Danh mục

Những dẫn liệu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha (Myriapoda: Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La, Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 712.48 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những dẫn liệu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha (Myriapoda: Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La, Việt Nam giới thiệu các kết quả nghiên cứu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa thuộc xã Mường Thải, Phù Yên, Sơn La. Đồng thời cũng xem xét mức độ tương đồng về thành phần loài cũng như các chỉ số đa dạng của rết bộ Geophilomorpha ở các sinh cảnh đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những dẫn liệu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha (Myriapoda: Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La, Việt Nam BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0032 NHỮNG DẪN LIỆU VỀ ĐA DẠNG CỦA RẾT BỘ GEOPHILOMORPHA (MYRIAPODA: CHILOPODA) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ XÙA, TỈNH SƠN LA, VIỆT NAM Trần Thị Thanh Bình1, Lê Xuân Sơn2, Nguyễn Đức Hùng1,* Tóm tắt. Nghiên cứu về đa dạng của rết bộ Geophilomorpha (Myriapoda: Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, Sơn La được tiến hành từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018. Mẫu vật được thu thập từ các sinh cảnh bao gồm: Khu dân cư và đất nông nghiệp; Rừng tre nứa; Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa; Rừng cây gỗ. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 12 loài thuộc 3 giống, 2 họ của bộ Geophilomorpha trong đó bổ sung cho khu hệ rết Việt Nam 5 loài, 6 loài là ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu và 1 loài mới chỉ xác định đến giống. Đây là những số liệu cập nhật mới về thành phần loài rết (bộ Geophilomorpha) của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. Sinh cảnh rừng cây gỗ có đa dạng loài rết thuộc bộ Geophilomorpha cao nhất (8 loài), tiếp đến là rừng tre nứa (6 loài), thấp hơn là rừng hỗn giao (3 loài), khu dân cư và đất nông nghiệp chỉ ghi nhận 1 loài thuộc bộ này. Đặc biệt, rết thuộc bộ Geophilomorpha ở rừng cây gỗ cũng có số loài riêng lớn nhất với 5 loài (chiếm 62,50 % số loài trong sinh cảnh), trong khi đó số loài riêng của rừng tre nứa và rừng hỗn giao đều chiếm chỉ 33,33 % số loài trong sinh cảnh. Loài gặp ở sinh cảnh khu dân cư và đất nông nghiệp không gặp ở các sinh cảnh rừng. Đa dạng về rết bộ Geophilomorpha ở các sinh cảnh rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa đạt mức đa dạng trung bình (1284 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÂNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Thải, Phù Yên, Sơn La. Đồng thời cũng xem xét mức độ tương đồng về thành phần loài cũng như các chỉ số đa dạng của rết bộ Geophilomorpha ở các sinh cảnh đó. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu là 37 mẫu rết thuộc bộ Geophilomorpha được thu tại 4 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu bao gồm: rừng cây gỗ; rừng tre nứa; rừng hỗn giao gỗ + tre nứa; khu dân cư và đất nông nghiệp. Mẫu được thu theo 4 tuyến đi rừng là Tuyến 1: Tuyến suối Bản Chiếu, bắt đầu từ Bản Chiếu (N: 21 20 18,5; E:104 41 29,0 ) theo suối Bản Chiếu đến điểm cuối có tọa độ là N: 21 20 36,9; E: 104 40 39,1 (đi men theo suối và rẽ lên các sinh cảnh). Tuyến 2: Tuyến rừng phía tây, bắt đầu từ Bản Chiếu theo đường rừng đi về phía Tây đến điểm cuối có tọa độ là N:21 20 49,7; E: 104 40 49,7. Tuyến 3: Tuyến rừng phía Bắc, bắt đầu từ Bản Chiếu theo đường rừng đi về phía bắc đến điểm cuối có tọa độ là N: 21 21 22,5; E: 104 40 30,6. Tuyến 4: Tuyến rừng phía đông, bắt đầu từ Bản Chiếu, qua bản người Mông theo đường rừng đi về phía đông, đến điểm cuối có tọa độ là N21 20 56,7; E 104 41 46,8. Mỗi tuyến dài khoảng 8-10 km, có đủ các dạng sinh cảnh. Mẫu được thu vào tháng 5 và 11 năm 2017 và năm 2018. Thu mẫu định tính bằng nhiều cách khác nhau như lật đá; vạch thảm mục, cây mục; đào đất; bằng phương pháp bẫy đất Barber của Mesibov & Churchill (2003) và phương pháp rây đất của Ghiliarov M. S. (1976). Mỗi cá thể rết định hình và lưu giữ riêng trong từng lọ đựng mẫu có chứa cồn 70o. Định loại rết theo phương pháp so sánh hình thái, như các đặc điểm râu, tấm ngực, tấm hàm, chân cuối, lỗ thở, cơ quan sinh dục, … với sự hỗ trợ của các thiết bị quan sát, vẽ mô tả và chụp hình. Định loại rết theo các tài liệu của Bonato L. (2004, 2010, 2012), Minelli A. ( 2011), Uliana M. (2007) và Shinohara K. (1981). Các chỉ số đa dạng được tính toán theo phần mềm Primer Ver.5.2.4 bao gồm các chỉ số về số loài, sự phong phú về cá thể của các loài, chỉ số đa dạng Shanon-Wever (H’ = (Sum ni/N*Log(ni/N))), chỉ số đa dạng loài Margaless (d = (s-1/Log(N)), chỉ số đa dạng Fisher (α) và chỉ số đồng đều (J= (H’/LogS)). Các chỉ số này cũng được tính toán cho từng loại sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu [Primer-E Ltd. (2001) - Version 5.2.4]. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Kết quả nghiên cứu bộ rết đất Geophilomorpha ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa đã phát hiện 12 loài thuộc 3 giống, 2 họ (Geophilidae và Mecistocephalidae); họ Mecistocephalidae gặp 2 giống, 11 loài và họ Geophilidae chỉ gặp một giống, 1 loài. Giống Tygarrup gặp số loài nhiều nhất là 8 loài, giống Mecistocephalus gặp 3 loài và giống Strigamia gặp 1 loài (Bảng 1). Trong số này (không tính 1 loài chưa xác định được tên loài) đã ghi nhận mới cho khu hệ rết Việt Nam 5 loài; ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu 6 loài và đây là những số liệu cập nhật mới về thành phần loài rết (bộ Geophilomorpha) của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. Chỉ có một loài trong 6 loài ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu đã gặp ở Việt Nam trong các nghiên cứu trước đó là Tygarrup diversidens (đã gặp ở Lao Cai) (Tran et all., 2013). PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BÂN TRONG SINH HỌC 285 Bảng 1. Thành phần loài và số lượng cá thể rết đất Geophilomorpha trong các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu TT THÀNH PHẦN LOÀI I II III IV BỘ GEOPHILOMORPHA HỌ GEOPHILIDAE Giống Strigamia Gray, 1843* 1 Strigamia tenuiungulata (Takakuwa, 1938)** 1 HỌ MECISTOCEPHALIDAE Giống Mecistocephalus Newport, 1843 2 Mecistocephalus glabridorsalis Attems, 1901 7 2 3 Mecistocephalus karasawai Uliana, Bonato and Minelli, 2007** 2 3 4 Mecistocephalus punctifrons Newport, 1843 1 Giống Tygarrup Chamberl ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: