Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 6
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 124.51 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuộc tranh đấu của giới đại điền chủ Từng lớp đại điền chủ bổn xứ thành hình nhờ khẩn đất nhiều và đất tốt, nhứt là phần đất có nước ngọt từ Hậu giang dẫn qua nhờ kinh đào. Đặc biệt ở phía sông Cái Bé, một mẫu đất trị giá bằng năm, bảy hoặc mười mẫu ở phía Cái Lớn, nơi nước mặn. Kinh đào biến nhiều vùng thành ra phì nhiêu, dễ sinh sống, nước ngọt mãn năm. Điền chủ vay nợ để khẩn đất. Trong vài năm đầu, nếu gặp gió thuận mưa hòa thì lấy vốn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 6 Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 6Cuộc tranh đấu của giới đại điền chủTừng lớp đại điền chủ bổn xứ thành hình nhờ khẩn đất nhiều và đất tốt, nhứt làphần đất có nước ngọt từ Hậu giang dẫn qua nhờ kinh đào. Đặc biệt ở phía sôngCái Bé, một mẫu đất trị giá bằng năm, bảy hoặc mười mẫu ở phía Cái Lớn, nơinước mặn. Kinh đào biến nhiều vùng thành ra phì nhiêu, dễ sinh sống, nước ngọtmãn năm. Điền chủ vay nợ để khẩn đất. Trong vài năm đầu, nếu gặp gió thuậnmưa hòa thì lấy vốn được. Hễ thấy đất tốt, tá điền ít chịu dời chỗ. Đất tốt dầu thấtmùa vẫn thu hoạch tương đương hoặc cao hơn nơi đất xấu vào những năm trungbình.Trận bão lụt năm Thìn (1904) gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng ở Rạch Giá(bấy lâu, ta chỉ biết rằng thiệt hại to lớn là ở Mỹ Tho, Gò Công mà thôi). Chủ điềnlo ngại vì không kiếm ra tiền để đóng thuế điền. Mặt khác, số vốn khá to mà họđưa cho tá điền vay lại bị mất luôn. Một số tá điền ngang nhiên bỏ đất, dời quavùng khác, trong trường hợp chánh đáng mà điền chủ không có lý lẽ để truy tốđược.Tại Rạch Giá, năm Thìn (1904) xảy ra hai trận bão lớn : 1/5 và 3/11. Năm sau(1905) lại thêm lụt rồi nắng hạn bất ngờ.Trong điền của Gilbert Trần Chánh Chiếu, mức tổn thất đ ược kê khai như sau vớinhà nước :— Đất ruộng ở làng Thạnh Hòa (Tràm Chẹt nhỏ) 1000 mẫu bị ngập suốt hai thángliên tiếp, rồi trận giông ngày 2/11/1904 làm sập nhà cất cho tá điền ở, lẫm lúa bịtốc nóc. Đất khẩn ở phía Hòa Hưng gồm 200 mẫu, hư trọn. Trong hiện tại, cần cấpdưỡng cho 200 tá điền sống lây lất.— Từ bốn năm trước, lúa trong lẫm gom từ 20 tới 25 ngàn giạ lúa, năm 1904 chỉcòn thâu được từ 1000 đến 1500 giạ. Sự lỗ lã ước lượng là 15000 đồng. Xin nhànước cho vay trợ cấp, để tiếp tục khai thác.Đơn kêu nài gởi lên. Chủ tỉnh cho cai tổng tới điều tra, thấy phần đất ở Thạnh Hòacủa Trần Chánh Chiếu trước kia có 125 gia đình tá điền thì nay 42 gia đình đã đàotẩu, còn lại 83 gia đình. Nhà cất cho tá điền ở gồm 93 cái, cộng là 232 căn đã bịsập hết 72 cái, tức là 177 căn. Năm 1904, đất này canh tác 645 mẫu.Riêng về phần đất ở Hòa Hưng gồm 14 người tá điền, còn lại 3, trốn hết 11. Nênnhớ là ở Rạch Giá chỉ làm ruộng mỗi năm một mùa, người cai quản ruộng đất củaông Chiếu trình bày trong đơn : “Thiệt tội nghiệp, trong dân tá điền ai ai cũng đềunghèo khổ, đói khát, rách rưới, ở ruộng thì nhờ ruộng, một năm làm ruộng có mộtlần, trông đợi có bấy nhiêu song chẳng đặng, bây giờ phải đợi qua năm khác, lâukhông biết bao xa mà nói cho cùng”. Và hiện tại, dân chỉ biết hy vọng cấy lúa vánăn đỡ, kiếm chút ít mạ hồi mùa rồi còn sót lại, chặt bớt rễ mạ mà cấy tạm khi nướcgiựt xuống.Một linh mục ở họ đạo Trà Lồng gởi thơ lên chủ tỉnh xin miễn thuế, cho biết : vìđường giao thông khó khăn nên trong điền lúa hạ giá quá thấp dân không bánđược, trong khi những sản phẩm cần thiết thì mua với giá gần gấp đôi ngàythường.Phong trào tranh đấu chống thuế điền nổi lên, khi chủ tỉnh Rạch Giá hăm he truytố vài người chủ điền ra tòa và mặt khác, gởi trát đòi từng người để thúc hối, cảnhcáo. Nhưng chủ tỉnh cho riêng Thống đốc Nam kỳ biết là không thể nào đòi đượcsố thuế điền trong tỉnh còn thiếu lại là trên 135.000 đồng. Lại báo tin rằng điềnchủ lớn đang xúi giục điền chủ nhỏ đừng đóng thuế điền năm 1905 rồi theo đ à ấy,không đóng thuế luôn qua năm 1906.Tòa án Rạch Giá đã xử làm gương hai vị điền chủ thiếu thuế. Lúc đầu, hương chứclàng mời tới công sở, họ không thèm tới gặp. Ra trước tòa, họ tỏ thái độ ngạo mạnhơn. Khi được hỏi tại sao mà không tới gặp hương chức làng, họ nói thẳng là “chỉvì họ không muốn đóng thuế, và chẳng có ai được quyền bắt buộc họ đóng”, nếunhà nước đem phát mãi đất của họ, nhứt định là chẳng ai dám mua (ngụ ý là nếumua thì sẽ bị họ trả thù). Chủ tỉnh Rạch Giá còn đưa ra đề nghị nên chia nhữngtổng có diện tích quá rộng ra làm đôi, để có thêm cai tổng đi thúc thuế. Đồng thời,cương quyết phạt tù kẻ thiếu thuế, đem đất họ ra phát mãi, dán yết thị ở nhữnglàng lân cận để người giàu ở tỉnh khác đến đấu giá.Để đối phó lại, 81 người “điền chủ lớn” ở Rạch Giá đồng ký tên vào đơn, trình chochủ tỉnh để xin tha thuế năm 1905, đứng đầu là hai ông Trần Chánh và HuỳnhThiện Kế (đơn ngày 29/4/1906) với lập luận sắc bén :— Muốn trở thành điền (tức là canh tác) một mẫu đất, phải nuôi tá điền 20 giạ lúavà vài ba đồng bạc là tối thiểu.— Năm rồi (năm Thìn, 1904) chủ điền phải vay bạc của nhà băng Đông Dươngmà nuôi nhân điền (tá điền).— Như hạt Sa Đéc là chỗ điền thổ đã khai mở lâu năm thành khoảnh mà nhà nướccòn chuẩn cho các chủ điền đóng thuế hạng nhứt sụt hạng nhì, hạng nhì sụt hạngba, còn hạng ba thì tha thuế trọn, huống chi l à hạt Rạch Giá là hạt mới khai mởkhông đặng 10 năm, và phần nhiều trong số điền thổ khai phá không đặng 4 nămnay ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 6 Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 6Cuộc tranh đấu của giới đại điền chủTừng lớp đại điền chủ bổn xứ thành hình nhờ khẩn đất nhiều và đất tốt, nhứt làphần đất có nước ngọt từ Hậu giang dẫn qua nhờ kinh đào. Đặc biệt ở phía sôngCái Bé, một mẫu đất trị giá bằng năm, bảy hoặc mười mẫu ở phía Cái Lớn, nơinước mặn. Kinh đào biến nhiều vùng thành ra phì nhiêu, dễ sinh sống, nước ngọtmãn năm. Điền chủ vay nợ để khẩn đất. Trong vài năm đầu, nếu gặp gió thuậnmưa hòa thì lấy vốn được. Hễ thấy đất tốt, tá điền ít chịu dời chỗ. Đất tốt dầu thấtmùa vẫn thu hoạch tương đương hoặc cao hơn nơi đất xấu vào những năm trungbình.Trận bão lụt năm Thìn (1904) gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng ở Rạch Giá(bấy lâu, ta chỉ biết rằng thiệt hại to lớn là ở Mỹ Tho, Gò Công mà thôi). Chủ điềnlo ngại vì không kiếm ra tiền để đóng thuế điền. Mặt khác, số vốn khá to mà họđưa cho tá điền vay lại bị mất luôn. Một số tá điền ngang nhiên bỏ đất, dời quavùng khác, trong trường hợp chánh đáng mà điền chủ không có lý lẽ để truy tốđược.Tại Rạch Giá, năm Thìn (1904) xảy ra hai trận bão lớn : 1/5 và 3/11. Năm sau(1905) lại thêm lụt rồi nắng hạn bất ngờ.Trong điền của Gilbert Trần Chánh Chiếu, mức tổn thất đ ược kê khai như sau vớinhà nước :— Đất ruộng ở làng Thạnh Hòa (Tràm Chẹt nhỏ) 1000 mẫu bị ngập suốt hai thángliên tiếp, rồi trận giông ngày 2/11/1904 làm sập nhà cất cho tá điền ở, lẫm lúa bịtốc nóc. Đất khẩn ở phía Hòa Hưng gồm 200 mẫu, hư trọn. Trong hiện tại, cần cấpdưỡng cho 200 tá điền sống lây lất.— Từ bốn năm trước, lúa trong lẫm gom từ 20 tới 25 ngàn giạ lúa, năm 1904 chỉcòn thâu được từ 1000 đến 1500 giạ. Sự lỗ lã ước lượng là 15000 đồng. Xin nhànước cho vay trợ cấp, để tiếp tục khai thác.