Danh mục

Phi trung tâm hóa chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 75.56 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ruyện ngắn Việt Nam sau 1986 đến nay đã có một sự thay đổi lớn về hình thức trần thuật. Vai trò toàn tri của người kể chuyện đã được thay thế bởi lối trần thuật đa trị. Điểm nhìn trong các câu chuyện dịch chuyển, đánh tráo liên tục. Vì thế, truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới đã xuất hiện hiện tượng phi trung tâm hóa chủ thể trần thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phi trung tâm hóa chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 56-62 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHI TRUNG TÂM HÓA CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY Lê Văn Trung Trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu – Quảng Nam Tóm tắt. Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đến nay đã có một sự thay đổi lớn về hình thức trần thuật. Vai trò toàn tri của người kể chuyện đã được thay thế bởi lối trần thuật đa trị. Điểm nhìn trong các câu chuyện dịch chuyển, đánh tráo liên tục. Vì thế, truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới đã xuất hiện hiện tượng phi trung tâm hóa chủ thể trần thuật. Sự thay đổi này đã mang đến một không khí dân chủ trong mối quan hệ giữa văn bản và người đọc. Tác phẩm đã được nới rộng biên độ phản ánh thông qua hiệu ứng tiếp nhận đa chiều của độc giả. Từ khóa: Điểm nhìn, hình thức trần thuật, phi trung tâm hóa, truyện ngắn Việt Nam. 1. Mở đầu Xuất phát từ sự xói mòn niềm tin vào các đại tự sự, chủ nghĩa hậu hiện đại hướng về các tiểu tự sự. Vì thế tính phân mảnh là xu hướng chính của lí thuyết này khi đối lập với khuynh hướng tổng thể gắn liền với thời kì hiện đại. Các nhà lí luận hậu hiện đại đưa ra hàng loạt các khái niệm then chốt như: phi trung tâm hóa, đa trung tâm, giải cấu trúc, phân rã, phân mảnh, tính đa trị. . . để xác lập những đặc điểm căn bản trong quá trình “giải hợp thức hóa về nhận thức” cũng như sự kết thúc của ưu thế về một “siêu ngôn ngữ phổ quát” [2]. Chúng tôi dùng khái niệm phi trung tâm hóa trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở khảo sát sự vận động và cách tân mạnh mẽ của một số cây bút truyện ngắn thời kì đổi mới trên bình diện chủ thể trần thuật. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự phân rã chủ thể trần thuật Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đến nay đã có một sự thay đổi lớn về hình thức trần thuật. Vai trò toàn tri của người kể chuyện đã dần dần bị tước bỏ, thay vào đó là sự Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Lê Văn Trung, e-mail: levantrungedu@gmail.com 56 Phi trung tâm hóa chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay đa dạng hóa các dạng thức kể chuyện. Đó là lối trần thuật đa trị, nó có sự kết hợp nhiều vai trần thuật một cách linh hoạt với người kể chuyện thuộc dạng đa thức. Bên cạnh kiểu kể chuyện có nhiều nhân vật “tôi” trong cùng một câu chuyện; kiểu kể chuyện có sự đan xen lời kể của nhân vật “tôi”, người dẫn chuyện và lời kể của các nhân vật, có khi xuất hiện sự thâm nhập khó tách bạch giữa các đối tượng trên, kiểu kể chuyện đánh tráo chủ thể trần thuật. Có nhiều câu chuyện là một bản hợp xướng đa thanh của nhiều người kể. Điểm nhìn nghệ thuật trong các câu chuyện dịch chuyển liên tục, vì thế cùng một vấn đề lại được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Chuyện được nén lại ở mức tối đa. Hiện thực được kể mở ra vô hồi vô hạn. Nhà văn không trực tiếp phát biểu một chính kiến hay một tư tưởng nào cả. Cuộc chơi ngôn từ dành phần lớn cho người đọc. Điểm gặp gỡ thú vị trong nỗ lực cách tân nền văn xuôi đương đại Việt Nam của các cây bút truyện ngắn với những đặc điểm cơ bản của văn học hậu hiện đại là ở tính chất phi tâm hóa. Theo lí thuyết này, phi trung tâm hóa nghĩa là tạo ra nhiều trung tâm, mỗi nhân vật trong tác phẩm trở thành một trung tâm, mỗi mảnh vỡ trở thành một câu chuyện. Mỗi câu chuyện được dẫn dắt bởi một hay nhiều người kể. Giữa các câu chuyện có thể có những mối quan hệ hoặc là không. Chủ thể trần thuật được thay đổi và đánh tráo liên tục. Chính lối trần thuật này đã dẫn dụ người đọc trôi dạt theo các mảnh vỡ, những trạng thái bất định. Cuộc chơi sẽ được xác lập cho cả người viết và người đọc. 2.2. Tự sự ngôi thứ nhất với cái nhìn đa thức Một trong những cách tân rõ rệt trong nghệ thật trần thuật là tự sự ở ngôi thứ nhất. Trong truyền thống, ngôi kể này thường gắn liền với những tự truyện. Nhân vật xưng tôi thường kể lại những câu chuyện mà họ đã trải nghiệm. Vì thế “tôi” trở thành trung tâm của tổ chức trần thuật, người kể chuyện và hình tượng tác giả hòa vào nhau. Nguyễn Khải, trong khá nhiều truyện ngắn đã sử dụng kiểu trần thuật này. Trong Anh hùng bĩ vận, Chúng tôi và bọn hắn, Cái thời lãng mạn, nhân vật tôi đã nói hộ tác giả những day dứt, trăn trở về nghề nghiệp, về lẽ sống, về nhân cách của nhà văn trước những biến động phức hợp của cuộc sống thời hậu chiến. Cái thời lãng mạn đã qua, đối diện với hiện thực cuộc sống xô bồ, hỗn độn, nhà văn chân chính phải sống và viết như thế nào? Các câu chuyện của Nguyễn Khải mang xu hướng tự thuật, hướng nội rõ nét. Đó là những lời tự thú của một nhà văn chân chính trước tòa án của lương tâm trước sự sa sút nhân phẩm của một số người cầm bút. Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa thức là hình thức tự sự m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: