Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta 3Tháng 12/1287, khi đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào vùng biển An Bang (Quảng Ninh), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem thuỷ quân chặn đánh, nhưng không cản được giặc. ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng, không chú ý đến đoàn thuyền lương nặng nề chậm chạp ở sau. Mãi đến tháng 1/1288, đoàn thuyền lương của giặc mới tiến đến vùng đảo Vân Đồn. Trần Khánh Dư lại đem quân tập kích. Trương Vǎn Hổ chống đỡ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta 3 Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta 3Tháng 12/1287, khi đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào vùng biển An Bang(Quảng Ninh), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem thuỷ quân chặn đánh,nhưng không cản được giặc. ô Mã Nhi cho binh thuyền tiến thẳng vào cửa sôngBạch Đằng, không chú ý đến đoàn thuyền lương nặng nề chậm chạp ở sau. Mãiđến tháng 1/1288, đoàn thuyền lương của giặc mới tiến đến vùng đảo Vân Đồn.Trần Khánh Dư lại đem quân tập kích. Tr ương Vǎn Hổ chống đỡ không nổi, đổ cảlương thực xuống biển, trèo lên một chiếc thuyền nhỏ, trốn về Quỳnh Châu (HảiNam). Bấy giờ, Thoát Hoan cũng đã tiến vào Lạng Sơn, hội quân với cánh quânthủy của ô Mã Nhi ở Vạn Kiếp. Thoát Hoan dừng lại ở đây gần một tháng, xâydựng Vạn Kiếp thành một cǎn cứ vững chắc, mãi đến cuối tháng 1/1288 mới chiaquân tiến về Thǎng Long.Lần thứ ba, quân dân nhà Trần lại bỏ ngỏ Thǎng Long. Quân Nguyên vào ThǎngLong ngày 2/2/1288. Ngay sau đó, Thoát Hoan vội sai ô Mã Nhi đem chiến thuyềnra biển đón thuyền lương của Trương Vǎn Hổ. Nhưng thuyền còn đâu nữa. Khôngcó lương thực, đạo quân Thoát Hoan đóng ở Thǎng Long lâm vào tình thế khốnquẫn.Thoát Hoan phải ra lệnh rút quân về Vạn Kiếp. Trên đường rút về Vạn Kiếp,giặc bị quân ta chặn đánh ở cửa Ba Sông, vùng Phả Lại. Kéo về đóng ở Vạn Kiếp,đạo quân xâm lược vẫn bị quân ta tập kích ngày đêm. Trước nguy cơ bị tiêu diệt,bọn tướng Nguyên đã nói với Thoát Hoan: ở Giao Chỉ, không có thành trì để giữ,không có lương thực đủ ǎn, mà thuyền lương của bọn Trương Vǎn Hổ lại khôngđến. Vả lại khí trời đã nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống đỡlâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên bảo toàn quân mà về thì hơn Trước tìnhhình đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo hai đường: cánh quân bộrút qua vùng Lạng Sơn, còn cánh quân thuỷ sẽ rút ra biển theo sông Bạch Đằng.Kế hoạch rút lui của giặc không nằm ngoài dự liệu của Trần Hưng Đạo. ông đã bốtrí chặn giặc ở vùng biên giới và chuẩn bị cho một trận quyết chiến lớn trên sôngBạch Đằng. Từ tháng 3, quân sĩ và nhân dân đã đẵn gỗ lim, gỗ táu ở rừng về đẽonhọn, đóng xuống lòng sông, làm thành những bãi cọc lớn. Thuỷ quân và bộ binhta đã phục sẵn trong các nhánh sông và các khu rừng rậm ven sông Bạch Đằng,chờ ngày tiêu diệt địch.Sáng ngày 9/4/1288, đoàn thuyền chiến của ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng.Khi đoàn thuyền giặc lọt vào trận địa mai phục của ta thì từ các nhánh sông, cácthuyền nhẹ của ta lao ra, đánh tạt vào sườn giặc, dồn chúng vào các bãi cọc. Giặcđịnh áp thuyền sát bờ, đổ quân chiếm lấy núi cao để y ểm hộ cho đoàn thuyền rút,nhưng bị bộ binh ta đánh hắt xuống. Một trận kịch chiến ác liệt đ ã xảy ra. Nướctriều xuống gấp, thuyền giặc to nặng, lao nhanh theo d òng nước, vướng cọc, tanvỡ rất nhiều. Cho đến giờ dậu (5-7 giờ tối), toàn bộ đạo quân thuỷ của giặc bị tiêudiệt. ô Mã Nhi bị bắt sống. Lần thứ ba trong lịch sử giữ n ước của dân tộc, dòngBạch Đằng lại ghi thêm một chiến công oanh liệt. Trong khi đó, đạo quân củaThoát Hoan cũng khốn đốn rút chạy ra biên giới. Sau khi bị phục kích ở cửa ải NộiBàng, chúng bỏ con đường ra ải Khâu Cấp, vòng theo đường Đan Ba (Đình Lập),chạy tạt ra biên giới. Nhưng ở đây, chúng cũng bị quân ta chặn đánh, tướng giặc làA Bát Xích (Abaci) bị trúng tên. Mãi đến ngày 19/4/1288, đám tàn quân của ThoátHoan mới về đến Tư Minh.Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng xâm lược của HốtTất Liệt.Vài nét về kết quả và nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng (9/4/1288)Trong trận này, 8 vạn thuỷ quân và 400 thuyền chiến của địch đã bị ta tiêu diệt.Nghệ thuật quân sự của quân dân thời Trần là phối hợp chặt chẽ giữa quân đội nh àvua (chủ lực) và dân binh địa phương. Trong tác chiến đã sử dụng hình thức phụckích để tiêu diệt địch. Về chiến lược, chiến thuật: chọn đạo quân thuỷ của địch làmđối tượng tiến công, tiêu diệt trước và chủ yếu; đó là một quyết tâm rất chính xácvì so với đạo bộ binh chủ lực, thì số lượng đạo quân thủy ít hơn, không giỏi chiếnđấu bằng và phải tốn nhiều công sức xây dựng.Quãng sông Bạch Đằng, nơi được chọn làm địa điểm tác chiến là một khu vựchiểm yếu có đủ những điều kiện cần thiết, đáp ứng đ ược yêu cầu bố trí một trậnmai phục trên sông với quy mô lớn.Tuy vậy, muốn khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi trên, còn cần phải cómột nghệ thuật tác chiến rất cao, như tìm cách cô lập hoàn toàn đạo quân thuỷ củaô Mã Nhi với đạo bộ binh chủ lực của Thoát Hoan, tách rời đạo kỵ binh đi yểm hộvà dần dần điều động đạo quân thuỷ này từng bước lọt vào đúng trận địa mai phục,theo đúng thời gian đã được xác định. Bởi vậy, đạo thuỷ quân địch dù đông tới 8vạn tên, được đề phòng rất cẩn mật, nhưng vẫn gặp nhiều bất ngờ, lúng túng buộcphải bị động đối phó từ đầu đến cuối, và kết qủa là bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiếnthắng Bạch Đằng cò ...