Danh mục

Những nét cơ bản về Nguyễn Tuân và bài văn Người lái đò sông Đà_3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 840.87 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu 5: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: -Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nét cơ bản về Nguyễn Tuân và bài văn Người lái đò sông Đà_3Những nét cơ bản về NguyễnTuân và bài văn Người lái đò sông Đà Câu 5: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: -Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâusắc.Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong mộtchữ ngông. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác.Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá,mĩ thuật. -Trước Cách mạng tháng Tám, Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa cònvương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ,hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.Nguyễn Tuân học theo chủ nghĩa xê dịch. Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của nhữngtình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnhdữ dội...Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinhtế và độc đáo về núi, sông, cây, cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc vềcái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu .Nguyễn Tuân còn có đónggóp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. -Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có nhữngthay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật,nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạcthì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội. Câu 6: Phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân thể hiệntrong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” A- Mở bài: - Giới thiệu đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật NguyễnTuân, trong đó, cần tô đậm cái nhìn độc đáo của ông về cuộc sống và con người, đặc biệt là thiên hướngkhắc họa con người ở phương diện đề cao những phẩm chất tài hoa nghệ sĩ. - Không chỉ trong những sáng tác trước năm 1945, thể hiện chândung con người tài hoa nghệ sĩnhư một nhu cầu chơi ngông với cuộc đời, một nhu cầu đối lập với bọn ngườiphàm phu tục tử đầy rẫy trong xã hội, mà trong các sáng tác sau Cách mạng cái nhìn mang tính quan niệm ấyở Nguyễn Tuân dường như vẫn hết sức nhất quán. Tuy nhiên, giờ đây, đối với ông khắc hoạ chân dungnhững con người tài hoa nghệ sĩ trong chế độ mới lại mang một mục đích cao đẹp khác: tôn vinh Tài năng vàLao động. B- Thân bài: - Sơ lược vài nét về nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân. Đối với Nguyễn Tuân, phẩm chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ là độcquyền của người làm nghệ thuật. Ai sống đẹp, sống với một ý thức văn hoá rất cao đối với đời sốngcá thể cũng đều xứng đáng được đứng trong thế giới của những con người tài hoa nghệ sĩ. Đương nhiên họ phải là người đam mê, hết mình với công việc vàcả việc … chơi nữa. Cho nên nhân vật của Nguễn Tuân có thật nhiều những con người tài hoa: ngườiuống trà, người đánh cờ, người làm đèn kéo quân, người đánh thơ, thả thơ, người viết chữ đẹp, người làmcốm, người giã giò, người lái đò… - Nhưng con người nghệ sĩ tài hoa trong tác phẩm của NguyễnTuân dường như chỉ bộc lộ phẩm chất này trong những hoàn cảnh thật khác thường, những thời điểm thật đặcbiệt. Chính vì thế mà Huấn Cao thì phải cho chữ trong nhà ngục (Chữ người tử tù), mà người lái đò thì đốivới Nguyễn Tuân, cũng phải là người lái đò của sông Đà chứ không phải là những dòng sông khác. - Sông Đà hung bạo và chữ tình, cái “dòng thác hùm beo đanghồng hộc tế mạnh trên sông đá” kia mới chính là nơi để cho người nghệ sĩ thoát hiểm leo gềnh, vượt thácđược bộc lộ tài năng của mình. - Chẳng hiểu vô tình hay hữu ý mà tác giả của thiên bút kí lại tạomột tương phản đến nhường ấy giữa sông Đà với ông đò? Chỉ biết, đối địch với dòng sông hung bạo và nhamhiểm với muôn vàn cạm bẫy của những gềnh đá, hút nước, thác dữ, đá ngầm … người lái đò chỉ có mộtcon thuyền đơn độc, mỏng mảnh, nhưng ông lại là người nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, từng trảikinh nghiệm đò giang sông nước, tỉnh táo sắc lạnh giữa nguy nan … Chính vì thế mà dù cho “mặt nước hòreo vang dậy … ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo”, cho dù “sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách màđá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền” rồi “ đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm”, cho dù “tất cả đá tự nghìn năm vẫn mai phục dưới lòng sông chỉ chờ cơ hội là vùng dậy đòi ăn chết cái thuyền” thìkiêu hãnh trên sóng nước ghê gớm, dữ dằn vẫn là một ông đò ấy. Cuối cùng thì cái sức mạnh vĩ đại và hoangdã kia cũng phải chịu khuấ ...

Tài liệu được xem nhiều: