Danh mục

Những cản trở trong tiến trình thống nhất hai miền Nam - Bắc Triều Tiên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.12 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tình trạng đất nước bị chia cắt, đó là nỗi đau lớn nhất của dân tộc Triều Tiên. Bởi thế, suốt nhiều thập kỷ nay, người Triều Tiên ở hai miền Nam-Bắc vẫn ra sức tìm kiếm các cơ hội hòa giải để giang sơn thu về một mối, thống nhất quốc gia. Nhưng cho đến nay, bài toán lịch sử ấy vẫn chưa có lời giải.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cản trở trong tiến trình thống nhất hai miền Nam - Bắc Triều Tiên12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NHỮNG CẢN TRỞ TRONG TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRIỀU TIÊN Phạm Quốc Sử, Phạm Thị Thanh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Tình trạng đất nước bị chia cắt, đó là nỗi đau lớn nhất của dân tộc Triều Tiên. Bởi thế, suốt nhiều thập kỷ nay, người Triều Tiên ở hai miền Nam-Bắc vẫn ra sức tìm kiếm các cơ hội hòa giải để giang sơn thu về một mối, thống nhất quốc gia. Nhưng cho đến nay, bài toán lịch sử ấy vẫn chưa có lời giải. Vậy đâu là những trở lực trong tiến trình thống nhất Triều Tiên? Để thống nhất đất nước, người Triều Tiên ở hai bên vĩ tuyến 38 cần tự vượt qua những khác biệt để hòa giải dân tộc, đồng thời phải khôn khéo hóa giải được những trở lực khác. Từ khóa: Triều Tiên, tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân, Kim Jong-un, Donald Trump, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, Hàn Quốc, Moon Jae-in, thống nhất Triều Tiên. Nhận bài ngày 12.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2020 Liên hệ tác giả: Phạm Quốc Sử; Email: pqsu@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng đất nước bị chia cắt, đó là nỗi đau lớn nhất của dân tộc Triều Tiên. Bởi thế,đã 5 thập kỉ qua, kể từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, người Triều Tiên ở hai bên Nam-Bắc vĩ tuyến 38 vẫn ra sức tìm kiếm các cơ hội đối thoại để đạt được mục tiêu: Giang sơnthu về một mối, thống nhất quốc gia. Tuy nhiên cho đến nay, bài toán lịch sử ấy vẫn chưacó lời giải. Vậy đâu là những trở lực trong tiến trình thống nhất Triều Tiên? Từ góc độnghiên cứu lịch sử, chúng tôi cho rằng những cản trở trong tiến trình thống nhất Triều Tiênkhông chỉ là những vấn đề có tính nội bộ dân tộc Triều Tiên, mà còn là những khó khănkhác đến từ ngoài đất nước.2. NỘI DUNG2.1. Nhìn lại lịch sử Trước hết, cần phải tìm hiểu các thế lực nước ngoài từng can thiệp vào Triều Tiên vàchi phối lịch sử bán đảo này. Số phận của một nước nhỏ nhưng có vị trí chiến lược quantrọng đã khiến cho Triều Tiên trong suốt nhiều thế kỷ trở thành nơi tranh chấp giữa cáccường quốc khu vực và thế giới.TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 13 Cuối thế kỉ XVI, Triều Tiên hai lần bị Nhật Bản xâm lược vào các năm 1592 và 1597.Với cả hai cuộc xâm lược này, nếu không có sự can thiệp của Nhà Minh (Trung Quốc) thìNhật Bản đã đặt ách đô hộ lên bán đảo Triều Tiên. Việc Nhật Bản xâm lược Triều Tiênđụng chạm tới lợi ích của Nhà Minh ở phía Bắc. Để duy trì thế tương quan, Trung Quốc vàNhật Bản đã có những thỏa thuận về vấn đề Triều Tiên. Trong suốt các thế kỷ XVI, XVII,XVIII và XIX, sự tranh giành ảnh hưởng trên bán đảo Triều Tiên chủ yếu vẫn là giữaTrung Quốc và Nhật Bản8. Từ cuối thế kỷ XIX, dưới triều vua Kojong (cuối triều đại Choson), Triều Tiên trởthành mối quan tâm lớn của hai cường quốc lục địa: Nga và Trung Quốc, cũng như giữacác đế quốc lục địa (Nga, Trung) và đế quốc mặt biển (Nhật, Anh,…). Biểu hiện tập trungcủa xung đột giữa các thế lực nói trên là các cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895)và Nga - Nhật (1904 - 1905). Với cả hai cuộc chiến này, phần thắng đều thuộc về NhậtBản. Năm 1910, Triều Tiên chính thức trở thành thuộc địa của Nhật. Chỉ đến khi quân độiPhát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại thì Triều Tiên được giải phóng vào tháng 8/19459. Thoát khỏi ách đô hộ Nhật Bản nhưng Triều Tiên vẫn phải cần đến sự bảo trợ của Mỹ (đốivới Nam Triều Tiên) và Liên Xô (đối với Bắc Triều Tiên), những cường quốc đã giải phóngbán đảo này. Hy vọng về một cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước cũng chưa được diễn ra,thay vào đó là cuộc chiến giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên những năm 1950 - 1953. Đấtnước Triều Tiên bị chia cắt kéo dài kể từ Hiệp định ngừng bắn ngày 27/7/1953 đến nay. Nhìn chung, sau chiến tranh thế giới II (1939 - 1945), cả Liên Xô và Mỹ đều muốn cóảnh hưởng tới Triều Tiên. Giải pháp chia vĩ tuyến 38 phản ánh thế tương quan không bênnào thắng nổi bên nào giữa hai cường quốc này. Thế tương quan đó tưởng chừng bị phá vỡdo cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhưng rút cục đã được lập lại dosự can thiệp của quân “chí nguyện” Trung Quốc, với danh nghĩa giúp lực lượng Bắc TriềuTiên đẩy lùi sự tấn công ào ạt của quân Mỹ và lực lượng Nam Triều Tiên. Có thể nhậnthấy, trong lịch sử Triều Tiên các cường quốc luôn có ảnh hưởng lớn với họ là TrungQuốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, trong đó Trung Quốc và Mỹ là hai nước có ảnh hưởng lớn tớilịch sử hiện đại Triều Tiên.2.2. Vũ khí hạt nhân - Bảo bối siêu lợi hại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Từ những phân tích dựa trên lịch sử, ta có thể thấy, trong bối cảnh thế giới luôn bị chiphối bởi các cường quốc thì vấn đề thống nhất ...

Tài liệu được xem nhiều: