Danh mục

Những quy tắc quan trọng nhất để quyết định giao dịch

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.71 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ưu tiên thời gian để xây dựng các quy tắc giao dịch không những giúp bạn cân nhắc trước khi ra quyết định giao dịch mà còn giúp cho bạn nhận ra đâu là những giao dịch (trades) có tiềm năng chiến thắng cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những quy tắc quan trọng nhất để quyết định giao dịch Những quy tắc quan trọng nhất để quyết định giao dịch mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua Việc ưu tiên thời gian để xây dựng các quy tắc giao dịch không những giúp bạn cân nhắc trước khi ra quyết định giao dịch mà còn giúp cho bạn nhận ra đâu là những giao dịch (trades) có tiềm năng chiến thắng cao. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn không biết làm thế nào để xây dựng cho mình một danh sách những quy tắc giao dịch (trading)? Tất nhiên điều này phụ thuộc vào tính cách riêng của mỗi một người (trader). Mỗi nhà giao dịch nên xây dựng cho bản thân mình một tập hợp những quy tắc, những tiêu chuẩn riêng để nhận biết được hướng đi của thị trường, quyết định khi nào tham gia thị trường, khi nào không… Dưới đây là 10 quy tắc giao dịch ưu tiên hàng đầu mà thienlongcoi tổng hợp được: Quy tắc 1: Xu hướng giá của đồ thị đang trong một chu kỳ ngắn hay dài hạn? Chúng tôi đã từng chia sẻ quy tắc thứ nhất này với các độc giả trong suốt nhiều năm qua. Nếu tôi xem xét các nến của đồ thị trên frame thời gian là ngày, hàng tuần hay hàng tháng không phù hợp với xu hướng tôi định ra trước đó thì tôi sẽ bỏ qua không giao dịch trong trường hợp này. Vì tôi là một nhà giao dịch theo xu hướng (trend trader) nên xu hướng luôn được tôi xem xét đầu tiên “Trend must be my friend” trước khi quyết định đặt một giao dịch. Quy tắc 2: Vốn của bạn có khả năng chịu đựng rủi ro như thế nào? Để trở thành một trader thành công không những bạn phải có nhiều giao dịch chiến thắng mà bạn còn phải có khả năng sống sót sau nhiều lần giao dịch thua lỗ như tôi đã từng phải đối mặt không ít lần. Nếu khi tôi nhận thấy một giao dịch có tiềm năng chiến thắng, nhưng thị trường lại trong một trạng thái dao động quá mạnh (volatility) thì tôi cũng đành bỏ qua giao dịch đó và thoát khỏi thị trường, bởi vì tiềm năng lợi nhuận so với sự thua lỗ hay thậm chí là bị kêu gọi nạp thêm ký quỹ (margin call) sẽ rất cao. Lấy ví dụ như thị trường dầu hiện nay và cũng cách đây 2 năm. Những thời điểm dao động quá mạnh và chắc chắn là sẽ hình thành những xu hướng lớn cả lên và xuống và dĩ nhiên là xuất hiện cơ hội cho một số người…Tuy nhiên thông thường thì giá dầu thô tăng 75 cents hoặc hơn trong một ngày liên tiếp trong nhiều phiên giao dịch, nhưng mà thị trường dao động quá mạnh đối với khả năng chịu đựng rủi ro của tài khoản. Quy tắc 3: Tỷ lệ thắng thua cho mỗi giao dịch là bao nhiêu? Tôi thường đặt tỷ lệ thắng thua là 3:1 cho một lần giao dịch, ví dụ như khi tôi thua lỗ $1000 thì mục tiêu lợi nhuận của tôi phải là $3000 nếu ít hơn số đó thì không đáng để tôi quyết định một giao dịch. Trên thực tế không phải lúc nào lợi nhuận cũng đạt được tỷ lệ là 3:1, nhưng