Danh mục

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DƯỢC PHẨM

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.62 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tất cả các sản phẩm OTC đều liệt kê liều dùng, những thông tin khuyến cáo để người tiêu dùng có thể lựa chọn và sử dụng đúng sản phẩm. Bạn sẽ tìm thấy những thông tin sau: - Hoạt chất (active ingredient): là những chất có tác dụng trị liệu, mục này liệt kê hàm lượng của hoạt chất có trong một đơn vị thuốc. - Công dụng (uses): Bệnh hoặc những triệu chứng mà sản phẩm sẽ điều trị hoặc ngăn ngừa. - Thận trọng: Khi nào không nên sử dụng thuốc, những tác dụng phụ có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DƯỢC PHẨMNHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DƯỢC PHẨMTác giả : DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Australia)(Tiếp theo và hết)NHỮNG ĐIỂM THƯỜNG GẶPTRÊN MỘT NHÃN THUỐC OTCTất cả các sản phẩm OTC đều liệt kê liều dùng, những thôngtin khuyến cáo để người tiêu dùng có thể lựa chọn và sử dụngđúng sản phẩm. Bạn sẽ tìm thấy những thông tin sau:- Hoạt chất (active ingredient): là những chất có tác dụng trịliệu, mục này liệt kê hàm lượng của hoạt chất có trong mộtđơn vị thuốc.- Công dụng (uses): Bệnh hoặc những triệu chứng mà sảnphẩm sẽ điều trị hoặc ngăn ngừa.- Thận trọng: Khi nào không nên sử dụng thuốc, những tácdụng phụ có thể xảy ra, những tương tác thuốc có thể mắcphải...- Thành phần không hoạt tính (inactive ingredient); tá dược,chất tạo màu, chất tạo mùi vị.- Nhóm thuốc: chẳng hạn như kháng histamine, antacid...- Liều dùng: tuổi, mỗi ngày uống bao nhiêu lần, sử dụngtrong bao lâu?- Hạn dùng: sau thời hạn này, bạn không nên sử dụng.- Lô sản xuất: thông tin của nhà sản xuất để giúp nhận diệnsản phẩm.- Trọng lượng tịnh (trọng lượng của mỗi sản phẩm có trongmột bao bì chứa).- Những điều cần làm khi uống quá liều.Thông thường nhà sản xuất hay thay đổi những thông tin vềsản phẩm của mình, vì vậy mỗi lần mua thuốc, bạn hãy đọcthật kỹ nhãn thuốc, đừng nghĩ rằng đã đọc ở lần sử dụngtrước nên bỏ qua.TƯƠNG TÁC THUỐC (DRUG INTERACTIONS)Mặc dù không quá phổ biến, nhưng sự tương tác của thuốcvới những thành phần khác (thực phẩm, dược phẩm...) có thểtạo nên những kết quả không mong muốn hoặc làm thuốcmất đi tác dụng. Bạn cũng nên biết về những tương tác thuốccó thể xảy ra nếu đang sử dụng một loại dược phẩm được kêtoa và các loại thuốc OTC vào cùng một thời điểm. Một vàiloại thuốc có thể tương tác với thức ăn và đồ uống, và càngnguy hại hơn khi có kèm những bệnh lý như tiểu đường,thận, huyết áp cao... Dưới đây là một vài tương tác thuốc cầnlưu ý đối với những sản phẩm OTC.- Tránh uống rượu nếu bạn đang dùng các thuốc khánghistamine, thuốc cảm, ho mà trong thành phần có chứadextromethorphan, hoặc những thuốc trị mất ngủ.- Không được sử dụng các loại thuốc trị mất ngủ nếu bạnđược kê đơn những thuốc giảm đau (sedatives) hoặc nhữngloại thuốc an thần (tranquilizers).- Cùng với bác sĩ của bạn kiểm tra trước khi sử dụng nhữngsản phẩm có chứa aspirine nếu bạn đang được kê những loạithuốc làm loãng máu, hoặc bị tiểu đường, Gout (thốngphong)...- Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng (laxative) khi bạn bịđau dạ dày, buồn nôn hay ói mửa.- Trừ khi được hướng dẫn bởi bác sĩ, không nên sử dụngnhững thuốc giảm xung huyết (decongestant) nếu bạn đangsử dụng những loại thuốc trị cao huyết áp, hoặc đang bị cácbệnh về tim mạch, tiểu đường, các bệnh về giáp trạng hoặccó vấn đề về tuyến tiền liệt.PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚThuốc có thể di chuyển từ mẹ sang con trong lúc mang thai,một số thuốc tuy an toàn cho thai phụ nhưng có thể sẽ rấtnguy hiểm cho thai nhi. Nếu bạn đang mang thai, nên traođổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào cho dùlà prescription hay nonprescription, thậm chí kể cả nhữngthành phần được gọi là chất dinh dưỡng bổ sung (dietarysupplements).Mặc dù thuốc thấm vào sữa với một nồng độ rất thấp, khó cóthể gây nên những tác động không mong muốn cho trẻ sơsinh, tuy nhiên, người mẹ đang cho con bú cũng nên hết sứccẩn thận và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trướckhi sử dụng bất cứ sản phẩm nào.THUỐC CHO TRẺ EM- Trẻ em không phải là một “người lớn thu nhỏ”, vì thế đừngsuy luận liều lượng dựa vào trọng lượng của chúng, mà phảituân theo giới hạn tuổi và những hướng dẫn sử dụng cho trẻem ghi trên toa thuốc.- Cũng nên phân biệt giữa muỗng canh (tablespoon) vàmuỗng cà phê (teaspoon) vì chúng có liều lượng khác nhau.Một muỗng cà phê thường chỉ bằng 1/3 muỗng canh.- Đừng tự mình “làm bác sĩ”, tự ý tăng liều chỉ vì con bạn cóvẻ bệnh nặng hơn lần trước.- Trước khi cho trẻ uống hai loại thuốc cùng lúc, cần phải hỏiý kiến bác sĩ, dược sĩ.- Đừng bao giờ để trẻ tự uống thuốc.- Không nên gọi thuốc là kẹo để “dụ” trẻ em uống thuốc, bởinếu chúng tình cờ nhặt được một viên thuốc, chúng sẽ nhớrằng có lúc bạn đã gọi đấy là kẹo.THƯỜNG XUYÊN KIỂM TRA TỦ THUỐC GIA ĐÌNHLuôn giữ dược phẩm ở nơi khô mát hoặc những điều kiệnđược yêu cầu đã ghi trên nhãn, cần kiểm tra tất cả các loạithuốc và dọn dẹp tủ thuốc ít nhất một năm hai lần. Hãy mạnhdạn loại bỏ những dược phẩm quá hạn. Để tránh việc uốngnhầm thuốc, nên giữ thuốc trong những hộp chứa nguyênthủy của nó. ...

Tài liệu được xem nhiều: