Những lỗi sai thường gặp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Trung Quốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong sử dụng bổ ngữ kết quả
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 358.41 KB
Lượt xem: 38
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bổ ngữ kết quả là một hiện tượng ngữ pháp quan trọng và khó trong giảng dạy tiếng Trung. Nghiên cứu tình hình sử dụng bổ ngữ kết quả của 149 sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, thấy có 4 lỗi sai thường gặp là: bỏ sót, thay thế nhầm, thêm sai, sai thứ tự; trong đó, lỗi sai xuất hiện nhiều nhất là sai thứ tự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những lỗi sai thường gặp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Trung Quốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong sử dụng bổ ngữ kết quả 74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRONG SỬ DỤNG BỔ NGỮ KẾT QUẢ Trần Linh Chi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt: Bổ ngữ kết quả là một hiện tượng ngữ pháp quan trọng và khó trong giảng dạy tiếng Trung. Nghiên cứu tình hình sử dụng bổ ngữ kết quả của 149 sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, thấy có 4 lỗi sai thường gặp là: bỏ sót, thay thế nhầm, thêm sai, sai thứ tự; trong đó, lỗi sai xuất hiện nhiều nhất là sai thứ tự. Nguyên nhân chính dẫn đến các lỗi sai đó là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Các lỗi sai tồn tại một cách có hệ thống, có quy luật, từ trình độ sơ cấp đến cao cấp. Trên cơ sở nhận diện, phân tích các lỗi sai trên, bài viết đề xuất một số phương án nâng cao hiệu quả việc dạy và học bổ ngữ. Từ khóa: Giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam; bổ ngữ kết quả; lỗi sai. Nhận bài ngày 01.10.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.10.2019 Liên hệ tác giả: Trần Linh Chi; Email: tranlinhchi181@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các học giả Trung Quốc, chẳng hạn Shen Hong Hong (2006), Liang Xue Gen (2008), Chen Guang (2007), Hu Fa Xuan (2008), Liu Yong Jun (2008)… đã có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng bổ ngữ kết quả của lưu học sinh nước ngoài. Từ 3 góc độ là thụ đắc kết cấu, thụ đắc ngữ nghĩa và thụ đắc ngữ dụng…, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các lỗi sai mang tính quy luật trong sử dụng bổ ngữ kết quả của lưu học sinh chủ yếu ở 3 dạng sau: lỗi sai mang tính né tránh, lỗi sai hỗn loạn giữa thức động kết với các hình thức ngữ pháp khác và lỗi sai nội bộ trong thức động kết. Từ thực tế điều tra và phân tích việc mắc lỗi sai thường gặp, mang tính quy luật trong việc sử dụng bổ ngữ kết quả của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (ĐHSP Hà Nội 2), chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số đặc điểm, sự khác biệt về loại hình lỗi sai của sinh viên Việt Nam so với sinh viên các nước khác, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai đó và đề xuất các phương pháp giảng dạy thích hợp. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 75 2. NỘI DUNG Như đã nói, nghiên cứu được thực hiện trên 149 sinh viên, trong đó có 58 sinh viên năm nhất, 49 sinh viên năm hai và 42 sinh viên năm ba bằng hình thức phiếu điều tra. Nội dung điều tra nằm ở việc sử dụng bổ ngữ kết quả trong 04 bài tập. Các bảng biểu dựa trên cơ sở các bảng biểu có liên quan của Wang Qiao Qiao (2010). Giáo trình được sử dụng của trường: 《汉语教程》Yang Qi Zhou chủ biên, gồm 6 quyển. Sinh viên năm thứ nhất bắt đầu học tiếng Trung, trình độ tương đương sơ cấp. Sinh viên năm thứ hai tương đương trình độ trung cấp, và sinh viên năm thứ ba trình độ tương đương cao cấp. Bổ ngữ kết quả (结果补语)lần đầu tiên xuất hiện ở bài 34 《我们都做完》 ,quyển 2 nên khi tiến hành điều tra sinh viên năm nhất đã học được 8 tháng và đã tiếp xúc với bổ ngữ kết quả hơn 1 tháng. Sinh viên năm hai đã học được 1,5 năm và sinh viên năm ba đã học được 2,5 năm. 2.1. Thực trạng sử dụng sai bổ ngữ kết quả 2.1.2. Loại hình lỗi sai điển hình về bổ ngữ kết quả của sinh viên theo từng năm Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê xã hội học SPSS 17.0 tiến hành mã hóa các đối tượng điều tra. Sinh viên năm nhất đánh số từ 101-158. Sinh viên năm thứ hai đánh số từ 201 đến 249. Sinh viên năm thứ ba đánh số từ 301 đến 342. Trước tiên, tiến hành thống kê số lượng lỗi sai mang tính quy luật trong mỗi bài tập, vì mỗi một câu chỉ khảo sát một bổ ngữ kết quả nên khi tính toán cơ số tỉ lệ lỗi sai của mỗi câu thì sẽ là tích số của số câu nhân với số người mắc lỗi. Bảng 1. Thống kê số lỗi sai của sinh viên các năm Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 4 Tổng Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số lỗi Số lỗi Số lỗi Số lỗi Số lỗi (%) (%) (%) (%) (%) Năm 1 273 47.07 226 77.93 378 46.55 304 87.36 1181 58.18 Năm 2 171 34.90 154 62.86 192 27.99 171 58.16 688 40.12 Năm 3 43 10.24 104 49.52 117 19.90 118 46.83 382 25.99 Kết quả cho thấy tỉ lệ mắc lỗi sai mang tính quy luật của sinh viên năm nhất là nhiều nhất. Sinh viên năm hai và năm ba mặc dù cùng mắc một loại hình lỗi sai nhưng tỉ lệ thấp hơn rất nhiều. Tiến hành phân tích loại hình lỗi sai và số lượng lỗi sai của sinh viên qua các năm, chúng tôi thu được kết quả như sau: 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Bảng 2. Tỷ lệ lỗi sai của sinh viên năm 1 Thay thế Né tránh Thêm sai Loại lỗi Bỏ sót bổ Bỏ sót Bỏ sót Thêm sai sai bổ thành 2 bổ ngữ sai ngữ kết quả động từ tân ngữ động từ ngữ kết phân câu kết quả quả Số lượng 35 112 55 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những lỗi sai thường gặp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Trung Quốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong sử dụng bổ ngữ kết quả 74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRONG SỬ DỤNG BỔ NGỮ KẾT QUẢ Trần Linh Chi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt: Bổ ngữ kết quả là một hiện tượng ngữ pháp quan trọng và khó trong giảng dạy tiếng Trung. Nghiên cứu tình hình sử dụng bổ ngữ kết quả của 149 sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, thấy có 4 lỗi sai thường gặp là: bỏ sót, thay thế nhầm, thêm sai, sai thứ tự; trong đó, lỗi sai xuất hiện nhiều nhất là sai thứ tự. Nguyên nhân chính dẫn đến các lỗi sai đó là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Các lỗi sai tồn tại một cách có hệ thống, có quy luật, từ trình độ sơ cấp đến cao cấp. Trên cơ sở nhận diện, phân tích các lỗi sai trên, bài viết đề xuất một số phương án nâng cao hiệu quả việc dạy và học bổ ngữ. Từ khóa: Giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam; bổ ngữ kết quả; lỗi sai. Nhận bài ngày 01.10.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.10.2019 Liên hệ tác giả: Trần Linh Chi; Email: tranlinhchi181@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các học giả Trung Quốc, chẳng hạn Shen Hong Hong (2006), Liang Xue Gen (2008), Chen Guang (2007), Hu Fa Xuan (2008), Liu Yong Jun (2008)… đã có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng bổ ngữ kết quả của lưu học sinh nước ngoài. Từ 3 góc độ là thụ đắc kết cấu, thụ đắc ngữ nghĩa và thụ đắc ngữ dụng…, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các lỗi sai mang tính quy luật trong sử dụng bổ ngữ kết quả của lưu học sinh chủ yếu ở 3 dạng sau: lỗi sai mang tính né tránh, lỗi sai hỗn loạn giữa thức động kết với các hình thức ngữ pháp khác và lỗi sai nội bộ trong thức động kết. Từ thực tế điều tra và phân tích việc mắc lỗi sai thường gặp, mang tính quy luật trong việc sử dụng bổ ngữ kết quả của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (ĐHSP Hà Nội 2), chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số đặc điểm, sự khác biệt về loại hình lỗi sai của sinh viên Việt Nam so với sinh viên các nước khác, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai đó và đề xuất các phương pháp giảng dạy thích hợp. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 75 2. NỘI DUNG Như đã nói, nghiên cứu được thực hiện trên 149 sinh viên, trong đó có 58 sinh viên năm nhất, 49 sinh viên năm hai và 42 sinh viên năm ba bằng hình thức phiếu điều tra. Nội dung điều tra nằm ở việc sử dụng bổ ngữ kết quả trong 04 bài tập. Các bảng biểu dựa trên cơ sở các bảng biểu có liên quan của Wang Qiao Qiao (2010). Giáo trình được sử dụng của trường: 《汉语教程》Yang Qi Zhou chủ biên, gồm 6 quyển. Sinh viên năm thứ nhất bắt đầu học tiếng Trung, trình độ tương đương sơ cấp. Sinh viên năm thứ hai tương đương trình độ trung cấp, và sinh viên năm thứ ba trình độ tương đương cao cấp. Bổ ngữ kết quả (结果补语)lần đầu tiên xuất hiện ở bài 34 《我们都做完》 ,quyển 2 nên khi tiến hành điều tra sinh viên năm nhất đã học được 8 tháng và đã tiếp xúc với bổ ngữ kết quả hơn 1 tháng. Sinh viên năm hai đã học được 1,5 năm và sinh viên năm ba đã học được 2,5 năm. 2.1. Thực trạng sử dụng sai bổ ngữ kết quả 2.1.2. Loại hình lỗi sai điển hình về bổ ngữ kết quả của sinh viên theo từng năm Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê xã hội học SPSS 17.0 tiến hành mã hóa các đối tượng điều tra. Sinh viên năm nhất đánh số từ 101-158. Sinh viên năm thứ hai đánh số từ 201 đến 249. Sinh viên năm thứ ba đánh số từ 301 đến 342. Trước tiên, tiến hành thống kê số lượng lỗi sai mang tính quy luật trong mỗi bài tập, vì mỗi một câu chỉ khảo sát một bổ ngữ kết quả nên khi tính toán cơ số tỉ lệ lỗi sai của mỗi câu thì sẽ là tích số của số câu nhân với số người mắc lỗi. Bảng 1. Thống kê số lỗi sai của sinh viên các năm Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 4 Tổng Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số lỗi Số lỗi Số lỗi Số lỗi Số lỗi (%) (%) (%) (%) (%) Năm 1 273 47.07 226 77.93 378 46.55 304 87.36 1181 58.18 Năm 2 171 34.90 154 62.86 192 27.99 171 58.16 688 40.12 Năm 3 43 10.24 104 49.52 117 19.90 118 46.83 382 25.99 Kết quả cho thấy tỉ lệ mắc lỗi sai mang tính quy luật của sinh viên năm nhất là nhiều nhất. Sinh viên năm hai và năm ba mặc dù cùng mắc một loại hình lỗi sai nhưng tỉ lệ thấp hơn rất nhiều. Tiến hành phân tích loại hình lỗi sai và số lượng lỗi sai của sinh viên qua các năm, chúng tôi thu được kết quả như sau: 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Bảng 2. Tỷ lệ lỗi sai của sinh viên năm 1 Thay thế Né tránh Thêm sai Loại lỗi Bỏ sót bổ Bỏ sót Bỏ sót Thêm sai sai bổ thành 2 bổ ngữ sai ngữ kết quả động từ tân ngữ động từ ngữ kết phân câu kết quả quả Số lượng 35 112 55 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam Bổ ngữ kết quả Hiện tượng ngữ pháp SV chuyên ngành tiếng Trung Quốc Thụ đắc ngữ dụngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
11 trang 208 1 0 -
Phương thức phái sinh trong tiếng Hàn và phương thức tựa phụ gia trong tiếng Việt
13 trang 175 0 0 -
Câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Anh: Những điểm tương đồng và khác biệt
4 trang 22 0 0 -
13 trang 17 0 0
-
Phân tích diễn ngôn phê phán là gì? (Critical discourse analysis - CDA)
14 trang 14 0 0 -
Thiết kế tập nhãn cú pháp và hướng dẫn gán nhãn
28 trang 13 0 0 -
Giáo trình Tiếng Anh sinh học (Tập 1): Phần 2
76 trang 11 0 0 -
Phát triển tài liệu giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 6 0 0