Danh mục

Những điều cấm kỵ' khi tham gia thị trường chứng khoán

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.69 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về pháp luật và nghiệp vụ đầu tư, người đầu tư có thể dễ dàng nếu không muốn nói là luôn luôn cần đến các cố vấn và các công ty chứng khoán lo liệu cho mình. Riêng những điều cấm kỵ thì chẳng những giới chuyên nghiệp phải thuộc lòng mà người đầu tư cũng cần biết để tránh, để cảnh giác, tự bảo vệ mình và còn có ý nghĩa giúp thị trường ngày càng hoàn thiện. Người tham gia, nhất là các nhân viên trực tiếp làm việc trong thị trường chứng khoán tuyệt đối không được dùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều "cấm kỵ” khi tham gia thị trường chứng khoán Những điều cấm kỵ” khi tham gia thị trường chứng khoán Về pháp luật và nghiệp vụ đầu tư, người đầu tư có thể dễ dàng nếu không muốn nói là luôn luôn cần đến các cố vấn và các công ty chứng khoán lo liệu cho mình. Riêng những điều cấm kỵ thì chẳng những giới chuyên nghiệp phải thuộc lòng mà người đầu tư cũng cần biết để tránh, để cảnh giác, tự bảo vệ mình và còn có ý nghĩa giúp thị trường ngày càng hoàn thiện. Sẽ có rất nhiều các cấm kỵ và hạn chế đối với các thành viên trong thị trường chứng khoán cũng như bất cứ ai tham gia vào thị trường này. THỦ THUẬT GIAN LẬN VÀ GIẢ TẠO CÁC Người tham gia, nhất là các nhân viên trực tiếp làm việc trong thị trường chứng khoán tuyệt đối không được dùng các mưu kế hay phương pháp vận hành giả tạo nhằm đánh lừa hoặc gian lận để tác động theo ý mình khi giao dịch hoặc nhằm để chiêu dụ việc mua hay bán một chứng khoán nào đó. Ví dụ như năm 2000 tại thị trường phố Wall, một số nhân viên Sở giao dịch chứng khoán New York đưa ra các nhận định có dụng ý và sai sự thật, thực hiện các động tác giả. Hạn chế hành vi như trên sẽ giúp cho cơ chế mua bán trong thị trường chứng khoán tuân thủ các động cơ tự nhiên theo nhiệt độ của thị trường và chống lừa đảo. Theo luật giao dịch chứng khoán của Mỹ thì giới hạn truy cứu là 3 năm và hiệu lực phát hiện trong vòng một năm, với sự đền bù thiệt hại không hạn chế và tuỳ theo mức độ. TƯ VẤN CHO KHÁCH HÀNG KHÔNG PHÙ HỢP, THIẾU CƠ SỞ Khi khách hàng tìm đến nhà tư vấn hoặc quan hệ với công ty chứng khoán, họ mặc nhiên phó thác niềm tin vào những nơi này. Mỗi khách hàng có những nhu cầu đầu tư riêng. Các điều kiện tài chính, nhân thân, thể trạng tâm lý, mức chịu đựng rủi ro... của họ khác nhau. Họ cần đ ược điều tra đầy đủ, được giải thích cặn kẽ, gồm cả các phân tích rủi ro đúng mực và báo họ biết trước. Bất cứ sự thiếu tận tuỵ, qua loa lấy lệ nào gây hậu quả xấu cho khách hàng đều được xem là vi phạm nguyên tắc hành xử trong thị trường chứng khoán. Những “hành xử” trung thực “fair dealing” này có thể đo lường được dễ dàng bằng một số tình huống được liệt kê. Ví dụ không thể có chuyện khách hàng của một công ty môi giới bị “mắc quai” vào một quyết định đầu tư mà có thể đặt họ vào rủi ro vượt quá khả năng tài chính của họ. Hoặc một phụ nữ đang mang thai, một người bệnh tim, lại được hướng dẫn đầu tư vào các chứng khoán hay chiến lược có độ rủi ro cao, dù có thể sẽ mang lại lợi nhuận nhiều,... MỨC CẦN THIẾT MUA BÁN QUÁ Trong thị trường chứng khoán các nhà đầu tư do không có thời giờ hoặc không tinh thông bằng các nhà môi giới,... họ có thể mở một trương mục uỷ thác “discretionary account” giao trọn quyền mua bán lại cho nhà môi giới. Hoạt động mua bán quá mức xảy ra khi người môi giới làm như thế để gia tăng tiền huê hồng của mình chứ không phải vì mục đích kiếm lời cho khách hàng đầu tư. Hành động “tạo sóng” để thủ lợi hay “dành sữa vớt bơ” này thuật ngữ gọi chung là “churning”. Churning vừa có thể là mua bán quá nhịp độ bình thường hoặc quá quy mô để rồi lại phải thanh lý phát sinh nghiệp vụ! mới kết thúc giao dịch đó được. CỔ TỨC BÁN Việc mua chứng khoán ngay trước đợt phân phối cổ tức mới nghe tưởng ngon ăn. Thật ra người đầu tư bị đặt trước hai bất lợi: thứ nhất chứng khoán sẽ bị rớt giá ít ra là bằng với khoản cổ tức được phân phối - sự rớt giá vì bất cứ lý do nào luôn kèm theo một động thái tâm lý bất ổn - và thứ hai, người đầu tư sẽ phải gánh chịu trách nhiệm về khai thuế theo đợt phân phối cổ tức đó. Các công ty chứng khoán bị cấm khuyến khích người đầu tư mua các cổ phần vào thời điểm tế nhị này nhằm để tránh một sự chạy trách nhiệm đối với nghĩa vụ thuế. VAY MƯỢN TIỀN Các đại diện của công ty chứng khoán và các nhà tư vấn đầu tư bị cấm vay tiền hoặc chứng khoán của một khách hàng, ngoại trừ khách hàng đó đồng thời là một ngân hàng hoặc một đơn vị có chức năng kinh doanh tài chính. Đồng thời họ cũng bị cấm không được cho khách hàng vay tiền hoặc chứng nếu họ không được phép hoạt động như vậy. khoán NGUỴ TẠO BẢN CHẤT Những người hành nghề trong thị trường chứng khoán không được trình bày sai lệch ra công chúng về thực chất và các dịch vụ của họ để “lừa” khách hàng cũ hoặc “câu” khách hàng mới,... các cấm kỵ kiểu này bao gồm: Phẩm chất nghề nghiệp, kinh nghiệm, trình độ. - Bản chất các dịch vụ được cung ứng. - dịch vụ. - Phí Bất cứ một sự phô trương nào vượt quá thực chất cũng mắc tội nguỵ tạo, v ì sẽ làm sai lệch quyết định “chọn mặt gởi vàng” của người đầu tư. SỬ DỤNG KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU CỦA NGƯỜI KHÁC Các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh môi giới bị cấm không được cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu, phân tích hay khuyến nghị do người khác thực hiện mà không nói thẳng ra đó không phải là lập luận của mình. Nhưng họ có thể dựa vào các thông tin, khuyến nghị hoặc phân tích của người khác để đưa ra các kết quả tư vấn cho khách hàng của mình, miễn là họ phải tiết lộ là họ đã nguồn đó. dùng các XUNG ĐỘT QUYỀ ...

Tài liệu được xem nhiều: