Danh mục

Những đợt Chấn Hưng nghề chế tác đá An Hoạch (Thanh Hóa)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.49 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nghề chế tác đá An Hoạch là nghiên cứu trường hợp về một nghề thủ công truyền thống tiêu biểu không chỉ của xứ Thanh mà của cả nước, giúp ta nhận diện sâu sắc quá trình hình thành, phát triển và kết cấu kinh tế, xã hội, văn hóa của một làng nghề đặc trưng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đợt Chấn Hưng nghề chế tác đá An Hoạch (Thanh Hóa) TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐỢT CHẤN HƯNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ AN HOẠCH (THANH HÓA) NCS. Lê Thị Thảo** ThS. Trần Thị Thanh Huyền** Tóm tắt: Làng An Hoạch ven thành phố Thanh Hóa là một trong những làng cổxưa nhất của vùng đồng bằng sông Mã và nghề chế tác đá nơi đây là một trong nhữngnghề thủ công có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Sự xuất hiện của nghề chế tác đá AnHoạch có mối liên hệ mật thiết với truyền thống chế tác đá của cư dân đồng bằng sôngMã từ thời kỳ nguyên thủy, đến thế kỷ X, bắt đầu định hình rõ nét và phát triển liên tục,không đứt quãng cho đến ngày nay. Mỗi bước phát triển của nghề này đều gắn liền vớinhững bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Không những thế, nó còn có sức lan tỏa,tác động đến sự hình thành và phát triển của nhiều làng nghề chế tác đá nổi tiếng ởnhững vùng miền khác như Ngũ Hành Sơn (Đà Nang), Ninh Vân (Ninh Bình). Nghiêncứu sự hình thành và phát triển của nghề chế tác đá An Hoạch là nghiên cứu trườnghợp về một nghề thủ công truyền thống tiêu biểu không chỉ của xứ Thanh mà của cảnước, giúp ta nhận diện sâu sắc quá trình hình thành, phát triển và kết cấu kinh tế, xãhội, văn hóa của một làng nghề đặc trưng. 1. Truyền thống chế tác đá của cư dân đồng bằng sông Mã Chưa rõ làng An Hoạch có từ bao giờ nhưng tên An Hoạch cùng nghề chế tác đánổi tiếng nơi đây đã được nhắc đến trong An Hoạch sơn Báo Ấn tự bi ký (dựng năm1100) và nhiều sách sử của các triều đại phong kiến như: Đại Việt sử ký, Việt sử thônggiám cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí... Xa hơnnữa, sự xuất hiện nghề chế tác đá An Hoạch có mối liên hệ biện chứng với truyền thốngchế tác đá của cư dân đồng bằng sông Mã. Thời kỳ đá cũ, tại di tích núi Đọ (xã Thiệu Vận, huyện Thiệu Hóa), di tích núiNuông, núi Quan Yên (xã Định Công, huyện Yên Định), các nhà khoa học đã phát hiệnnhiều hiện vật bằng đá mang dấu vết chế tác của con người: hàng vạn mảnh tước, hạchđá, công cụ chặt thô (chopper), công cụ gần hình rìu,... Điều đó khẳng định cách ngàynay 30 - 40 vạn năm, người nguyên thủy vùng đồng bằng sông Mã đã chế tác công cụ* Phó Giám đốc Trung tâm NCPTVH và NNL, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa* Phó Trưởng khoa Âm nhạc, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa60 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUbằng đá và bằng chính những công cụ thô sơ đó, họ bước ra khỏi thế giới động vật, hơnhẳn động vật và bắt đầu quá trình lao động, sáng tạo. Vào thời đại đá mới, cách ngày nay khoảng 7.000 năm, trước sự trù phú hấp dẫncủa đồng bằng sông Mã, cư dân văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn ở vùng núi phía TâyThanh Hóa đã rời khỏi hang động, mái đá xuống miền đồng bằng trước núi, tạo nên nềnvăn hóa Đa Bút độc đáo. Sưu tập đá của văn hóa Đa Bút với các loại di vật tiêu biểu từrìu mài lưỡi, mài toàn thân đến rìu tứ giác, rìu hình thanh được mài nhẵn, các loại cuốcđá to mài nhẵn đã cho ta thấy sự phát triển vượt trội của kỹ thuật chế tác các công cụ đá.Bên cạnh đó, kỹ thuật khoan, cưa và tiện khiến cho ngoài các công cụ phục vụ sản xuất,người ta còn phát hiện rất nhiều các loại đồ trang sức mà tiêu biểu là các vòng tay bằng đá. Bước sang thời đại đồ đồng, ở đồng bằng sông Mã, trên cơ sở của một nền nôngnghiệp ổn định đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt nghề thủ công để hỗ trợnông nghiệp. Chứng tích về sự xuất hiện của dạng “làng nghề” chế tác đá đã xuất hiệnrõ nét, đặc biệt ở di tích Đông Khối phía nam núi Voi, xã Đông Cương, thành phốThanh Hóa ngày nay. Các hiện vật đá ở di tích này cho thấy nghề làm đá ở đây đã đạttới đỉnh điểm trong thời tiền sử và sơ sử của xứ Thanh. Số lượng hiện vật lớn, đặc biệtlà số lượng các phác vật nhiều, lại phân bố trên diện tích hàng chục héc ta ở những cánhđồng nằm sát phía đông nam chân núi Voi, có chỗ ken dầy chất đống quanh những bờmương, bờ ruộng cho thấy dấu vết về những “đại công xưởng chế tác đá” thời này tạiđây. Từ công xưởng này, các công cụ sản xuất, các vũ khí và đồ trang sức bằng đá đã cungcấp cho các vùng lân cận và chắc chắn nó còn được trao đổi đến những vùng xa hơn nữa. Trên địa phận huyện Đông Sơn ngày nay, người ta còn phát hiện ra những loạitrang sức bằng đá tinh xảo (khuyên tai, chuỗi hạt, vòng tay...) bên cạnh các công cụ chếtác đá (bàn mài, mũi khoan...) ở di chỉ Bản Nguyên (xã Đông Lĩnh, huyện Đông Sơn)và những phác vật còn chế tác dang dở ở các di chỉ Bản Nguyên, Đồng Ngầm, Bái Tê,Cồn Cấu, Bái Rắt, Bái Khuýnh. Người ta cũng đã chứng minh được đó là những xưởngchế tác đồ trang sức với quy mô khá lớn. Điều đáng lưu ý là sự kết cụm trên một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: