Danh mục

Những giải pháp chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn Thừa Thiên Huế

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 93.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thừa Thiên Huế (TTH) là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có 70,3% dân số sống ở nông thôn. Cũng như thực trạng chung của cả nước, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông thôn TTH còn thấp; chất lượng và cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những giải pháp chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TẠO VIỆC LÀM,  TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ  Phùng Thị Hồng Hà  Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Thừa Thiên Huế  (TTH) là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có 70,3% dân   số  sống  ở  nông thôn. Cũng như  thực trạng chung của cả  nước, tỷ  lệ  sử  dụng thời   gian lao động của lao động nông thôn TTH còn thấp; chất lượng và cơ cấu lao động   chuyển dịch còn chậm; năng suất lao động thấp, thu nhập chưa cao; đời sống của   người dân còn gặp nhiều khó khăn; tình trạng di dân tự  do vào đô thị  đã diễn ra khá   phổ biến ở các vùng đông dân cư. Thực trạng trên là áp lực rất lớn đối với lao động   nông thôn TTH. Vì vậy, tìm ra những giải pháp để  tạo việc làm, tăng thu nhập tại  chỗ cho lao động nông thôn TTH là yêu cầu bức thiết hiện nay. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN I. Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn TTH: Năm 2001, dân số  của TTH là 1.079.923 người (601.258 lao động). Trong đó   70,3% là sống  ở  nông thôn. Hiện  ở  khu vực nông thôn vẫn còn có 79.388 người,   chiếm 80,8% số người không biết đọc biết viết toàn tỉnh. 99,06% số người làm việc   mà không có trình độ  chuyên môn. Số người có trình độ  đại học và trên đại học chỉ  chiếm 0,16%. Bảng 1: Cơ cấu việc làm của lao động nông thôn TTH Đồng bằng Biển và phá Núi Ngành nghề LĐ % LĐ % LĐ % Thuần nông 128 51,0 190 77,6 Nông kiêm NNDV 73 29,1 25 10,2 Chuyên dịch vụ 50 19,9 17 5.8 30 12,2 Đánh bắt xa bờ  49 16.6 Đánh bắt tự nhiên 132 44.7 Nuôi tôm 97 32.9 Tổng  251 100,0 295 100.0 245 100,0 5 Nguồn: Số liệu điều tra Ở  vùng núi, tỷ  trọng lao động thuần túy làm nghề  nông chiếm đến 77,6%.   Trong khi đó, ở vùng đồng bằng chỉ có 51%. Chứng tỏ sự phân công lao động ở vùng   đồng bằng diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn. Riêng  ở  vùng biển và phá Tam  Giang, số lao động chuyên đánh bắt và nuôi trồng chiếm đến 94%. ­ Tính chung cho cả  3 vùng, bình quân 1 lao động làm được 200 công/năm.   Trong đó, cao nhất là vùng đồng bằng (207 công/năm) và thấp nhất là vùng núi (191   công/năm).   Đa   số   lao   động   làm   được   162   công/năm.   Số   lao   động   đạt   trên   300  công/năm chiếm tỷ lệ thấp (4,42%). ­ Tính chung cho cả 3 vùng, thu nhập bình quân cho 1 lao động là 6.504 ngàn   đồng/1năm. Trong đó, 32,2% thu từ  trồng trọt và chăn nuôi, từ  ngành nghề  dịch vụ  chiếm 16,9%. Tuy nhiên,  ở các vùng khác nhau thì cơ cấu thu nhập cũng khác nhau.   Ở vùng đồng bằng và miền núi, thu từ  trồng trọt và chăn nuôi chiếm gần 70% tổng   thu của hộ. Trong khi đó ở vùng ven biển và phá Tam Giang, nguồn thu này chỉ chiếm   1,8%. Bảng 2: Thu nhập và cơ cấu thu nhập    (ĐVT: Ngàn đồng) Chung 3 vùng Đồng bằng Núi Ven biển và phá SL % SL % SL % SL % Tổng thu nhập 6504 100.0 4726 100.0 4396 100.0 10.390 100.0 ­ Trồng trọt 1055 16.2 1665 35.2 1366 31.1 135 1.3 ­ Chăn nuôi 1027 15.8 1456 30.8 1574 35.8 50 0.5 ­ NN ­DV 1098 16.9 1211 25.6 720 16.4 1.363 13.1 ­ Đánh bắt 2826 43.5 ­ ­ ­ ­ 8.479 81.6 ­ Khác 468 7.2 394 8.3 647 14.7 364 3.5 ­ Lâm nghiệp 29 0.5 88 2.0 Nguồn: số liệu điều tra ­ So sánh 3 vùng, kết quả điều tra cho thấy, vùng ven biển và phá Tam Giang   có thu nhập cao nhất (10.390 ngàn đồng/năm) và thấp nhất là vùng núi (4.396 ngàn   đồng/năm). ­ 33,67% số  lao động được điều tra có mức thu nhập từ  2 ­ 4 triệu đồng.  Chênh lệch về thu nhập của nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất lên đến 27,8 lần. Tuy   nhiên, sự chênh lệch về thu nhập của các lao động  ở vùng đồng bằng là không đáng  kể nhưng ở vùng ven biển và phá và vùng núi là rất lớn (27 đến 28 lần). II.  Ảnh hưởng của các nhân tố  đến việc làm và thu nhập của lao động  nông thôn TTH 6 1. Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề: Vùng đồng bằng và miền núi: ­  Bình quân 1 lao động hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ  làm   được 224 ngày/năm với thu nhập 6.141 ngàn đồng (vùng đồng bằng) và 189 ngày với   thu nhập 4.170 ngàn đồng/năm (vùng núi). ­ Lao động hoạt động ở nhóm thuần nông có số ngày làm việc cũng như mức   thu nhập trong năm thấp nhất (189 ngày ở vùng núi và 197 ngày ở vùng đồng bằng).  Vùng Ven biển và phá Tam Giang: Bình quân một lao động ở nhóm đánh bắt tự nhiên làm được 217 ngày với thu   nhập là 13.529 ngàn đồng/năm; nhóm ngành nghề dịch vụ làm được 205 ngày nhưng   chỉ tạo ra được 6.442 ngàn đồng/năm.  ­ Đánh bắt xa bờ và nuôi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: