượng là một dạng thông tin trong đời sống con người. Những hình ảnh tượng trưng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống dần trở thành dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa được cả cộng đồng chấp nhận và sử dụng. Như vậy, điều kiện quan trọng để một hình ảnh ngôn ngữ trở thành biểu tượng đó là tần số xuất hiện và khả năng phổ biến. Nó vừa mang những đặc trưng văn hóa chung vừa mang những sắc màu riêng của mỗi quốc gia, cộng đồng dân tộc. Có nhiều lí thuyết khác nhau về biểu tượng của các nhà nghiên cứu biểu tượng trên thế giới như Jean Chevalier, Alain gheerbrant, C.G.Jung, L. White... nhưng đa số các ý kiến đều thống nhất nhận định: “Biểu tượng chính là ngôn ngữ tượng trưng chỉ có ở loài người và là tế bào của đời sống văn hóa”. Nói đến biểu tượng cũng chính là nói đến văn hóa, nó còn được quan niệm như là một “đơn vị cơ bản” của văn hóa. Vì thế, “Muốn tìm được bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xác thì cần phải thông qua các hệ thống biểu tượng có trong lòng mỗi dân tộc” [2]. 2. Nội dung nghiên cứu Thơ ca dân gian mỗi dân tộc đều mang trong mình một hệ thống biểu tượng mang tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, tập quán... Thơ ca dân gian Mông với thế giới hình tượng Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Hùng Thị Hà, e-mail: hungthuhahg@gmail.com 70 Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông phong phú như biểu tượng về hệ thống cây (cây lanh, cây tre, lá ngón, cỏ tranh, ngải cứu, cây rau rớn, cây ngô...), biểu tượng về hệ thống loài vật (con chim, con ngựa, con trâu,...), hoặc biểu tượng về đồ vật như cây khèn, cái ô, cái giường, cái áo, cái khăn, cái kim, sợi chỉ, đôi bồ giáo, chiếc thắt lưng... mang những đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể luôn hiện hữu trong tinh thần của một dân tộc. Đó là những mã văn hóa quan trọng trong đời sống của người Mông, biểu hiện ở cả tần số xuất hiện và ý nghĩa biểu trưng của nó. 2.1. Biểu tượng cây lanh Người Mông thường nói: “Ở đâu có cây lanh thì đó có người Mông”, “Ở đâu có người Mông ở đó có nghề dệt lanh”. Cây lanh đi vào văn học dân gian và làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Trong thơ ca dân gian Mông, cây lanh là đề tài, nguồn cảm hứng, chất liệu và phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Biểu tượng lanh xuất hiện với tần số cao nhất trong số các biểu tượng về các loài cây khác. Theo thống kê, trong 283 trang/926 trang có đề cập 11 loại thực vật thì biểu tượng lanh có mặt 82 trang/926 trang, chiếm tỉ lệ 28,98%. Lanh được coi như biểu tượng văn hóa truyền thống, gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Mông: “Bà Trày làm cho giống lanh sống lại/ Bà H’mông trồng giống lanh tốt tươi/ ... Mình đi cắt lấy lanh/... cây to đem về dệt thành vuông chống tàu lau lá cỏ/ mà làm lụng nuôi con cháu/ Cây nhỏ đem về dệt thành thước đón rượu đón cưới/ Cây thẳng đem về dệt thành tấm chống đất đen vàng của nhà Trời” [8]. Vị trí linh thiêng của biểu tượng lanh trước tiên được xác định thông qua việc người Mông không kể già hay trẻ khi chết đều phải mặc bộ trang phục bằng vải lanh, đội khăn lanh, đi giày lanh. Đó là dấu hiệu để tổ tiên đón nhận ở thế giới bên kia: “Tổ tiên có hỏi mình ở trên trần gian về được cái gì đem theo/ Thì mình thưa:/ Con ở trần gian về cái gì chẳng được/ Được một chiếc khăn lanh, một chiếc áo lanh/ Một chiếc quần lanh, một thắt lưng lanh/ Một đôi giày lanh, một đôi xà cạp lanh” [8]. Lanh là vật dẫn đường nối thế giới thực tại với tổ tiên, là cây cầu, dây dẫn để người sống dâng lễ vật cúng người chết: “Người đừng khóc đừng than/ Hãy chìa tay trái đón lấy/ Sợi dây con vật nắm vào tay/ Hãy chìa tay phải nhận sợi chỉ con vật buộc vào chân” [5]. Không chỉ là cầu nối giữa thế giới thực tại với thế giới linh thiêng mà lanh còn trở thành thứ vũ khí bảo vệ linh hồn con người vượt qua chặng đường đầy gian khó, hiểm nguy khi tìm đến với tổ tiên: “Người Mông không có vải lụa/ Người H’mông lấy sợi lanh đan thành đôi giày/ Người dẫm lên đầu sâu/ Vượt núi sâu róm mà về với tổ tiên” [6]. Trong quan niệm của ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 70-78 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHỮNG BIỂU TƯỢNG PHỔ BIẾN TRONG THƠ CA DÂN GIAN MÔNG Hùng Thị Hà Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang Tóm tắt. Thơ ca dân gian Mông có nhiều biểu tượng nghệ thuật độc đáo thông qua các loài cây, con vật và vật dụng hàng ngày như cây lanh, lá ngón, cây ngô; con chim, con ngựa; chiếc khèn, cái ô... phản ánh những nét đặc trưng văn hóa người Mông. Các biểu tượng nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông hình thành từ môi trường thiên nhiên và đời sống phong tục tập quán của dân tộc Mông tạo nên. Từ khóa: Thơ ca dân gian Mông, biểu tượng nghệ thuật, loài cây, con vật, vật dụng hàng ngày, đặc trưng văn hóa. 1. Mở đầu Biểu tượng là một dạng thông tin trong đời sống con người. Những hình ảnh tượng trưng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống dần trở thành dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa được cả cộng đồng chấp nhận và sử dụng. Như vậy, điều kiện quan trọng để một hình ảnh ngôn ngữ trở thành biểu tượng đó là tần số xuất hiện và khả năng phổ biến. Nó vừa mang những đặc trưng văn hóa chung vừa mang những sắc màu riêng của mỗi quốc gia, cộng đồng dân tộc. Có nhiều lí thuyết khác nhau về biểu tượng của các nhà nghiên cứu biểu tượng trên thế giới như Jean Chevalier, Alain gheerbrant, C.G.Jung, L. White... nhưng đa số các ý kiến đều thống nhất nhận định: “Biểu tượng chính là ngôn ngữ tượng trưng chỉ có ở loài người và là tế bào của đời sống văn hóa”. Nói đến biểu tượng cũng chính là nói đến văn hóa, nó còn được quan niệm như là một “đơn vị cơ bản” của văn hóa. Vì thế, “Muốn tìm được bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xác thì cần phải thông qua các hệ thống biểu tượng có trong lòng mỗi dân tộc” [2]. 2. Nội dung nghiên cứu Thơ ca dân gian mỗi dân tộc đều mang trong mình một hệ thống biểu tượng mang tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, tập quán... Thơ ca dân gian Mông với thế giới hình tượng Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Hùng Thị Hà, e-mail: hungthuhahg@gmail.com 70 Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông phong phú như biểu tượng về hệ thống cây (cây lanh, cây tre, lá ngón, cỏ tranh, ngải cứu, cây rau rớn, cây ngô...), biểu tượng về hệ thống loài vật (con chim, con ngựa, con trâu,...), hoặc biểu tượng về đồ vật như cây khèn, cái ô, cái giường, cái áo, cái khăn, cái kim, sợi chỉ, đôi bồ giáo, chiếc thắt lưng... mang những đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể luôn hiện hữu trong tinh thần của một dân tộc. Đó là những mã văn hóa quan trọng trong đời sống của người Mông, biểu hiện ở cả tần số xuất hiện và ý nghĩa biểu trưng của nó. 2.1. Biểu tượng cây lanh Người Mông thường nói: “Ở đâu có cây lanh thì đó có người Mông”, “Ở đâu có người Mông ở đó có nghề dệt lanh”. Cây lanh đi vào văn học dân gian và làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Trong thơ ca dân gian Mông, cây lanh là đề tài, nguồn cảm hứng, chất liệu và phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Biểu tượng lanh xuất hiện với tần số cao nhất trong số các biểu tượng về các loài cây khác. Theo thống kê, trong 283 trang/926 trang có đề cập 11 loại thực vật thì biểu tượng lanh có mặt 82 trang/926 trang, chiếm tỉ lệ 28,98%. Lanh được coi như biểu tượng văn hóa truyền thống, gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Mông: “Bà Trày làm cho giống lanh sống lại/ Bà H’mông trồng giống lanh tốt tươi/ ... Mình đi cắt lấy lanh/... cây to đem về dệt thành vuông chống tàu lau lá cỏ/ mà làm lụng nuôi con cháu/ Cây nhỏ đem về dệt thành thước đón rượu đón cưới/ Cây thẳng đem về dệt thành tấm chống đất đen vàng của nhà Trời” [8]. Vị trí linh thiêng của biểu tượng lanh trước tiên được xác định thông qua việc người Mông không kể già hay trẻ khi chết đều phải mặc bộ trang phục bằng vải lanh, đội khăn lanh, đi giày lanh. Đó là dấu hiệu để tổ tiên đón nhận ở thế giới bên kia: “Tổ tiên có hỏi mình ở trên trần gian về được cái gì đem theo/ Thì mình thưa:/ Con ở trần gian về cái gì chẳng được/ Được một chiếc khăn lanh, một chiếc áo lanh/ Một chiếc quần lanh, một thắt lưng lanh/ Một đôi giày lanh, một đôi xà cạp lanh” [8]. Lanh là vật dẫn đường nối thế giới thực tại với tổ tiên, là cây cầu, dây dẫn để người sống dâng lễ vật cúng người chết: “Người đừng khóc đừng than/ Hãy chìa tay trái đón lấy/ Sợi dây con vật nắm vào tay/ Hãy chìa tay phải nhận sợi chỉ con vật buộc vào chân” [5]. Không chỉ là cầu nối giữa thế giới thực tại với thế giới linh thiêng mà lanh còn trở thành thứ vũ khí bảo vệ linh hồn con người vượt qua chặng đường đầy gian khó, hiểm nguy khi tìm đến với tổ tiên: “Người Mông không có vải lụa/ Người H’mông lấy sợi lanh đan thành đôi giày/ Người dẫm lên đầu sâu/ Vượt núi sâu róm mà về với tổ tiên” [6]. Trong quan niệm của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Thơ ca dân gian Mông Biểu tượng nghệ thuật Biểu tượng loài cây Biểu tượng con vật Vật dụng hàng ngày Đặc trưng văn hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 206 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 189 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 186 0 0 -
19 trang 164 0 0