Danh mục

Những nguyên tắc cơ bản trong việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên khi dạy học phần Triết học - trong môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.63 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra những nguyên tắc cơ bản trong việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nguyên tắc cơ bản trong việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên khi dạy học phần Triết học - trong môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - LêninVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 264-269NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰCGIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN KHI DẠY HỌC PHẦN TRIẾT HỌC TRONG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNINNguyễn Thị Hồng Hải - Trường Cao đẳng Sư phạm Thái NguyênLê Kiều Anh - Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái NguyênNgày nhận bài: 20/06/2018; ngày sửa chữa: 25/06/2018; ngày duyệt đăng: 30/06/2018.Abstract: In the context of fundamental comprehensive education reform today, test andassessment are considered significant phases. Through the practice of teaching and evaluating theproblem solving ability of students through teaching the module Marxist-Leninist Philosophy(Principles of Marxism-Leninism), the article proposes the basic principles for assessing the abilityof solving problems of students, contributing to improvement of effectiveness of teaching thissubject at universities and colleges in current period.Keywords: Competence assessment, problem solving, principle, philosophy.1. Mở đầuĐánh giá (ĐG) năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ)của sinh viên (SV) trong dạy học phần Triết học, trongmôn Những nguyên lí cơ bản (NNLCB) của chủ nghĩaMác - Lênin là sự xem xét lại xem SV có những năng lựcGQVĐ nào trong việc thực hiện một nội dung, một hoạtđộng xác định. Mỗi cá nhân muốn thành công trong cuộcsống phải có nhiều loại năng lực khác nhau, trong đó cómột số năng lực ở mức độ cao.Năng lực nói chung, năng lực GQVĐ nói riêngkhông chỉ là yếu tố bẩm sinh có sẵn mà nó còn đượchình thành và phát triển gắn liền với quá trình hoạt độngcủa con người, gắn liền với đặc điểm tâm sinh lí củamỗi con người. Những nhận định, kết luận, phán đoáncó được trên cơ sở phân tích những thông tin thu thậpđược một cách hệ thống các hoạt động của SV trongquá trình GQVĐ ở bậc học đại học và cao đẳng. Để ĐGđược năng lực GQVĐ của SV cần phối hợp nhiều biệnpháp và công cụ để ĐG. Bài viết nghiên cứu về nhữngnguyên tắc cơ bản trong việc ĐG năng lực GQVĐ củaSV khi dạy học phần Triết học, trong môn NNLCB củachủ nghĩa Mác - Lênin.2. Nội dung nghiên cứuKhi xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng ĐGnăng lực GQVĐ của SV trong dạy học phần Triết học,trong môn NNLCB của chủ nghĩa Mác-Lênin, ngoài việccăn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, các biện phápđưa ra còn phải tuân thủ các nguyên tắc như: đảm bảodựa vào mục tiêu môn học và chuẩn đầu ra; đảm bảo tínhkhách quan và công bằng; đảm bảo tính toàn diện, côngkhai và trung thực; đảm bảo tính giáo dục; đảm bảo tínhphát triển. Cụ thể:2.1. Đảm bảo dựa vào mục tiêu môn học và Chuẩn đầura của nhà trườngCăn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và nănglực của môn học để xây dựng đề kiểm tra, đề thi, từ đóxác định được mức độ đạt yêu cầu của chuẩn. ĐG theochuẩn và sản phẩm đầu ra, góp phần quan trọng vàoviệc rèn luyện phương pháp học tập cho SV. Cụ thể:không chỉ kiểm tra kiến thức, mà quan trọng là phảikiểm tra các kĩ năng (kĩ năng nhận xét, ĐG, các kĩ năngvận dụng bài học để giải quyết các vấn đề, tình huốngvà thực hành trong cuộc sống), kiểm tra thái độ, tìnhcảm của SV đối với các vấn đề đạo đức và pháp luật.Từ đó, thúc đẩy SV tích cực rèn luyện theo yêu cầu củacác chuẩn mực bài học.2.1.1. Về kiến thứcDạy học là quá trình dưới sự tổ chức, điều khiển củagiảng viên (GV), SV với tư cách là chủ thể của quá trìnhnhận thức, chủ động tích cực, tự tổ chức, tự điều khiểnhoạt động học tập của mình nhằm thực hiện các nhiệmvụ mà GV và nội dung môn học đặt ra. Trong quá trìnhdạy học, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SVlà 2 hoạt động thống nhất biện chứng với nhau, tác độngqua lại, quy định lẫn nhau. Cả 2 hoạt động ấy đều nhằmmục đích cuối cùng là người học tích cực, tự giác trongnhận thức để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩxảo, có khả năng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, biếtvận dụng các kiến thức đã được học trong nhà trường vàogiải quyết những vấn đề mà cuộc sống thực tiễn đặt ra.Hoạt động học của SV không tách rời vai trò chủ đạo củangười dạy và nội dung giảng, vì cả 2 hoạt động đó đều điđến một mục tiêu là nhận thức của người học về kiến thứcmôn học.264Email: honghaicdsptn@gmail.comVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 264-269Phần Triết học, trong môn NNLCB của chủ nghĩaMác - Lênin có đặc thù là tính khái quát, trừu tượng cao,nghiêu cứu về những quy luật vận động, phát triển chungnhất của tự nhiên xã hội và tư duy, xây dựng thế giớiquan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoahọc và thực tiễn cách mạng; là phương pháp luận khoahọc để vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễncủa cuộc sống. Vì vậy, dạy học môn học này GV khôngchỉ dừng lại ở việc truyền đạt những kiến thức mang tínhlí luận suông mà quan trọng là giúp SV rèn luyện nhữngkĩ nă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: