Danh mục

Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng sử dụng sản phẩm Fintech tại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 539.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng sử dụng sản phẩm Fintech tại Việt Nam" nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ sẵn lòng sử dụng sản phẩm FINTECH tại Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính truyền thống. Kích thước mẫu bao gồm 200 khảo sát được thực hiện vào tháng 11 năm 2023 đến tháng 01 năm 2024. Đối tượng khảo sát là những nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng sử dụng sản phẩm Fintech tại Việt Nam NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ SẴN LÒNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM FINTECH TẠI VIỆT NAM Lê Thông Tiến1*, Võ Thị Thúy Kiều2 1 Khoa Tài chính Kế toán, Trường Đại học Sài Gòn 2 Viện Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ Ngân Hàng, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM * Tác giả liên hệ: lttien@sgu.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ sẵn lòng sử dụng sản phẩm FINTECHtại Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyếntính truyền thống. Kích thước mẫu bao gồm 200 khảo sát được thực hiện vào tháng 11 năm 2023 đến tháng 01 năm 2024.Đối tượng khảo sát là những nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chothấy cả bốn nhân tố được xem xét đều có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn lòng sử dụng sản phẩm FINTECH, baogồm: pháp lý, trình độ nhân lực, cơ sở hạ tầng và an toàn – bảo mật. Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là pháp lý, sau đó làtrình độ nhân lực và cuối cùng là cơ sở hạ tầng hoặc an toàn - bảo mật. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải phápphát triển sản phẩm FINTECH tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Từ khóa: FINTECH, mức độ sẵn lòng, phân tích nhân tố khám phá, Việt Nam.1. Giới thiệu FINTECH có nguồn gốc từ “Fin” (tài chính) và “Tech” (công nghệ), đại diện cho việc ứng dụng công nghệ để cungcấp các giải pháp tài chính (Puschmann, 2017). Theo Leong và cộng sự (2017), FINTECH không chỉ là một công nghệ,mà là một cách tiếp cận đổi mới trong lĩnh vực tài chính, cung cấp giải pháp để phát triển sản phẩm, dịch vụ dựa trêncông nghệ. Những xu hướng và nhu cầu mới liên quan đến cung cấp dịch vụ tài chính đã thúc đẩy sự phát triển của mộthệ sinh thái hoàn toàn mới (Puschmann, 2017). Mức độ sử dụng thuật ngữ FINTECH đã tăng gấp hai mươi lăm lần trongthập kỷ vừa qua cùng với sự bùng nổ của các công ty hoạt động trong lĩnh vực FINTECH (Knewtson & Rosenbaum,2020). Theo Minh & Anh (2022), FINTECH đề cập đến việc áp dụng các công nghệ đổi mới và hiện đại trong lĩnh vực tàichính, nhằm mang đến cho khách hàng các giải pháp hoặc dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phíthấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống (Mackenzie, 2015; Schueffel, 2016). Setiawan và cộng sự (2021) đãcho rằng giao diện và thiết kế trải nghiệm thân thiện với người dùng tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tham gia vàocác sản phẩm tài chính. Tại Việt Nam, FINTECH chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: thanh toán, cho vay, gửi tiền và các dịch vụ hỗn hợpkhác. Các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và cho vay ngang hàng (Peer to Peer) là những phân khúc FINTECH đang hoạtđộng mạnh mẽ tại Việt Nam (Hao, 2020). Các công ty FINTECH cũng tiếp cận các dịch vụ thanh toán mới, nhằm đơngiản hóa quy trình giao dịch và cải thiện dịch vụ khách hàng (Kang, 2018). Sự tiện lợi của FINTECH giúp người tiêudùng có thể sử dụng các dịch vụ dựa trên tài chính một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi vì nhiều giao dịch có thể được thựchiện từ xa (Putritama, 2019). Sự dễ tiếp cận và minh bạch của FINTECH hỗ trợ rất lớn cho các giao dịch tài chính (Khue,2021). Có thể thấy, FINTECH tập trung vào việc áp dụng các công nghệ mới, định hình lại căn bản các dịch vụ sản phẩm,mô hình kinh doanh đối với dịch vụ tài chính truyền thống. So với một số quốc gia khác, sự phát triển FINTECH vẫn hạn chế về cơ chế chính sách, trình độ nhân lực, cơ sở hạtầng và vấn đề an toàn – bảo mật (Kim và cộng sự, 2016). Với tư cách là tổ chức tài chính truyền thống và những ngườichơi FINTECH mới nổi, vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại là thúc đẩy các sản phẩm FINTECH như thếnào để tiếp cận được rộng rãi hơn nữa với công chúng. Đó là lý do chính mà nghiên cứu này được thực hiện, nhằm xemxét các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng sử dụng sản phẩm FINTECH tại Việt Nam để các nhà quản lý vĩ mô cóthể điều hành chính sách phù hợp với mức độ phát triển của công nghệ tài chính. 174 Cấu trúc nghiên cứu được tổ chức gồm năm phần chính. Phầu đầu tiên giới thiệu về tính cấp thiết và lý do thực hiệnđề tài. Nội dung thứ thứ hai tổng quan những nghiên cứu trước đây. Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở phầnthứ ba. Dựa trên mô hình được xây dựng, kết quả phân tích sẽ được tổng hợp tại phần thứ tư. Cuối cùng, phần thứ nămcủa nghiên cứu sẽ đề xuất những giải pháp hữu ích rút ra từ kết quả nghiên cứu được tìm thấy.2. Tổng quan nghiên cứu Với những bước tiến nhanh trong đổi mới công nghệ và chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, các vấn đề liên quan đếnviệc áp dụng công nghệ ngày càng trở nên nổi bật trong thời gian gần đây. Các tổ chức và chính phủ đầu tư rất lớn để giớithiệu các công nghệ mới có tiềm năng mang lại sự thay đổi trong phong cách sống của người dùng. Tuy nhiên, nhữngkhoản đầu tư này có thể không mang lại kết quả nếu những đổi mới không được người dùng sẵn lòng sử dụng (Sharma& Mishra, 2014). Carr (1999) đã định nghĩa sự chấp nhận hay sẵn lòng sử dụng công nghệ là “giai đoạn lựa chọn côngnghệ để một cá nhân hoặc một tổ chức sử dụng”. Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng mức độ sẵn lòng sử dụng công nghệ không chỉ liên quan đến các khía cạnh củacông nghệ mà đã phát triển như một quá trình phức tạp hơn nhiều liên quan đến các khía cạnh như khả năng thích ứngngười dùng, ảnh hưởng của xã hội, niềm tin và những điều kiện thuận lợi khác. Lý thuyết khuếch tán đổi mới (DiffusionOf Innovations - DOI) của Eveland (1962), lý thuyết nhận thức hành vi có kế hoạch (Theory of Planed Behavi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: