Danh mục

Những bức điêu khắc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.24 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nằm tại xã Đào Mỹ (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đình Phù Lão được coi là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Đình có kiến trúc độc đáo, đặc trưng cho kiến trúc dân gian của thế kỷ XVII. Nằm tại xã Đào Mỹ (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đình Phù Lão được coi là một trong những ngôi đình
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bức điêu khắc Những bức điêu khắc biết nói ở ngôi đình cổNằm tại xã Đào Mỹ (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đình Phù Lão được coilà một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Đình có kiến trúc độc đáo, đặctrưng cho kiến trúc dân gian của thế kỷ XVII. Nằm tại xã Đào Mỹ (huyện LạngGiang, tỉnh Bắc Giang), đình Phù Lão được coi là một trong những ngôi đình cổnhất Việt Nam. Đình có kiến trúc độc đáo, đặc trưng cho kiến trúc dân gian của thếkỷ XVII.Nghệ thuật chạm khắc bậc thầyTheo những ghi chép để lại đến ngày nay, đình Phù Lão được xây dựng vào năm1688 (vào thế kỷ thứ XII), ở đời vua Lê niên hiệu Chính Hòa thứ 14. Đình tọa lạctrên một giải đất cao, thoáng, đẹp ở phía đầu làng Phù Lão. Lưng đình xây quay raphía ngoài, mặt đình hướng vào trong làng. Đình thờ hai vị tướng thời của vuaHùng là Cao Sơn và Quý Minh. Ngoài ra, đình còn thờ ông quan Quận (Đào quậncông) và bà Đào Thị Hiền là người đã bỏ tiền ra xây dựng đình.Kiến trúc bên ngoài của ngôi đình được xây dựng theo thuật phong thủy cổ củangười xưa. Trước mặt đình là hồ nước rộng, được tạo theo thuật tụ thủy với mongmuốn con cháu sau này sẽ được thịnh vượng, đủ đầy. Giữa hồ là nhà thủy đình cócầu dẫn, bắc ngang qua. Từ hồ nước, đi một đoạn là tới nhà tiền tế rộng 3 gian, ántrước tòa đại đình. Đại đình ban đầu được xây dựng theo lối chữ nhất, gồm 7 gianvới tổng chiều dài là 23m, chiều rộng là12m. Mãi sau này, người ta mới xây dựngthêm hai gian hậu. Hình dáng của tòa đại đình trông giống như một chiếc nhà sàncủa người miền núi, hai bên có lát sàn ván, gian giữa để lối đi ra vào theo kiến trúckiểu chồng rường - giá chiêng và có các cánh cửa che nắng, che mưa. Phía bên tráiđình là tấm bia tứ diện, ghi công bà Đào Thị Hiền, người trong làng đã bỏ tiền raxây đình.Điều làm nên giá trị của ngôi đình này, trước nhất phải kể đến lối kiến trúc độcđáo, đặc trưng cho lối kiến trúc dân gian thế kỷ XVII. Ông Dương Nguyên Khuê(một người cao tuổi trong làng) đã sôi nổi giới thiệu với về những di sản đặc sắccủa ngôi đình. Theo ông Khuê, nét nổi bật nhất của đình Phù Lão chính là kỹ thuậtchạm khắc tinh tế, phong phú. Nó thể hiện một cách sâu rộng và đa dạng nhữngsinh hoạt cộng đồng của dân làng trước kia. Từ những sinh hoạt gia đình, riêng tưcho đến những sinh hoạt cộng đồng, tất cả đều được các nghệ nhân dân gian miêutả chân thực, sống động, làm nên bức tranh xã hội đầy màu sắc và ý nghĩa.Đình Phù Lão nhìn tổng thể.Kỹ thuật chạm khắc của đình Phù Lão được thực hiện theo lối chạm lọng. Nghĩalà, những hoa văn được khoét sâu vào lòng cây gỗ, sao cho hình nổi hẳn lên theolối tượng tròn. Đây là kỹ thuật chạm khắc theo lối biểu cảm nhất, mang lại chiềusâu không gian và hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Theo ông Dương Nguyên Khuê, đểxây ngôi đình này, thợ chạm được thuê từ xứ Nam (trấn Sơn Nam, nay gồm cáctỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình), còn gỗ được lấy từ xứ Thanh(Thanh Hóa) và trải qua hơn 8 năm xây dựng mới hoàn thành.Về mặt kiến trúc, ngôi đình được các nghệ nhân xây dựng theo kiểu hương án giữmặt tiền. Tất cả đều phô ra phía trước, dễ quan sát và rất có trình tự, lề lối. Quansát kỹ sự sắp xếp những bức chạm khắc, những nghệ nhân khó tính nhất thời naycũng phải công nhận, từng hình ảnh được phân bố rất hợp lý. Tùy vào chức năngvà mức độ quan trọng của cảnh đó với đời sống xã hội mà người nghệ sỹ sẽ sắp đặtcho phù hợp. Ở gian giữa, người thợ tập trung mô tả những bức tranh như: Rồngchầu nguyệt, tranh tứ linh, tranh vẽ tiên, rồng... Tính chất Nho giáo khá đậm nét vàthể hiện rõ tính quy chuẩn của Nhà nước phong kiến trong các bức chạm khắc.Hình ảnh tiên và rồng được các nhà điêu khắc khai thác với đầy đủ những tư thếphóng khoáng, rõ nét từng phân cảnh. Từ hình ảnh rồng mẹ, rồng con vây quanhmột bà tiên có cánh cho đến cảnh rồng chầu nguyệt, long ly quy phụng sánh vớitòa sen... ở phía trên nóc đình, đều rất hoàn hảo, sắc nét. Thế nhưng, những bứcchạm khắc càng ở xa, yếu tố dân gian càng nổi trội và chiếm lĩnh không gian cơbản của ngôi đình. Từ bức hình nàng tiên tắm đầy táo bạo, cho đến cảnh hội hè củangười dân Phù Lão xưa, cảnh xử án, rồi cảnh sinh hoạt vợ chồng, cảnh đánh ghen...đều phản ánh rõ nét đời sống vật chất, cũng như đời sống văn hóa tinh thần củangười xưa.So với những ngôi đình Bắc Bộ khác, đình Phù Lão có những đặc sắc riêng khôngthể trộn lẫn. Tính phá cách trong nghệ thuật chạm khắc thể hiện ở sự xuất hiện đậmnét những chi tiết, hình khối mang tính phồn thực. Cuộc sống sinh hoạt gia đình,cảnh ân ái, cảnh vui chơi, cảnh đánh ghen... tất cả đều được thể hiện, đầy phóngkhoáng. Chưa có ngôi đình nào có được sự phá cách mạnh mẽ như ngôi đình nơiđây. Chỉ xét riêng về ý nghĩa này thôi, đình Phù Lão cũng xứng đáng trở thành mộttrong những ngôi đình độc đáo nhất Việt Nam.Những bức điêu khắc biết... kể chuyệnTrải qua gần 4 thế kỉ, với biết bao thăng trầm của lịch sử và biến thiên của thờig ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: