Những điều nên biết về ngôi ngược
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 196.81 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong số người có thai, tỷ lệ ngôi đầu chiếm hơn 95%, ngôi ngược khoảng 4%, ngôi ngang dưới 1%. Trong đó 40% ngôi ngược là thai non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều nên biết về ngôi ngược Những điều nên biết về ngôi ngượcTrong số người có thai, tỷ lệ ngôi đầu chiếm hơn 95%, ngôingược khoảng 4%, ngôi ngang dưới 1%. Trong đó 40%ngôi ngược là thai non.Có mấy kiểu ngôi thai- Thai ngôi đầu: thông thường nhất, thai nằm theo hướngđầu quay xuống dưới, mông ở phía đáy tử cung.- Thai ngôi ngược: thai nằm theo hướng ngược lại, mông ởdưới, đầu quay lên phía đáy tử cung (còn gọi là ngôimông).- Thai ngôi ngang: thai nằm đầu ở một bên và mông ở mộtbên của ổ bụng.Tư thế của thai nằm trong tử cung- 3 tháng đầu: nước ối nhiều,tử cung rộng nên thai có thểnằm theo các hướng khác nhau.- 3 tháng giữa: tử cung to ra, đáy tử cung rộng phù hợp vớithai lúc này có phần đầu to hơn mông nên thai thường ở tưthế ngược.- 3 tháng cuối: thai uốn cong lưng, hai đùi và cẳng chân gấplại cùng với khối mông khiến phần dưới trở nên to hơnphần đầu, vì thế thai quay đầu xuống dưới để mông quaylên phía đáy tử cung.Khi người phụ nữ sinh, thai ngôi đầu là thuận hơn cả (đầuxuôi, đuôi lọt). Điều này cơ bản là đúng, tuy nhiên cũng cónhững ngôi đầu vẫn là ngôi đẻ khó hoặc không thể đẻ được(như ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt).Ngôi ngượcKhi đẻ, đầu của thai là phần quan trọng nhất lại ra sau cùngkhiến cho thai rất dễ bị ngạt nặng, chưa kể đến việc đầu làphần to hơn mông và chân nhưng ra sau nên dễ bị mắc lạitrong khung xương chậu càng làm cho tình huống trở nênnguy hiểm.Vì thế, đỡ đẻ ngôi ngược là việc khó, đòi hỏi thầy thuốcphải có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghềcũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra tai biến đốivới thai nhi. Vì vậy, tại Việt Nam và hầu hết các nước trênthế giới, các thầy thuốc thường khuyên các bà mẹ chấpnhận việc mổ lấy thai khi bắt đầu chuyển dạ.Thai ngôi đầu là thuận lợi hơn cả cho việc em bé chào đờiNgôi ngược có tránh được?- Như trên đã nói, nếu đẻ non, tỷ lệ đẻ ngôi ngược sẽ caohơn, vì thế cần chăm sóc thai nghén để bà mẹ không đẻnon. Đây là cách giảm tỷ lệ đẻ ngôi ngược.- Ngôi ngược thường xuất hiện ở những bà mẹ có khungchậu hẹp, rau bám thấp, tử cung không bình thường (tửcung phát triển không đầy đủ, tử cung hình ống, tử cungđôi,…) hoặc do nước ối ít. Nếu vì 2 nguyên nhân trên thìkhông có cách nào thay đổi tư thế của thai khi nó đã là ngôingược.- Trước đây, nhiều thầy thuốc đã khuyên các bà mẹ có tửcung bình thường mà bị ngôi ngược vào gần tháng đẻ làdành khoảng 1 giờ mỗi ngày để tập theo tư thế: quỳ đầugối, đầu cúi xuống giường, mông chổng ngược lên để thaitự quay đầu xuống dưới (trở thành ngôi đầu). Có thầy thuốccòn làm thủ thuật xoay thai bằng cách day nắn bên ngoàithành bụng để thai quay đầu xuống dưới (vào lúc chưachuyển dạ hoặc ngay khi mới bắt đầu chuyển dạ). Tuy vậy,những cách làm trên không phải bao giờ cũng thành công,có khi còn nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, các bác sĩ hiệnnay ít sử dụng.Trường hợp người phụ nữ mang thai ngôi ngược nhưngkhông chấp nhận cuộc mổ lấy thai, nếu thầy thuốc có kinhnghiệm và đánh giá trọng lượng thai không quá lớn thì cóthể cho sản phụ đẻ đường dưới với các phương pháp đỡ đẻđặc biệt dành cho ngôi ngược. Tuy tỷ lệ đẻ thành công khácao nhưng tất nhiên không thể an toàn như trường hợp xửtrí bằng cách mổ B.S Phó Đức Nhuận
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều nên biết về ngôi ngược Những điều nên biết về ngôi ngượcTrong số người có thai, tỷ lệ ngôi đầu chiếm hơn 95%, ngôingược khoảng 4%, ngôi ngang dưới 1%. Trong đó 40%ngôi ngược là thai non.Có mấy kiểu ngôi thai- Thai ngôi đầu: thông thường nhất, thai nằm theo hướngđầu quay xuống dưới, mông ở phía đáy tử cung.- Thai ngôi ngược: thai nằm theo hướng ngược lại, mông ởdưới, đầu quay lên phía đáy tử cung (còn gọi là ngôimông).- Thai ngôi ngang: thai nằm đầu ở một bên và mông ở mộtbên của ổ bụng.Tư thế của thai nằm trong tử cung- 3 tháng đầu: nước ối nhiều,tử cung rộng nên thai có thểnằm theo các hướng khác nhau.- 3 tháng giữa: tử cung to ra, đáy tử cung rộng phù hợp vớithai lúc này có phần đầu to hơn mông nên thai thường ở tưthế ngược.- 3 tháng cuối: thai uốn cong lưng, hai đùi và cẳng chân gấplại cùng với khối mông khiến phần dưới trở nên to hơnphần đầu, vì thế thai quay đầu xuống dưới để mông quaylên phía đáy tử cung.Khi người phụ nữ sinh, thai ngôi đầu là thuận hơn cả (đầuxuôi, đuôi lọt). Điều này cơ bản là đúng, tuy nhiên cũng cónhững ngôi đầu vẫn là ngôi đẻ khó hoặc không thể đẻ được(như ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt).Ngôi ngượcKhi đẻ, đầu của thai là phần quan trọng nhất lại ra sau cùngkhiến cho thai rất dễ bị ngạt nặng, chưa kể đến việc đầu làphần to hơn mông và chân nhưng ra sau nên dễ bị mắc lạitrong khung xương chậu càng làm cho tình huống trở nênnguy hiểm.Vì thế, đỡ đẻ ngôi ngược là việc khó, đòi hỏi thầy thuốcphải có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghềcũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra tai biến đốivới thai nhi. Vì vậy, tại Việt Nam và hầu hết các nước trênthế giới, các thầy thuốc thường khuyên các bà mẹ chấpnhận việc mổ lấy thai khi bắt đầu chuyển dạ.Thai ngôi đầu là thuận lợi hơn cả cho việc em bé chào đờiNgôi ngược có tránh được?- Như trên đã nói, nếu đẻ non, tỷ lệ đẻ ngôi ngược sẽ caohơn, vì thế cần chăm sóc thai nghén để bà mẹ không đẻnon. Đây là cách giảm tỷ lệ đẻ ngôi ngược.- Ngôi ngược thường xuất hiện ở những bà mẹ có khungchậu hẹp, rau bám thấp, tử cung không bình thường (tửcung phát triển không đầy đủ, tử cung hình ống, tử cungđôi,…) hoặc do nước ối ít. Nếu vì 2 nguyên nhân trên thìkhông có cách nào thay đổi tư thế của thai khi nó đã là ngôingược.- Trước đây, nhiều thầy thuốc đã khuyên các bà mẹ có tửcung bình thường mà bị ngôi ngược vào gần tháng đẻ làdành khoảng 1 giờ mỗi ngày để tập theo tư thế: quỳ đầugối, đầu cúi xuống giường, mông chổng ngược lên để thaitự quay đầu xuống dưới (trở thành ngôi đầu). Có thầy thuốccòn làm thủ thuật xoay thai bằng cách day nắn bên ngoàithành bụng để thai quay đầu xuống dưới (vào lúc chưachuyển dạ hoặc ngay khi mới bắt đầu chuyển dạ). Tuy vậy,những cách làm trên không phải bao giờ cũng thành công,có khi còn nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, các bác sĩ hiệnnay ít sử dụng.Trường hợp người phụ nữ mang thai ngôi ngược nhưngkhông chấp nhận cuộc mổ lấy thai, nếu thầy thuốc có kinhnghiệm và đánh giá trọng lượng thai không quá lớn thì cóthể cho sản phụ đẻ đường dưới với các phương pháp đỡ đẻđặc biệt dành cho ngôi ngược. Tuy tỷ lệ đẻ thành công khácao nhưng tất nhiên không thể an toàn như trường hợp xửtrí bằng cách mổ B.S Phó Đức Nhuận
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
dinh dưỡng cho bà bầu cách chăm sóc bà bầu sức khỏe sinh sản phụ nữ có thai ngôi ngượcTài liệu cùng danh mục:
-
5 trang 284 0 0
-
284 trang 252 0 0
-
8 trang 237 1 0
-
CÁC ĐƯỜNG CẮT CƠ BẢN TRONG SẢN KHOA
48 trang 218 0 0 -
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Biểu đồ tăng trưởng của thai nhi trong tử cung
3 trang 176 0 0 -
9 trang 169 0 0
-
5 trang 168 0 0
-
6 trang 157 0 0
-
9 trang 156 0 0
-
5 trang 142 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hai Bà Trưng
6 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
3 trang 0 0 0 -
Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 314
4 trang 0 0 0 -
Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND
7 trang 1 0 0 -
Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND Tỉnh Hà Giang
4 trang 0 0 0 -
30 trang 0 0 0
-
23 trang 1 0 0
-
22 trang 1 0 0
-
22 trang 1 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Song Phượng
3 trang 0 0 0