Đơn kêu nài gởi lên. Chủ tỉnh cho cai tổng tới điều tra, thấy phần đất ở Thạnh Hòacủa Trần Chánh Chiếu trước kia có 125 gia đình tá điền thì nay 42 gia đình đã đàotẩu, còn lại 83 gia đình. Nhà cất cho tá điền ở gồm 93 cái, cộng là 232 căn đã bịsập hết 72 cái, tức là 177 căn. Năm 1904, đất này canh tác 645 mẫu.Riêng về phần đất ở Hòa Hưng gồm 14 người tá điền, còn lại 3, trốn hết 11. Nênnhớ là ở Rạch Giá chỉ làm ruộng mỗi năm một mùa, người cai quản ruộng đất củaông Chiếu trình bày trong đơn : “Thiệt tội nghiệp, trong dân tá điền ai ai cũng đềunghèo khổ, đói khát, rách rưới, ở ruộng thì nhờ ruộng, một năm làm ruộng có mộtlần, trông đợi có bấy nhiêu song chẳng đặng, bây giờ phải đợi qua năm khác, lâukhông biết bao xa mà nói cho cùng”. Và hiện tại, dân chỉ biết hy vọng cấy lúa vánăn đỡ, kiếm chút ít mạ hồi mùa rồi còn sót lại, chặt bớt rễ mạ mà cấy tạm khi nướcgiựt xuống.Một linh mục ở họ đạo Trà Lồng gởi thơ lên chủ tỉnh xin miễn thuế, cho biết : vìđường giao thông khó khăn nên trong điền lúa hạ giá quá thấp dân không bánđược, trong khi những sản phẩm cần thiết thì mua với giá gần gấp đôi ngàythường.Phong trào tranh đấu chống thuế điền nổi lên, khi chủ tỉnh Rạch Giá hăm he truytố vài người chủ điền ra tòa và mặt khác, gởi trát đòi từng người để thúc hối, cảnhcáo. Nhưng chủ tỉnh cho riêng Thống đốc Nam kỳ biết là không thể nào đòi đượcsố thuế điền trong tỉnh còn thiếu lại là trên 135.000 đồng. Lại báo tin rằng điềnchủ lớn đang xúi giục điền chủ nhỏ đừng đóng thuế điền năm 1905 rồi theo đ à ấy,không đóng thuế luôn qua năm 1906.Tòa án Rạch Giá đã xử làm gương hai vị điền chủ thiếu thuế. Lúc đầu, hương chứclàng mời tới công sở, họ không thèm tới gặp. Ra trước tòa, họ tỏ thái độ ngạo mạnhơn. Khi được hỏi tại sao mà không tới gặp hương chức làng, họ nói thẳng là “chỉvì họ không muốn đóng thuế, và chẳng có ai được quyền bắt buộc họ đóng”, nếunhà nước đem phát mãi đất của họ, nhứt định là chẳng ai dám mua (ngụ ý là nếumua thì sẽ bị họ trả thù). Chủ tỉnh Rạch Giá còn đưa ra đề nghị nên chia nhữngtổng có diện tích quá rộng ra làm đôi, để có thêm cai tổng đi thúc thuế. Đồng thời,cương quyết phạt tù kẻ thiếu thuế, đem đất họ ra phát mãi, dán yết thị ở nhữnglàng lân cận để người giàu ở tỉnh khác đến đấu giá.Để đối phó lại, 81 người “điền chủ lớn” ở Rạch Giá đồng ký tên vào đơn, trình chochủ tỉnh để xin tha thuế năm 1905, đứng đầu là hai ông Trần Chánh và HuỳnhThiện Kế (đơn ngày 29/4/1906) với lập luận sắc bén :— Muốn trở thành điền (tức là canh tác) một mẫu đất, phải nuôi tá điền 20 giạ lúavà vài ba đồng bạc là tối thiểu.— Năm rồi (năm Thìn, 1904) chủ điền phải vay bạc của nhà băng Đông Dươngmà nuôi nhân điền (tá điền).— Như hạt Sa Đéc là chỗ điền thổ đã khai mở lâu năm thành khoảnh mà nhà nướccòn chuẩn cho các chủ điền đóng thuế hạng nhứt sụt hạng nhì, hạng nhì sụt hạngba, còn hạng ba thì tha thuế trọn, huống chi l à hạt Rạch Giá là hạt mới khai mởkhông đặng 10 năm, và phần nhiều trong số điền thổ khai phá không đặng 4 nămnay ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử hành trình khai hoang Việt Nam tài liệu về hành trình khai hoang Việt Nam lịch sử Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 145 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 115 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 95 1 0 -
69 trang 73 0 0
-
82 trang 64 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 60 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 57 0 0 -
11 trang 48 0 0
-
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 45 0 0 -
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 44 0 0