điểm mấu chốt ở đây là “tiềm năng” để thu lợi nhụân phải lớn hơn 3 lần so với khả năng thua lỗ trên vốn của bạn. Quy tắc 4: Đâu là điểm phá vỡ (break) của một thị trường đi ngang (trading range)? Một trong những giao dịch thú vị của tôi là khi tỷ giá được giao dịch trong một biên độ nhất định giữa giá support và resistance suốt một thời gian dài (càng dài càng tốt). Kiểu giao dịch này còn được gọi là vùng tắc nghẽn (congestion zone), hay trong một vùng nhất định khi giao dịch cứ được thực hiện giữa trên những điểm giá thấp hơn trong quá khứ. Nếu giá phá vỡ một cái biên độ (range - thường là phá vỡ support hoặc resistance) thì lúc đó là thời điểm lý tưởng để tôi nhảy vào cuộc chơi, nếu thị trường tăng (market up) thì tôi mua (go long) nếu thị trường giảm (market down) thì tôi bán (go short). Một phương thức quan trọng để tránh cái bẩy của sự phá vỡ (break) là phải theo sát cái xu hướng mạnh hay yếu của phiên giao dịch tiếp theo. Hãy khoan thực hiện một giao dịch nếu như bạn bỏ lỡ một vài giá vào thị trường thì hãy chờ đợi một phiên giao dịch tếp theo. Quy tắc 5: Đâu là điểm tốt để vào thị trường nếu như tôi nhìn thấy một giao dịch tốt? Những điểm vào thị trường tốt thường là giữa trên giá hỗ trợ hoặc cản. Nếu tôi nhìn thấy có một vị thế mua (long position) tiềm năng lâu dài, Tôi sẽ chờ đợi cho thị trường đẩy giá lên trên mức cản (resistance) thì tôi mới bắt đầu nhảy vào thị trường, và sau khi đặt lệnh giao dịch tôi sẽ thiết lập điểm chẵn lỗ (stoploss) thấp hơn giá hỗ trợ (support) nhưng không quá xa so với giá vào thị trường. Nếu như sau khi vào thị trường xu hướng không xảy ra theo như dự kiến ban đầu mà quay ngược lại tôi lập tức ra khỏi thị trường ngay, và tất nhiên tôi sẽ cảm thấy ít đau khổ hơn. Một cách khác để chọn điểm vào thị trường là bám theo xu hướng (trendfollowing) và chờ đợi thị trường điều chỉnh giảm (pullback) nếu là thị trường lên (up trend), điều chỉnh tăng (correction) nếu là thị trường xuống (down trend). Thị trường không bao giờ chuyển động theo một hướng thẳng lên hoặc xuống liên tục mà luôn có những điểm điều chỉnh giá trong một chu kỳ, đó là những điểm tốt nhất để nhảy vào thị trường. Một kỹ xảo nữa là bạn hãy thử quyết định vào thị trường mà không cần phải chờ cho thị trường điều chỉnh nếu như đó không phải là điểm kết thúc của một xu hướng. Quy tắc 6: Đâu là điểm support hay resistance gần với điểm tôi thiết lập dừng lỗ sau khi tôi vào thị trường? Đây là chiến lược thoát khỏi thị trường của tôi, và cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nghề giao dịch. Tôi có một phương thức đơn giản nhưng rất hiểu quả để thoát khỏi thị trường là: Giữa trên điểm vào thị trường. Tôi đặt lệnh bán bên dưới giá hiện tại của thị trường nếu như tôi đang mua (long) và ngược lại. Dường như tôi biết một cách chính xác mức tiền tôi sẽ thua là bao nhiêu trong một giao dịch. Tôi sẽ không bao giờ giao dịch tiếp nếu như liên tiếp có lệnh thua lỗ và bạn cũng vậy. Và tôi cũng không bao giờ đặt thêm một giao dịch nữa nếu như tôi đang có một vị thế (position) đang thua lỗ và không biết đâu là điểm thoát khỏi thị trừơng. Quy tắc 7: Các yếu tố cơ bản (fundamental ...

Tài liệu được xem nhiều: