Danh mục

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863-1877)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.12 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích những nhân tố thúc đẩy nước Mỹ tiến hành quá trình Tái thiết bao gồm: những biến động trong bối cảnh quốc tế và khu vực, sự phát triển của nước Mỹ đầu thế kỉ XIX, hậu quả tàn khốc của cuộc Nội chiến (1861- 1865) và những yêu cầu cấp bách đặt ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863-1877)JOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 95-103This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0014NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TÁI THIẾT NƯỚC MỸSAU NỘI CHIẾN (1863 - 1877)Nguyễn Thị BíchKhoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Tóm tắt. Trong lịch sử nước Mỹ, Tái thiết được xem là giai đoạn có sức hấp dẫn đặc biệt,đầy kịch tích và gây nhiều tranh cãi trong giới học giả. Được tiến hành trong vòng 14 nămngắn ngủi (1863-1877) song những chính sách mà chính phủ Mỹ thực hiện trong giai đoạnnày đã tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội và là nhân tố quan trọng giúp nướcMỹ vượt qua đống đổ nát, nhanh chóng vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu thế giớiđầu thế kỉ XX. Bài báo tập trung phân tích những nhân tố thúc đẩy nước Mỹ tiến hành quátrình Tái thiết bao gồm: những biến động trong bối cảnh quốc tế và khu vực, sự phát triểncủa nước Mỹ đầu thế kỉ XIX, hậu quả tàn khốc của cuộc Nội chiến (1861- 1865) và nhữngyêu cầu cấp bách đặt ra.Từ khóa: Nội chiến Mỹ, li khai, hậu quả chiến tranh, Tái thiết.1.Mở đầuLịch sử là dòng chảy liên tục của những sự kiện đan kết nhau một cách liền mạch. Đất nướcHoa Kỳ nếu so với một số quốc gia lâu đời khác, sẽ không có nhiều sự kiện mang bề dày lịch sửnhưng lại xảy ra nhiều biến động lớn trong suốt quá trình lập quốc. Lịch sử Hợp chúng quốc hiệnlên với tất cả bản sắc và nét đặc trưng của từng cộng đồng, trên từng cột mốc lịch sử thăng trầm,khi vinh quang rực rỡ, lúc suy sụp đau buồn của một quốc gia hùng mạnh. Một dân tộc được hìnhthành từ cuộc chiến tranh giành độc lập đầy vinh quang lại phải đối mặt với nguy cơ chia rẽ trongcuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử. Nhưng cũng từ cuộc Chiến tranh li khai đó, một Liênbang Mỹ thống nhất thực sự về kinh tế, chính trị, văn hóa mới được định hình. Bởi vậy, lịch sử Mỹnói chung và lịch sử Mỹ thời kì Tái thiết nói riêng đã trở thành một hiện tượng cần được nghiêncứu, một thực nghiệm về tinh thần và chính trị cần được đánh giá [2; tr.162].Vấn đề này đã được phản ánh trong một số tác phẩm chuyên khảo như: Liên bang Mỹ - Đặcđiểm xã hội – văn hóa [5], Lịch sử Hoa Kỳ giai đoạn lập quốc đến thế kỉ XIX của tác giả NguyễnThái Yên Hương. Các cuốn sách trung phân tích các vấn đề đặt ra cho Hoa Kỳ sau Nội chiến vànhững mục tiêu cơ bản của công cuộc Tái thiết; quá trình điều chỉnh và bổ sung nội dung Kế hoạchtái thiết qua các nhiệm kì Tổng thống cũng như những phức tạp nảy sinh của quá trình này.Đối với một số tạp chí chuyên ngành như Châu Mỹ ngày nay, Nghiên cứu lịch sử, Nghiêncứu châu Âu, đại đa số các bài viết đều chỉ đề cập gián tiếp đến chủ đề thông qua việc phân tíchNgày nhận bài: 15/9/2017. Ngày sửa bài: 11/10/2017. Ngày nhận đăng: 20/1/2017.Liên hệ: Nguyễn Thị Bích, e-mail: nguyenbich30.08@gmail.com.95Nguyễn Thị Bíchnhững thành quả nước Mỹ đạt được về luật pháp, kinh tế, văn hóa... đầu thế kỉ XX sau khi quốcgia này bước ra khỏi đống đổ nát chiến tranh. Rất hiếm hoi mới có bài viết đề cập trực tiếp đếnquá trình Tái thiết của nước Mỹ như Hòa giải dân tộc sau nội chiến của Hoa Kỳ - những điều nênsuy ngẫm cho các xung đột dân tộc trên thế giới hiện nay của tác giả Đỗ Thị Diệu Ngọc (ChâuMỹ ngày nay, tr.28-34, số 5/2013).Theo tác giả bất kì cuộc chiến nào cũng cũng để lại đằng saunhững hệ lụy mà nhân dân phải gánh chịu và những người lãnh đạo đất nước phải giải quyết. Sựkhôi phục của đất nước nhanh hay chậm tùy thuộc vào các chiến lược, quyết sách đúng đắn củachính quyền đương nhiệm. Đất nước Hoa Kỳ trong và sau Nội chiến đã may mắn nằm trong sự lèolái của Abraham Lincoln với những định hướng khôi phục đất nước dựa trên nền tảng là sự hòagiải dân tộc.So với các công trình ở Việt Nam thì các công trình ở nước ngoài, đặc biệt là các tác giảMỹ nghiên cứu về quá trình Tái thiết rất dồi dào và phong phú. Tiêu biểu nhất trong nhóm này làhai công trình Lược sử nước Mỹ thời kì Tái thiết (1863-1877) [7] và cuốn Lịch sử mới của nước Mỹ(The New American History) do Eric Foner chủ biên. Trong tác phẩm của mình, Eric Foner đã đặtra hàng loạt câu hỏi về thực chất công cuộc Tái thiết đất nước như: Điều kiện nào để tái hội nhậpnhững bang liên minh miền Nam với Liên bang? Ai là người sẽ đưa ra những điều kiện này, Quốchội hay Tổng thống? Hệ thống lao động nào sẽ dùng để thay thế những người nô lệ trong các đồnđiền? Người da đen sẽ giữ vị trí như thế nào trong đời sống chính trị xã hội của miền Nam và đấtnước?. Trọng tâm trong công trình của tác giả Eric Foner là người da đen – những người được ôngmiêu tả không chỉ là nạn nhân thụ động mà còn tham gia tích cực vào quá trình Tái thiết nước Mỹ.Ngoài ra, cuốn Lịch sử Hoa Kỳ - những vấn đề quá khứ [10] phân tích sâu sắc các sự kiệnchủ yếu trong lịch sử nước Mỹ. Trong đó, tác giả đã đề cập đến hậu quả của cuộc Nội chiến và hệthống các quan điểm về vấn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: