![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Những phân tích và lưu ý về cạo gió
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 204.98 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay, là cách chữa bệnh rẻ tiền, đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi và có hiệu quả tức khắc. Tuy nhiên, cạo gió có tính khoa học hay phản khoa học?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những phân tích và lưu ý về cạo gió Những phân tích và lưu ý về cạo gióCạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay,là cách chữa bệnh rẻ tiền, đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi và có hiệu quả tứckhắc. Tuy nhiên, cạo gió có tính khoa học hay phản khoa học?Bác sĩ Trịnh Liên Việt, Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cónhững phân tích và lưu ý về cạo gió.Chỉ cần một ít dầu gió xoa lên vùng bị đau, nhức mỏi rồi sử dụng một vật cứng, nhẵn nhưnắp lọ dầu, cái muỗng, đồng xu…. cạo lên vùng đau. Hoặc thậm chí nếu vùng đau ở vị tríkhông cạo được thì “giật gió” cho đến khi “lên gió”, vùng da ửng đỏ hoặc đỏ bầm. Sauthao tác này, người bệnh sẽ cảm thấy giảm bớt những triệu chứng khó chịu, bớt nhứcmỏi, bớt ớn lạnh, hoặc giảm cảm giác buồn nôn…Dưới con mắt nhìn của một ông bác sĩ thì cạo gió quả là đáng sợ, vì nhìn vào sẽ thấy cơthể người bệnh bị bầm dập, ngoằn ngoèo và có rất nhiều nguy cơ làm bệnh nặng thêm.Trước hết là dưới tác động của lực cạo lên phần mềm sẽ làm tổn thương lớp biểu bì vàcác mô bên dưới, gây bầm dập, rướm máu, gây xuất huyết dưới da, trầy xước vùng cạogió. Sau nữa, cạo gió là cơ hội gây nhiễm khuẩn tại chỗ, nhiễm một số khuẩn lây lan quađường máu thông qua vật dụng cạo gió được sử dụng qua nhiều người.Nên sử dụng vật cạo gió là củ gừng, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu có tính ấm, nóng.Cạo gió có tính khoa học hay phản khoa học?Một sự thật hiển nhiên là trong xã hội vẫn tồn tại hình thức cạo gió ở khắp mọi nơi từtrong nhà ra phố chợ, từ khu nhà trọ công nhân đến ký túc xá trường học. Trên thực tế,cạo gió vẫn mang đến ít nhiều hiệu quả tức thì.Thao tác cạo gió là một hình thức tác động cơ học lên vùng cơ bị nhức mỏi kèm thêm tácdụng ấm nóng của tinh dầu (dầu xoa), đưa đến hiệu quả giãn cơ, giãn mạch máu tại vùngđau nhức, gây giảm co thắt cơ, làm giảm đau. Ngoài ra hương tinh dầu tác động qua da,qua khứu giác gây cảm giác êm dịu thần kinh tại chỗ và toàn thân.Yếu tố tâm lý được người thân chia sẻ lúc ốm đau bệnh hoạn cũng góp phần làm hưngphấn tinh thần người bệnh. Mà trong một xã hội công nghiệp hiện nay người thầy thuốcvới những thao tác khám qua loa, cùng với những viên thuốc vô cảm không phải là địachỉ đầu tiên mà người bệnh nghĩ tới khi bị mệt mỏi.Cạo gió trong y học cổ truyền chính thốngThông thường, vị trí chính để cạo gió là hai bên đường dọc cột sống. Đó là hai bên củađường bàng quang kinh, trên đoạn dọc cột sống thắt lưng là vị trí của các huyệt: Phế du,Tâm du, Cách du, Tỳ du, Vị du, Thận du Đại trường du, Khí hải du Tiểu trường du,Phách hộ, Cao hoang, Thần đường, Cách quan… Khi tác động lên hai dãy cơ đó, chính làkích thích lên hàng loạt các hoạt động của hệ thống lục phủ ngũ tạng của cơ thể, giúp cơthể điều hòa lại sự mất quân bình khí huyết âm dương trong cơ thể, nâng cao chính khí,trục đuổi tà khí đang manh nha xâm nhập vào cơ thể.Theo y học cổ truyền, bàng quang kinh chủ trị các chứng sốt lạnh, nghẹt mũi, đau đầu,cứng cổ, đau thắt lưng, và các huyệt tương ứng với từng tạng phủ, có tác dụng lý khí điềuhuyết. Do đó khi cạo gió dọc theo hệ thống kinh bàng quang, cũng là tác động một phầnlên toàn hệ thống cơ thể, có tác dụng bổ chính khí, khu trục tà khí, nhằm tăng cường cáchoạt động chức năng của cơ thể.Ngoài phương pháp cạo gió, thầy thuốc y học cổ truyền còn có thể sử dụng kỹ thuật xoabóp, day, lăn, miết, bấm …hoặc giác hơi, lên vùng lưng trong những trường hợp bệnh lýtương tự cũng đạt hiệu quả như cạo gió.Một số lưu ý khi cạo gió:- Nên cạo gió trong phòng, tránh gió lùa- Không nên sử dụng dầu xoa mà thành phần của nó có tinh dầu bạc hà (menthol), vì đâylà tinh dầu có tính chất bốc hơi nhanh nên gây cảm giác mát lạnh. Khi xoa dầu, ban đầucảm thấy ấm nóng nhưng một lúc sau thì cảm thấy mát và lạnh vùng được xoa dầu.- Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễmtrùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu. Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củgừng được cắt bằng ở đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới,vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.- Không dùng lực tác động mạnh lên vùng cạo gió gây tổn thương da, dễ bị nhiễmkhuẩn.- Chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng. Không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm.- Không nên cạo vùng cơ cổ.- Sau khi cạo gió xong nên giữ ấm cơ thể, tốt nhất ăn thêm một bát cháo hành giải cảm.- Cạo gió thực sự hữu hiệu trong trường hợp cảm mạo thời tiết, nhiễm lạnh , nhức mỏi taychân do làm việc quá độ. Trong trường hợp suy nhược vì một bệnh lý nào đó như đau đầuchóng mặt vì cao huyết áp, viêm xoang,… thì nên đến cơ sở y tế khám để có một chẩnđoán xác định và phương thức điều trị thích hợp. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những phân tích và lưu ý về cạo gió Những phân tích và lưu ý về cạo gióCạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay,là cách chữa bệnh rẻ tiền, đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi và có hiệu quả tứckhắc. Tuy nhiên, cạo gió có tính khoa học hay phản khoa học?Bác sĩ Trịnh Liên Việt, Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cónhững phân tích và lưu ý về cạo gió.Chỉ cần một ít dầu gió xoa lên vùng bị đau, nhức mỏi rồi sử dụng một vật cứng, nhẵn nhưnắp lọ dầu, cái muỗng, đồng xu…. cạo lên vùng đau. Hoặc thậm chí nếu vùng đau ở vị tríkhông cạo được thì “giật gió” cho đến khi “lên gió”, vùng da ửng đỏ hoặc đỏ bầm. Sauthao tác này, người bệnh sẽ cảm thấy giảm bớt những triệu chứng khó chịu, bớt nhứcmỏi, bớt ớn lạnh, hoặc giảm cảm giác buồn nôn…Dưới con mắt nhìn của một ông bác sĩ thì cạo gió quả là đáng sợ, vì nhìn vào sẽ thấy cơthể người bệnh bị bầm dập, ngoằn ngoèo và có rất nhiều nguy cơ làm bệnh nặng thêm.Trước hết là dưới tác động của lực cạo lên phần mềm sẽ làm tổn thương lớp biểu bì vàcác mô bên dưới, gây bầm dập, rướm máu, gây xuất huyết dưới da, trầy xước vùng cạogió. Sau nữa, cạo gió là cơ hội gây nhiễm khuẩn tại chỗ, nhiễm một số khuẩn lây lan quađường máu thông qua vật dụng cạo gió được sử dụng qua nhiều người.Nên sử dụng vật cạo gió là củ gừng, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu có tính ấm, nóng.Cạo gió có tính khoa học hay phản khoa học?Một sự thật hiển nhiên là trong xã hội vẫn tồn tại hình thức cạo gió ở khắp mọi nơi từtrong nhà ra phố chợ, từ khu nhà trọ công nhân đến ký túc xá trường học. Trên thực tế,cạo gió vẫn mang đến ít nhiều hiệu quả tức thì.Thao tác cạo gió là một hình thức tác động cơ học lên vùng cơ bị nhức mỏi kèm thêm tácdụng ấm nóng của tinh dầu (dầu xoa), đưa đến hiệu quả giãn cơ, giãn mạch máu tại vùngđau nhức, gây giảm co thắt cơ, làm giảm đau. Ngoài ra hương tinh dầu tác động qua da,qua khứu giác gây cảm giác êm dịu thần kinh tại chỗ và toàn thân.Yếu tố tâm lý được người thân chia sẻ lúc ốm đau bệnh hoạn cũng góp phần làm hưngphấn tinh thần người bệnh. Mà trong một xã hội công nghiệp hiện nay người thầy thuốcvới những thao tác khám qua loa, cùng với những viên thuốc vô cảm không phải là địachỉ đầu tiên mà người bệnh nghĩ tới khi bị mệt mỏi.Cạo gió trong y học cổ truyền chính thốngThông thường, vị trí chính để cạo gió là hai bên đường dọc cột sống. Đó là hai bên củađường bàng quang kinh, trên đoạn dọc cột sống thắt lưng là vị trí của các huyệt: Phế du,Tâm du, Cách du, Tỳ du, Vị du, Thận du Đại trường du, Khí hải du Tiểu trường du,Phách hộ, Cao hoang, Thần đường, Cách quan… Khi tác động lên hai dãy cơ đó, chính làkích thích lên hàng loạt các hoạt động của hệ thống lục phủ ngũ tạng của cơ thể, giúp cơthể điều hòa lại sự mất quân bình khí huyết âm dương trong cơ thể, nâng cao chính khí,trục đuổi tà khí đang manh nha xâm nhập vào cơ thể.Theo y học cổ truyền, bàng quang kinh chủ trị các chứng sốt lạnh, nghẹt mũi, đau đầu,cứng cổ, đau thắt lưng, và các huyệt tương ứng với từng tạng phủ, có tác dụng lý khí điềuhuyết. Do đó khi cạo gió dọc theo hệ thống kinh bàng quang, cũng là tác động một phầnlên toàn hệ thống cơ thể, có tác dụng bổ chính khí, khu trục tà khí, nhằm tăng cường cáchoạt động chức năng của cơ thể.Ngoài phương pháp cạo gió, thầy thuốc y học cổ truyền còn có thể sử dụng kỹ thuật xoabóp, day, lăn, miết, bấm …hoặc giác hơi, lên vùng lưng trong những trường hợp bệnh lýtương tự cũng đạt hiệu quả như cạo gió.Một số lưu ý khi cạo gió:- Nên cạo gió trong phòng, tránh gió lùa- Không nên sử dụng dầu xoa mà thành phần của nó có tinh dầu bạc hà (menthol), vì đâylà tinh dầu có tính chất bốc hơi nhanh nên gây cảm giác mát lạnh. Khi xoa dầu, ban đầucảm thấy ấm nóng nhưng một lúc sau thì cảm thấy mát và lạnh vùng được xoa dầu.- Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễmtrùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu. Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củgừng được cắt bằng ở đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới,vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.- Không dùng lực tác động mạnh lên vùng cạo gió gây tổn thương da, dễ bị nhiễmkhuẩn.- Chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng. Không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm.- Không nên cạo vùng cơ cổ.- Sau khi cạo gió xong nên giữ ấm cơ thể, tốt nhất ăn thêm một bát cháo hành giải cảm.- Cạo gió thực sự hữu hiệu trong trường hợp cảm mạo thời tiết, nhiễm lạnh , nhức mỏi taychân do làm việc quá độ. Trong trường hợp suy nhược vì một bệnh lý nào đó như đau đầuchóng mặt vì cao huyết áp, viêm xoang,… thì nên đến cơ sở y tế khám để có một chẩnđoán xác định và phương thức điều trị thích hợp. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cạo gió sức khỏe sức khỏe con người chăm sóc sức khỏe kiến thức y học lưu ý khi cạo gióTài liệu liên quan:
-
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 276 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 235 0 0 -
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 196 0 0 -
7 trang 192 0 0
-
4 trang 189 0 0
-
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 186 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 170 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 126 0 0 -
Nhận thức về năng lực thông tin sức khỏe của sinh viên
8 trang 117 0 0 -
4 trang 115 0 0