Không phải trời cau mặt với vùng này, mỉm cười với vùng khác, mà chính là đất. Cây cỏ hấp thu các chất trong đất và nước. Bí ẩn của vùng Urôp Vào cuối thế kỷ 19, kỹ sư nông nghiệp I.Iurenski, người Nga, đã nhận xét rằng những đặc điểm tiêu biểu của người dân thung lũng vùng sông Urôp là chân và tay ngắn cũn cỡn, các khớp xương mảnh bị biến dạng, khổ người rất thấp. Họ phải chật vật lắm mới lao động được bằng chân tay và thậm chí đàn ông không phục vụ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những căn bệnh lạ do thổ nhưỡng
Những căn bệnh lạ do thổ nhưỡng
Không phải trời cau mặt với vùng này, mỉm cười với vùng khác, mà
chính là đất. Cây cỏ hấp thu các chất trong đất và nước.
Bí ẩn của vùng Urôp
Vào cuối thế kỷ 19, kỹ sư nông nghiệp I.Iurenski, người Nga, đã nhận xét
rằng những đặc điểm tiêu biểu của người dân thung lũng vùng sông Urôp là
chân và tay ngắn cũn cỡn, các khớp xương mảnh bị biến dạng, khổ người rất
thấp. Họ phải chật vật lắm mới lao động được bằng chân tay và thậm chí đàn
ông không phục vụ được trong quân đội.
Những năm đầu của thế kỷ 20, Bộ chỉ huy quân đội Cadắc ở Đabaicalie đã
giao nhiệm vụ cho thầy thuốc I.N.Cansin nghiên cứu hiện tượng bí hiểm đó.
Và sau này, một thầy thuốc khác là E.V.Bec cũng đã phát hiện những bệnh
nhân mắc “căn bệnh lạ” ở một số vùng lân cận. Sau khi Viễn Đông được giải
phóng, ở Đabaicalie đã tổ chức điều trị ngoại trú cho hàng chục ngàn người
bệnh “kiểu Urôp” và một trạm nghiên cứu khoa học cũng đã hoạt động.
Người ta đã phát hiện ra căn bệnh này chỉ đặc thù với những vùng đầm lầy,
núi đồi, rừng Taiga, còn ở vùng đồng cỏ thì không.
Nhà y học E.V.Bec cho rằng nguyên nhân gây bệnh có thể là tình trạng thừa
các chất khoáng hòa tan trong nước gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Trên cơ
sở giả thuyết đó Viện sĩ A.P.Vinôgrađôp cho rằng “căn bệnh Urôp” là hậu
quả của hiện tượng các nguyên tố vi lượng chênh lệch trong môi trường.
Một đội địa chất đã giúp y tế kiểm tra hàm lượng 50 nguyên tố vi lượng và
đa lượng trong nhiều vùng nghiên cứu. Kết quả đã tiếp cận “hung thần
Urôp” – đó là do quá thừa chất phosphat. Tiến hành ghi phổ ở các vùng bệnh
thấy hàm lượng phosphat cao tới 7%, so với dưới 0,1% ở những vùng không
có bệnh. Kết quả xét nghiệm hóa học cũng cho thấy ở vùng bệnh thì khắp
nơi, cả trong lương thực thực phẩm và mẫu máu đều có tình trạng bão hòa
phosphat và muối mangan. Vậy có thể kết luận “hội chứng Urôp” là do
mangan và phospho được đưa quá nhiều vào cơ thể. Việc lập mô hình bệnh
cũng khẳng định điều này. Chính quyền địa phương đã tổ chức di dân khỏi
các vùng “đất bệnh”, chở thực phẩm từ các vùng khác đến... Nhờ khám phá
ra điều bí ẩn Urôp và những biện pháp phòng bệnh mà số người mắc bệnh
đã giảm đi 5 lần. Sau này địa danh Urôp đã đi vào các sách tra cứu của y
học.
Ung thư dạ dày và nitrat
Những thống kê tử vong tại một vùng của nước Hungari (vùng Szabolcs
Szatmar) cho thấy số người chết vì ung thư dạ dày quá cao so với các vùng
khác. Không phải vì người dân vùng này không kính Chúa, mà nghiên c ứu
sâu thì hóa ra tại “thủy thần nitrat”. Nguồn nước tự nhiên ở đây có hàm
lượng nitrat rất cao. Nước tiểu của phần lớn người dân vùng này thải lượng
nitrat thừa tới hơn 300mg/lít.
Selen và cơ tim
Năm 1932, người ta đã quan sát những cái chết không giải thích được, đặc
biệt là ở vùng Keshan, Trung Quốc, hàng nghìn người chết đột ngột trong
vài ngày. Điều khác thường duy nhất thấy được là bề dày cơ tim giảm đến
mức tim không hoạt động được nữa. Mãi 25 năm sau người ta mới khám phá
ra rằng những cái chết nói trên là do thiếu nghiêm trọng chất selen. Selen là
nguyên tố hóa học thuộc nhóm VI hệ thống tuần hoàn Menđêlêép. Và phải
mất 22 năm nữa mới chứng tỏ được rằng selen là yếu tố vi lượng tuy chỉ có
trong cơ thể người chừng 10 microgam, nhưng rất cần thiết cho con người
và giải thích được rằng khoảng 10 triệu người Trung Quốc đã chết vì cơ thể
thiếu chất selen.
“Căn bệnh lạ” mục răng
Thời gian gần đây (11/2006) một số báo đã đăng bài điều tra về “căn bệnh
lạ” phát sinh tại thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình
Định, có nhiều người dân mắc bệnh về răng và các bệnh về xương khớp.
Theo một số bài báo đã viết: “Số dân trong xã bị mục răng. Bệnh đơ xương,
teo cơ, co quắp chân tay thì xóm nào cũng mắc...”. Sau khi các báo đăng, y
tế địa phương đã điều tra, nghiên cứu. Theo Sở Y tế Bình Định, các biểu
hiện bệnh lý ở răng (vàng ố hoặc có chấm đen...) là do răng bị nhiễm fluor.
Không chỉ riêng xã Bình Tường có điểm nóng về “căn bệnh lạ”, mà một số
vùng dọc quốc lộ 19 thuộc tỉnh Bình Định cũng là những nơi có nguy cơ
nhiễm fluor cao gây tổn thương răng và các bệnh về xương khớp trong nhân
dân. Qua xét nghiệm 8 mẫu nước ở thôn Hòa Hiệp đã có 5 mẫu vượt tiêu
chuẩn cho phép, fluor từ 1,5 đến 6,5mg/lít (b ình thường fluor trong nước từ
0,7mg/lít đến dưới 1,5mg/lít).
Từ lâu người ta đã biết nguyên tố fluor trong nguồn nước sinh hoạt nếu quá
thiếu hoặc quá thừa đều dẫn đến bệnh lý này. Đó là bệnh nhiễm độc fluor địa
phương ở những vùng có hàm lượng fluor trong đất và nước cao, thí dụ ở
những vùng có mỏ fluor apatit hoặc vùng có núi lửa đang hoạt động... Còn ở
nhiều vùng tại nước Anh, hàm lượng fluor trong nguồn nước sinh hoạt lại
quá thấp, và đó là nguyên nhân làm cho bệnh sâu răng ở nước Anh rất phổ
biến. Theo Gabovic, bệnh sâu răng hay gặp ở những vùng có hàm lượng
fluor trong nước dưới 0,5mg/lít. Và nếu cao quá 2mg/lít, tỷ lệ mắc bệnh thừa
fluor ...