Danh mục

Những Điều Cần Biết Về Ung Thư - Phần 2

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.87 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truy tìm ung thư: Đôi khi ta có thể tìm ra chứng ung thư trước khi phát bệnh nghĩa là có triệu chứng. Việc thử nghiệm để tìm ung thư khi chưa có triệu chứng nào được gọi là “screening”. Thử nghiệm ung thư giúp bác sĩ tìm thấy và chữa trị một vài loại ung thư sớm. Nói chung việc chữa trị hiệu quả hơn khi tìm thấy ung thư trong thời kỳ bắt đầu. Các loại thử nghiệm được dùng rộng rãi để truy tìm ung thư vú, cổ tử cung, ruột già và trực tràng: -...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Điều Cần Biết Về Ung Thư - Phần 2 Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phần 2 C. Truy tìm ung thư: Đôi khi ta có thể tìm ra chứng ung thư trước khi phát bệnh nghĩa là có triệu chứng. Việc thử nghiệm để tìm ung thư khi chưa có triệu chứng nào được gọi là “screening”. Thử nghiệm ung thư giúp bác sĩ tìm thấy và chữa trị một vài loại ung thư sớm. Nói chung việc chữa trị hiệu quả hơn khi tìm thấy ung thư trong thời kỳ bắt đầu. Các loại thử nghiệm được dùng rộng rãi để truy tìm ung thư vú, cổ tử cung, ruột già và trực tràng: - Ung thư vú: Mammogram là phương cách thông dụng nhất để truy tìm ung thư vú. Mammogram là một loại hình quang tuyến của vú. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, (National Cancer Institute, NCI) phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp mammogram mỗi năm. Phụ nữ có những yếu tố gia tăng tỷ lệ ung thư nên thảo luận với bác sĩ, dù trong tuổi 30. - Ung thư cổ tử cung: Bác sĩ dùng Pap test (còn gọi là Pap smear) để truy tìm chứng ung thư cổ tử cung.Tế bào được lấy ra từ cổ tử cung và dùng kính hiển vi để quan sát xem những tế bào có thay đổi hoặc trở nên bất thường, kể cả những thay đổi do HPV. Phụ nữ nên bắt đầu thử Pap test 3 năm sau khi bắt đầu giao hợp, hoặc 21 tuổi. Mọi phụ nữ nên thử Pap test ít nhất mỗi 3 năm một lần. - Ung thư ruột già và trực tràng: Một số loại thử nghiệm được dung để truy tìm “polyps” (những “túi” tế bào mới xuất hiện trong ruột già), ung thư hoặc những chứng bệnh khác tại ruột già và trực tràng. Những người vào tuổi 50 trở lên, cần đi thử nghiệm. Nếu có thân nhân bị ung thư ruột già, hoặc có những yếu tố làm gia tăng tỷ lệ của ung thư, cần thảo luận với bác sĩ, bất kể ở tuổi nào, để được thử nghiệm sớm. Một hoặc nhiều phương cách thử nghiệm sau được áp dụng: 1) Máu lẫn trong phân: Đôi khi bướu hoặc polyp xuất huyết, máu lẫn với phân. Cách thử nghiệm này có thể khám phá một lượng máu dù rất nhỏ lẫn trong phân. 2) Sigmoidoscopy (nội soi phần ruột già có tên sigmoid): Bác sĩ dùng một cái ống nhỏ, mềm, đầu ống là một ngọn đèn để quan sát trực tràng và phần dưới ruột già (sigmoidscope). Bác sĩ có thể cắt bỏ polyp nếu tìm thấy qua dụng cụ này. 3) Colonoscopy (nội soi toàn thể ruột già): Bác sĩ dùng dụng cụ tương tự như sigmoidoscope nhưng dài hơn kể trên để quan sát các phần ruột già. Khi tìm thấy những polyp, bác sĩ cắt bỏ và đem thử nghiệm dưới kính hiển vi. 4) Double-contrast barium enema: Bệnh nhân rửa ruột bằng chất lỏng chứa barium, và một lượng không khí được bơm vào ruột già. Bác sĩ chụp nhiều hình quang tuyến, barium và không khí giúp bác s ĩ quan sát hình thể ruột già trên những tấm phim. 5) Rectal Exam: Khám nghiệm trực tràng là một phần của chương trình khám bệnh định kỳ. Bác sĩ đeo găng dùng ngón tay đưa qua hậu môn truy tìm những khối u nằm ở vùng hậu môn, trực tràng. Có một số thử nghiệm khác đang được sử dụng trong vòng thí nghiệm, ta chưa có kết quả chắc chắn về những loại thử nghiệm này, hiệu quả ra sao, có giúp tìm ra ung thư sớm hay không và nhất là có kéo dài mạng sống con người hay không. Bác sĩ khi khám bệnh sẽ tìm kiếm những yếu tố liên quan đến ung thư như tuổi thọ, tình trạng sức khoẻ của thân nhân (có ung thư hay không), cách sinh sống, ăn uống, hút hoặc nhai thuốc lào thuốc lá... trước khi áp dụng nhưng phương pháp thử nghiệm thích hợp. Đây là lúc ta nên đặt câu hỏi về những phương pháp thử nghiệm nếu chưa hiểu rõ tại sao những phương cách này được áp dụng. Những câu hỏi cho bác sĩ: 1. Bác sĩ dùng loại tn nào cho tôi? Tại sao? 2. Loại tn này tốn bao nhiêu tiền? Bảo hiểm của tôi có trả phí tổn không? 3. Tn có đau không? Có nguy hiểm gì không? 4. Bao nhiêu lâu sau khi tn thì có kết quả? 5. Nếu thử nghiệm có kết quả bất thường, làm thế nào để tôi biết tôi vị ung thư? D. Triệu chứng Ung thư có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: - Bướu, u trong vú hoặc bất cứ bộ phận nào trong cơ thể - Sự xuất hiện của mụt đen trên da hay sự thay đổi của những mụt đen ấy - Vết lở không lành - Ho không dứt, khản tiếng lâu không khỏi - Sự thay đổi của bộ tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy) và bộ tiết niệu (đi tiểu khó khăn, nước tiểu có máu...) - Ăn khó tiêu, nuốt không trôi, nghẹn thức ăn - Xuống hoặc lên cân không có lý do - Xuất huyết - Mệt mỏi, yếu đuối Hầu hết những triệu chứng này không do ung thư, mà có thể do bướu lành hoặc những chứng bệnh khác. Hãy đi khám bệnh sớm khi có một trong những triệu chứng trên. Đừng chờ đợi, bệnh tật khi khám phá sớm, việc chữa trị sẽ hiệu quả hơn. Thông thường, ung thư trong thời kỳ bắt đầu không gâyđau đớn. Khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm, đừng chờ cho đến khi thân thể thấy đau đớn. E. Chẩn đoán Khi có triệu chứng hoặc các thử nghiệm tình nghi ung thư, bác sĩ cần tìm ...

Tài liệu được xem nhiều: