Đề cập đến sinh viên, tức là chúng ta đang đề cập đến thế hệ tri thức trẻ, đang trên đường hoàn thiện sự hiểu biết về những tiến bộ của xã hội, khoa học hiện đại. Chính vì thế, là thế hệ dìu dắt các em, chúng ta phải có những góc nhìn đúng đắn về những thuận lợi và khó khăn hiện nay sinh viên đang gặp phải, để từ đó chúng ta có thể hoàn thành sứ mệnh giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
Tán Văn Hậu*, Nguyễn Cao Hiền
Khoa Công nghệ Hóa học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
*Email: hautv@cntp.edu.vn
TÓM TẮT
Đề cập đến sinh viên, tức là chúng ta đang đề cập đến thế hệ tri thức trẻ, đang trên đường
hoàn thiện sự hiểu biết về những tiến bộ của xã hội, khoa học hiện đại. Chính vì thế, là thế hệ
dìu dắt các em, chúng ta phải có những góc nhìn đúng đắn về những thuận lợi và khó khăn hiện
nay sinh viên đang gặp phải, để từ đó chúng ta có thể hoàn thành sứ mệnh giảng dạy và giáo
dục thế hệ trẻ. Để đạt được mục đích này, vấn đề đào tạo, trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi
dưỡng để nâng cao trình độ giảng viên là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách để tiếp cận được với
nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển.
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế cho thấy, thời gian trước đây sinh viên học theo hệ niên chế, giáo viên môn học
nào cũng yêu cầu sinh viên làm eminar theo dạng chuyên đề, mất khá nhiều thời gian. Vấn đề
này còn nhiều tranh cãi và không đồng tình về phía sinh viên do quá tải về đầu tư công sức cùng
lúc cho nhiều môn học khác nhau.
Qua phân tích thực trạng việc tự học của sinh viên cho thấy còn khá nhiều điều phải bàn
để cải thiện việc tự học của sinh viên. Những trở ngại chính sinh viên cần phải khắc phục trong
quá trình học tập:
- Tính thụ động của sinh viên, lười đọc sách, ôn bài ở nhà , chỉ đợi đến giờ lên lớp là vào
học, không đầu tư kiến thức chuyên môn mặc dù đã có trang bị giáo trình, bài giảng sẵn có
trong tay.
- Chỉ học những gì giáo viên nêu ở lớp, nếu giáo viên tóm tắt vấn đề thì sinh viên mới
nắm được, đây là kiểu học ở bậc phổ thông, mang tính từ chương.
- Chưa nắm được phương pháp tự học và cách học ở bậc đại học, nhất là bước chuẩn bị
nội dung ở nhà cho lần lên lớp kế tiếp. Thật ra lần lên lớp kế tiếp cách nhau 1 tuần , không thể
nói là không có thời gian chuẩn bị cho 1 môn học!
- Một trở ngại lớn nữa là vấn đề mưu sinh, sinh viên gặp phải điều kiện kinh tế khó khăn,
phải đi làm thêm, đôi khi không dự lớp và không có thời gian tự học, vì thế chất lượng học tập
kém và không theo nổi việc học.
- Vấn đề ngoại ngữ là một trở ngại lớn đối với việc sinh viên tự học. Khi đã bước sang
năm thứ 2 và 3, tất yếu là sinh viên cần phải đọc thêm nhiều tài liệu chuyên môn, đa phần là
sách nước ngoài, tài liệu tiếng Việt không nhiều, vì thế sinh viên không thể tích lũy kiến thức
chuyên ngành theo kiểu tự học qua sách, tài liệu chuyên môn ngoại ngữ.
- Vấn đề học ngành 2 là một trở ngại trong việc tự học vì phải mất khá nhiều thời gian
cho việc học trên lớp, sinh viên phải tự giải quyết việc trùng lịch học lý thuyết hoặc lịch thực
hành do đăng ký quá nhiều môn học trong cùng một học kỳ. Việc này thường là do ý thích của
sinh viên, mặc dù được Cố vấn học tập phân tích và hướng dẫn kỹ lưỡng, nhưng sinh viên vẫn
mắc phải.
Đối với cấp học phổ thông, phương pháp chủ yếu thầy cô giảng dạy là thuyết trình, đọc
cho học sinh ghi chép và ghi nhớ, ít có trao đổi và thảo luận nhóm trong quá trình học… Đối
với bậc đại học, thì cách giảng dạy của các thầy cô chủ yếu là hướng dẫn dẫn sinh viên (SV)
tra cứu, tìm kiếm tài liệu trên nhiều nguồn khác nhau có thể trên sách báo, tài liệu tham khảo,
47
tạp chí chuyên ngành và nguồn tài liệu chủ yếu trên các trang web… những lời giảng của các
thầy cô chỉ mang tính chất gợi ý, và hướng dẫn sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu viết tiểu
luận... còn chủ yếu dựa vào khả năng tự tiếp thu, tự nghiên cứu và xử lý kiến thức của sinh viên
đối với bài học đó. Chính vì sự khác nhau đó mà làm cho rất nhiều SV rất bỡ ngỡ trong việc
xác định và tìm kiếm một số phương pháp học hiệu qủa nhất cho mình.
Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc ĐH là rất lớn, phương pháp và môi trường học tập
cũng khác so với bậc học phổ thông. Vì vậy, các sinh viên (SV) cần có được phương pháp học
tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó. Bước vào ĐH, không ít các tân SV
bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới. Do SV được coi là những con người đã trưởng thành, việc
học và dạy ở ĐH nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi
cá nhân.
Là một cán bộ trực tiếp giảng dạy lâu năm, tôi thiết nghĩ cần góp một phần nhỏ của mình
vào việc nâng cao nhận thức, phương pháp dạy học của bản thân và phương pháp học tập phù
hợp với từng hoàn cảnh khác nhau nhằm chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài
“những khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất Trường Đại học Công nghiệp Thực
phẩm TP.HCM”.
1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Những khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất trường Đại học Công nghiệp
Thực phẩm thành phố hồ chí minh.
...