Thông tin tài liệu:
Chứng trầm cảm ngày nay đang là một trong những bệnh lý phổ biến, nó thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng và gây rất nhiều hậu quả nặng nề cho cá nhân và xã hội. Một trong những hậu quả nặng nề nhất của trầm cảm đó là tự sát. Hành động tự sát không chỉ gây mất mát cho bản thân người bệnh mà còn gây hoang mang, bối rối cho gia đình và cộng đồng… Để đối phó với tình trạng gia tăng của chứng trầm cảm, các nhà khoa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhận định sai lầm về thuốc chống trầm cảmNhững nhận định sai lầm về thuốc chống trầm cảmChứng trầm cảm ngày nay đang là một trong những bệnh lý phổ biến, nó thường xuyênđược đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng và gây rất nhiều hậu quả nặng nềcho cá nhân và xã hội.Một trong những hậu quả nặng nề nhất của trầm cảm đó là tự sát. Hành động tự sát khôngchỉ gây mất mát cho bản thân người bệnh mà còn gây hoang mang, bối rối cho gia đìnhvà cộng đồng…Để đối phó với tình trạng gia tăng của chứng trầm cảm, các nhà khoa học đã tìm ra thuốcchống trầm cảm. Ban đầu là các thuốc chống trầm cảm ba vòng, rồi đến nhóm IMAO vàtrong khoảng vài chục năm gần đây là các thuốc nhóm SSRI… và nhiều nhóm khác nữa.Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong tâm thần học, nhờ đó mà ngày càng có nhiềubệnh nhân mắc chứng trầm cảm đã được điều trị có hiệu quả trở về với cuộc sống xã hội,vì thế tỷ lệ tự sát cũng giảm đi.Tuy nhiên có một nghịch lý trớ trêu là thuốc chống trầm cảm cũng có những “nỗi buồn”của nó bởi vì có những nhận định sai lầm thực sự nghiêm trọng về tác dụng của thuốcchống trầm cảm. Có những lúc thuốc chống trầm cảm bị xếp vào “hồ sơ đen” vì bị chorằng nó chính là nguyên nhân gây nên các rối loạn hành vi trầm trọng như giết ngườihàng loạt, tự sát và nhiều tác dụng phụ khác nữa xảy ra ở những bệnh nhân đang dùngthuốc chống trầm cảm. Tất nhiên những người sản xuất ra thuốc chống trầm cảm cũngnhư các bác sĩ sử dụng thuốc cho bệnh nhân đã bị lên án kiện tụng rắc rối phức tạp…Chính điều này lại gây hoang mang và do dự cho các bệnh nhân bị trầm cảm khi phảidùng thuốc cũng như các bác sĩ tâm thần khi kê đơn thuốc chống trầm cảm.Có ý kiến cho rằng, thuốc chống trầm cảm gây nên rối loạn hành vi và tự sát. Điều nàyhoàn toàn không đúng bởi vì với bệnh nhân bị trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm nặng có ýtưởng hành vi tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm phải mất một thời gian tối thiểu từ10 - 15 ngày thuốc mới phát huy tác dụng thực sự. Trong mấy ngày đầu dùng thuốc sẽ cóhiện tượng giải ức chế nhưng ý tưởng tự sát chưa bị tác động cho nên trong thời gian từvài ngày cho đến một tuần bệnh nhân rất dễ thực hiện hành vi tự sát. Nhưng điều này lạirất khó thực hiện khi bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm nặng do hiện tượng ức chế tâmthần vận động không thể thực hiện được hành vi tự sát cho dù có ý tưởng tự sát…Người ta cũng nhận thấy rằng, ý tưởng tự sát của bệnh nhân trầm cảm thường rất daidẳng ngay cả khi bệnh nhân ở giai đoạn thuyên giảm gần khỏi bệnh nhân vẫn có thể tựsát thành công, cái mà trong tâm thần học Pháp gọi là hiện tượng “đuôi bão của trầmcảm”. Cho nên vấn đề đặt ra đối với các trường hợp trầm cảm khi đang dùng thuốc chốngtrầm cảm là bệnh nhân luôn luôn phải được giám sát chặt chẽ từ lúc bắt đầu điều trị chođến khi thuyên giảm thực sự.Đối với thể trầm cảm kèm theo rối loạn lo âu trầm trọng đặc biệt hay xảy ra vào lúc mấtngủ nửa đêm về sáng. Chính hiện tượng lo âu bồn chồn này đã dẫn bệnh nhân đến hànhvi tự sát để “chạy trốn” khỏi sự lo âu khó chịu. Đối với trường hợp này, ngoài thuốcchống trầm cảm bệnh nhân cần được dùng thêm thuốc giải lo âu là điều bắt buộc hoặcchọn loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng giải lo âu kèm theo là hợp lý nhất.Đối với thể trầm cảm hoang tưởng đặc biệt có các hoang tưởng bị tội, tự buộc tội nặng nềhay với các hoang tưởng hư vô thế giới bị hủy diệt… bệnh nhân cũng rất hay tự sát. Vớitrường hợp này, ngoài thuốc chống trầm cảm người ta cần dùng kết hợp với các thuốc anthần kinh chống hoang tưởng.Như vậy, việc cho rằng thuốc chống trầm cảm gây ra tự sát là hoàn toàn không đúng. BS. Lê Đào Nghĩa(BV Tâm thần Hà Nội) ...