Danh mục

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tháo chạy dòng vốn - Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 319.64 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm phân tích những yếu tố vĩ mô tác động đến sự tháo chạy dòng vốn trên cán cân thanh toán của 6 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1995-2019. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tháo chạy dòng vốn - Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 31. 1Lê Thị Hồng Minh* Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm phân tích những yếu tố vĩ mô tác động đến sự tháo chạy dòng vốn trên cán cân thanh toán của 6 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1995-2019. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy 2SLS cho dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm đã tìm thấy được bằng chứng về việc vị thế của tài khoản vãng lai, cân bằng ngân sách chính phủ, biến động tỷ giá thực và thể chế chính trị sẽ định hướng dòng chảy vốn của các quốc gia này. Khi cán cân tài khoản vãng lai suy giảm, mất cân đối thu chi tài khóa gia tăng và đồng nội tệ giảm giá thực đi kèm với nỗi lo sợ về phá giá tiền tệ, thể chế chính trị không ổn định sẽ khiến dòng vốn chuyển hướng ra khỏi khu vực. Đồng thời quá trình tự do hóa tài chính cũng là một nhân tố thúc đẩy sự tháo chạy dòng vốn với việc giảm chi phí và tăng nguồn vốn có thể chuyển ra nước ngoài. Từ khóa: Tháo chạy dòng vốn, Đông Nam Á, dữ liệu bảng, hồi quy 2SLS. 1. Giới thiệu Sự tháo chạy dòng vốn tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có xu hướng nhạy cảm hơn từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hiện đã có nhiều nghiên cứu trong giai đoạn gần đây tập trung nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng này. Khu vực Đông Nam Á hiện là một điểm đến quan trọng của dòng vốn đầu tư quốc tế vì chính sách mở cửa hội nhập về thương mại lẫn tài chính. Đi kèm với những thuận lợi đạt được, sự biến động của những dòng vốn này sẽ giữ vai trò quan trọng đối với sự ổn định cán cân thanh toán cũng như chiến lược phát triển bền vững của các nước. * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: minhtcdn@ueh.edu.vn 446 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với đặc trưng là những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã trải qua những cuộc cải cách thị trường và tài chính, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và phát triển các thể chế dân chủ ổn định, luật pháp, bảo vệ quyền sở hữu với tiến độ nhanh và rộng, những điều này góp phần cho khu vực trở thành điểm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, đây cũng là khu vực có vai trò địa lý chiến lược trong luồng chảy thương mại quốc tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự không chắc chắn về ổn định chính trị và kinh tế, sự hoài nghi về khả năng kiểm soát lạm phát và giữ vững giá trị đồng tiền của các nước trong khu vực, đây lại là những yếu tố có tác động quan trọng đến dòng chu chuyển vốn quốc tế. Do đó, việc đánh giá tổng hợp các yếu tố vĩ mô bên trong và bên ngoài tác động đến mức độ và xu hướng tháo chạy dòng vốn tại các quốc gia Đông Nam Á là một nghiên cứu cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi các nước đã hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN cuối năm 2015 và đang thực hiện các cam kết trong Hiệp định TPP từ năm 2018. Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể này, đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Thực trạng kinh tế vĩ mô (chênh lệch lãi suất thực, tài khoản vãng lai, cán cân ngân sách, tín dụng nội địa, tỷ giá) có tác động như thế nào đến sự tháo chạy dòng vốn? (2) Những yếu tố về mặt thể chế (rủi ro chính trị, tự do hóa kinh tế, mức độ tự do hóa tài chính, độ mở thương mại) có ảnh hưởng như thế nào với sự tháo chạy dòng vốn? 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.1. Các cách tiếp cận về sự tháo chạy dòng vốn (capital flight) Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), tháo chạy dòng vốn là sự khác biệt giữa nguồn vốn và việc sử dụng các dòng vốn này được ghi chép trên cán cân thanh toán của một quốc gia, từ định nghĩa này đã đưa ra được một thước đo về quy mô dịch chuyển dòng vốn gọi là phương pháp “Ngân hàng Thế giới” hay phương pháp “phần dư” (residual method). Phương pháp phần dư ước lượng dòng vốn tháo chạy một cách gián tiếp, sử dụng dữ liệu của cán cân thanh toán và tài sản quốc tế. Số liệu này thể hiện cân đối các nguồn quỹ của một nước, được xác định bởi sự gia tăng ròng của nợ nước ngoài và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ròng với việc sử dụng các quỹ đó được xác định bởi thâm hụt tài khoản vãng lai và thay đổi trong dự trữ ngoại hối. Đây là thước đo được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về dòng vốn tháo chạy bởi nó khá trực tiếp để tính toán và dựa trên dữ liệu thông dụng sẵn có. Có một xu hướng trong các nghiên cứu về dòng vốn tháo chạy ngoài những ước lượng thu được từ dữ liệu cán cân thanh toán, đó là ước lượng riêng rẽ về dòng vốn tháo chạy 447 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM xảy ra thông qua các hóa đơn khống (trade misinvoicing) (Demir, 2004; Ndikumana & Boyce, 2010), tức là thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền dưới danh nghĩa các hợp đồng thương mại nhằm tránh những rào cản về kiểm soát vốn. Việc tính toán các hóa đơn thương mại khống giả định rằng tất cả, hay một phần lớn sự khác biệt trong con số thống kê về thương mại của các quốc gia trong mẫu và các con số phản chiếu của đối tác thương mại của họ là do hóa đơn khống, và giả định tiếp rằng con số thống kê của các quốc gia đối tác “phát triển” có thể coi là chính xác. 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về những nhân tố tác động đến sự tháo c ...

Tài liệu được xem nhiều: