Danh mục

Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đoàn Minh Phượng sáng tác không nhiều. Thế nhưng, chỉ với 2 tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau, phong cách của chị đã được định hình. Một trong những đặc điểm nổi bật ở tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với kiểu người kể chuyện xưng tôi. Các nhân vật thường tự kể chuyện về mình, về người khác. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng vì vậy thường mang đậm chất tự thuật. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện lớn được dệt nên bởi các câu chuyện nhỏ do các nhân vật xưng tôi kể lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh PhượngTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010NHỮNG CÁI TÔI KỂ CHUYỆNTRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƯỢNGThái Phan Vàng AnhTrường Đại học Sư phạm, Đại học HuếTÓM TẮTĐoàn Minh Phượng sáng tác không nhiều. Thế nhưng, chỉ với 2 tiểu thuyết Và khi trobụi và Mưa ở kiếp sau, phong cách của chị đã được định hình. Một trong những đặc điểm nổibật ở tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với kiểu người kểchuyện xưng tôi. Các nhân vật thường tự kể chuyện về mình, về người khác. Tiểu thuyết ĐoànMinh Phượng vì vậy thường mang đậm chất tự thuật. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện lớn đượcdệt nên bởi các câu chuyện nhỏ do các nhân vật xưng tôi kể lại.1. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng thuộc dạng tiểu thuyết ngắn và đều được trầnthuật từ ngôi thứ nhất, với tiêu cự hóa nội tại. Chỉ qua hai cuốn tiểu thuyết Và khi trobụi, Mưa ở kiếp sau, phong cách Đoàn Minh Phượng đã định hình. Đó là một cách viếtvừa lạnh lùng, vừa nồng ấm với chất triết lí suy tưởng lấp lánh trong từng trang văn.Những cái tôi kể chuyện trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng đều là sự hóa thân củanhà văn. Nhân vật của Đoàn Minh Phượng là kiểu nhân vật cô đơn với niềm đau câmlặng. An My với tâm trạng tha hương, lạc loài đi tìm cái chết để bừng ngộ về lẽ sống(Và khi tro bụi); Mai, Chi và Quỳnh- những mảnh đời con gái đồng dạng, luôn sốngtrong câm lặng (Mưa ở kiếp sau). Nỗi - đau - đàn - bà trở thành một chủ đề lớn xuyênsuốt hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn nữ này. Nhân vật của Đoàn Minh Phượng mangtheo nỗi cô đơn thăm thẳm cùng với những giằng xé đầy bi kịch trên hành trình tìm cộinguồn của chính mình. Để đi sâu vào những trạng thái tâm lí phức tạp của con ngườitrên hành trình sống, Đoàn Minh Phượng chọn cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Chỉ cóngười kể chuyện với điểm nhìn bên trong mới có thể kể lại tất cả những trải nghiệm,những gì riêng tư nhất, những hạnh phúc đớn đau, đam mê và kìm nén, hận thù và baodung… Nghệ thuật kể chuyện của Đoàn Minh Phượng không quá thiên về kĩ thuật nhưmột số cuốn tiểu thuyết có yếu tố hậu hiện đại. Như dòng chảy của tâm trạng, nhữngcâu chuyện kể về mình, về người, về đời hiện ra đậm nhạt, hư thực, tưởng như kết thúcmà vẫn cứ lửng lơ.2. Xuất hiện ở chặng đường đầu thế kỉ XXI, Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng)là một trong những tiểu thuyết ngắn nhưng có độ mở lớn nhờ được trần thuật theo kiểu“truyện trong truyện”. Kể chuyện từ ngôi thứ nhất, tác phẩm dung chứa cùng lúc hai cốt31truyện được triển khai theo cấu trúc song tuyến. Câu chuyện [1], cũng là nội dung chínhcủa toàn bộ tác phẩm, người kể chuyện - nhân vật tôi - tên là An Mi, có chồng vừa bị tainạn, kể về hành trình đi tìm cái chết của chính mình. An My giấu trong túi xách nhữngvỉ thuốc ngủ, lang thang trên những chuyến tàu để tìm cái chết. Trong suốt quá trìnhlang thang vô định ấy, chị dần dần tìm được quá khứ, tìm được ý nghĩa về sự tồn tại củacon người. Chỉ với cốt truyện [1], độc giả đã bị lôi cuốn vào một loạt những băn khoănvề nhân vật. An My cảm nhận thế nào trong hành trình tìm đến cái chết? Cái quyết địnhlạ lùng ấy đã chi phối cuộc đời nhân vật ra sao? Liệu những chuyến tàu lang thang khắpchâu Âu sẽ đưa An My dừng lại ở bến đỗ nào và bao giờ thì hành trình này kết thúc?...Nhưng nếu mạch kể chỉ dừng lại ở cốt truyện [1], tác phẩm dễ trở thành đơn điệu, chỉ làcách kể chuyện một giọng, một điểm nhìn. Nỗi trống rỗng, cô đơn của nhân vật An Mydẫu được cảm thông song khó có thể được thấu hiểu. Kể về đời mình, nhân vật tôi chỉghi vào sổ tay mấy dòng chữ: “Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi đến từ một đất nước cóchiến tranh”; “Tôi là khách lạ bất cứ đâu. Con người không có quê hương giống nhưmột hạt cỏ gió đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết thân phận của mình rất dễ vỡ”; “Tôimồ côi, không có quá khứ, tình yêu, ước mơ, tôi không có một cái tên, chân dung haylinh hồn. Tôi là một gian nhà trống,… tôi không có gì để nhớ”. Lí giải cho số phận kì lạnày của nhân vật, Đoàn Minh Phượng đã lồng vào tác phẩm cốt truyện [2], chuyện vềgia đình Michael Kempf, một nhân viên khách sạn. Trong một lần dừng chân tại mộtkhách sạn nhỏ, An My tình cờ gặp Michael Kempf và có được cuốn sổ ghi lại những bímật về bi kịch gia đình anh ta. Từ đó, hành trình của An My không còn là hành trình vôđịnh. Hành trình đi tìm cái chết của người phụ nữ này trở thành hành trình ngăn chặnmột cái chết khác. Ứng với hai cốt truyện đan lồng vào nhau là hai chủ thể trần thuậtxưng tôi. Tôi – An My [1] - người phụ nữ cô đơn, lạc loài nơi xứ người quyết tâm đi tìmcái chết. Từ điểm nhìn bên trong, tôi kể về tuổi thơ, về cái chết của bố, về chiến tranh,về cái chết của đứa em gái nhỏ, về những ngày lang thang đi tìm cái chết… Tôi - ngườitrực đêm khách sạn [2] kể về bi kịch gia đình mình, cái chết của mẹ, sự mất tích của emanh ta, nỗi nghi ngờ và căm thù ông bố đã giết mẹ của mình…Tiểu thuyết của Đoàn Minh Phương thành công ở nghệ thuật trượt điểm ...

Tài liệu được xem nhiều: